Tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám vào đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí

Tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám vào đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm

  • 1 Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.
  • 2 Bạn cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật? Tại sao?
  • 3 Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện.
  • 4 Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
  • 5 Hãy so sánh tính chất : màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.
  • 6 Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện? Trong đó loại nào dùng năng lượng điện để: thắp sáng, đốt nóng, chạy máy?
  • 7 Em hãy mô tả những thí nghiệm chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn những biện pháp: nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch.
  • 8 Kể tên, nêu công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
  • 9 Hỗn hợp là gì? Nêu cách tạo ra một hỗn họp? Kể tên một số hỗn hợp mà em biết?
  • 10 Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?

Mạng xã hội

Tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám vào đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí
Tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám vào đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí
Tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám vào đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí

Bụi bám vào cánh quạt là hiện tượng phổ biến và quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao cánh quạt khi quay bụi thường bám trên cánh không? mặc dù được sử dụng trong không gian kín ít bụi bẩn. Đây cũng là một trong những chủ đề khá thú vị liên quan đến kiến thức vật lý hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tại sao cánh quạt khi quay bụi thường bám trên cánh?

Tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám vào đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí

Trong bất kể môi trường nào cũng tồn tại các hạt bụi bay lơ lửng, tùy từng kích thước của chúng mà ta có thể nhìn thấy hoặc không thấy. Chúng có nhiều trong các khu vực sản xuất công nghiệp, đây là bụi công nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như bụi gỗ, bụi xi măng,… Ngoài ra bụi còn có nhiều trên đường phố, công viên, khu vui chơi hoạt động ngoài trời,… Và kể cả trong gia đình bạn, các hạt bụi cũng tồn tại và bay xung quanh chúng ta.

Khi sử dụng quạt sau một thời gian ta sẽ thấy tình trạng bị bám bụi ở các bộ phận khác nhau như lồng quạt, cánh, motor, trục,… nhưng thông thường cánh là nơi nhanh bị bụi bám nhất. Giải thích cho hiện tượng bụi bám trên cánh quạt đó chính là vì khi quay cánh tác động vào không khí tạo ra ma sát từ đó chúng bị nhiễm điện. Do bị nhiễm điện nên cánh sẽ phát sinh lực hút các hạt bụi ở quanh nó có trong không khí.

Vậy phần nào của cánh quạt bám nhiều bụi nhất? Câu trả lời đó chính là phần mép bởi mép cánh chém trực tiếp vào không khí nên sẽ bị nhiễm điện nhiều nhất và lực hút mạnh nhất. Vì vậy mép cánh sẽ bám bụi dày nhất và tùy theo mật độ bụi bẩn trong môi trường mà có thể bám nhiều hay ít.

Những tác tại khi bụi bám vào cánh quạt

Việc cánh bị bám bụi sẽ dẫn tới nhiều tác hại đến khả năng hoạt động của quạt cũng như sức khỏe của chúng ta, cụ thể như:

Giảm chức năng làm mát

Với việc bụi bám dày đặc trên cánh có tác động không nhỏ tới khả năng quay của cánh, gây áp lực lên motor. Điều này dẫn đến việc giảm chức năng làm mát sau một thời gian sử dụng lâu dần có thể dẫn tới chập cháy động cơ giảm độ bền của quạt.

Xem ngay những nguyên nhân khiến motor quạt bị nóng

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Bụi bẩn là tác nhân gây ra các bệnh về hô hấp, chính vì vậy cánh quạt bám bụi sẽ ảnh hưởng đến 1 phần không nhỏ tới sức khỏe của chúng ta nhất là với trẻ nhỏ.

Khắc phục tình trạng bụi bám vào cánh

Tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám vào đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí

Việc đơn giản để khắc phục tình trạng này đó chính là cần vệ sinh cánh thường xuyên, định kỳ tùy theo tình trạng bám bụi ở mỗi môi trường khác nhau. Không chỉ cánh, bạn cần bảo dưỡng vệ sinh cả các bộ phận khác như lồng quạt, trục quay, các bộ phận bên ngoài,… giúp cho quạt hoạt động mạnh mẽ, an toàn và bền lâu hơn.

Chắc chắn rằng qua những thông tin trong bài viết này bạn đã hiểu được vì sao cánh quạt điện thường bám bụi nhiều nhất và khi gặp phải tình trạng này bạn có thể tự giải quyết một cách an toàn để đảm bảo năng suất cũng như độ bền cho chiếc quạt của mình nhé!

Tìm hiểu thêm một số thông số của quạt điện:

  • Tốc độ gió là gì? Cách tính tốc độ gió
  • Cách tính hiệu suất quạt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 49 SGK Vật Lý 7): Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

Lời giải:

Khi chải, lược nhựa cọ xát với tóc khô nên cả hai đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút, kéo thẳng ra.

Bài C2 (trang 49 SGK Vật Lý 7): Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?

Lời giải:

Vì mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút được bụi do đó khi thổi bụi trên nó sẽ bay đi, cánh quạt khi quay đặt biệt là mép quạt cọ xát nhiều với không khí nên nhiễm điện và ở vùng đó có khả năng hút bụi trong không khí bám vào ngày càng nhiều.

Bài C3 (trang 49 SGK Vật Lý 7): Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?

Lời giải:

Dùng khăn lau bụi ở gương soi, màn hình ti vi khô gây nên sự co xát làm cho chúng nhiễm điện ⇒ chúng hút bụi vải bám vào nhiều hơn.

Ghi chú: Muốn cho gương soi, màn hình ti vi sạch bụi được lâu ta nên lau bằng giấy báo ẩm, vì lau như vậy có thể không làm cho mặt gương hay màn hình ti vi nhiễm điện.