Tại sao chúng ta phải trở thành người tốt

  • Một cậu bé hỏi bố nó rằng sao bố cứ muốn con phải học hỏi để trở thành người tốt? Tại sao phải rèn luyện để có những đức tính tốt đẹp? Làm như vậy thì khó lắm. Người bố trả lời rằng con có muốn trở thành một người thành công không? Cậu bé trả lời rằng nó có muốn trở thành thành công.

    Tại sao chúng ta phải trở thành người tốt

    Rồi người bố lại hỏi rằng khi con trở nên thành công thì con muốn thuê ai làm việc cho mình? Liệu có muốn thuê một người xấu tính? Gian dối? Tham lam? Lười biếng? Ích kỷ? Làm việc không cẩn thận? Không biết làm việc?... Nó bảo rằng nó không muốn thuê người lười làm việc vì thuê người như thế thì tốn tiền công mà lại không thu được lợi nhuận. Nó cũng bảo sẽ không thuê người tham lam vì người như vậy sẽ dễ lấy trộm của cải của nó, và ghen tỵ với thành công của nó. Rồi nó cũng không thuê người gian dối vì nó sợ người gian dối sẽ lừa nó. Nó cũng không muốn thuê người ích kỷ vì người đó sẽ không muốn làm việc mà chỉ muốn lĩnh lương. Rồi nó cũng không muốn thuê người không có trình độ vì không có khả năng làm việc... Và cậu bé kết luận rằng nếu mình là ông chủ cậu sẽ chỉ thuê người tốt là những người chăm chỉ, tiết kiệm, chủ động, cẩn thận, nhiệt tình, ham học,... Người bố khen con thông minh rồi lại hỏi tiếp. Nhưng con đã thành công đâu? Nếu chưa thành công thì con đâu thành ông chủ được? Con phải đi làm thuê cho một ông chủ nào đó. Khi đó con muốn làm thuê cho ông chủ là người xấu không? Một ông chủ tham lam, ích kỷ, lười biếng, cẩu thả, gian dối,...? Cậu bé nói, ồ với một ông chủ tham lam thì họ sẽ bắt mình làm việc quá sức mà lại có khi quỵt lương. Một ông chủ lười biếng sẽ không biết cách làm ăn, cũng không dành thời gian để chỉ dạy cho mình và người làm khác thì làm sao có kết quả tốt. Một ông chủ ích kỷ thì ông ta chỉ nghĩ đến lợi ích cho riêng mình dù có thuê mình ông ta sẽ chỉ muốn thu lợi, và nếu ông chủ đó có phải phục vụ khách hàng chắc cũng không muốn phục vụ tốt thì làm sao kiếm được thu nhập. Một ông chủ cẩu thả thì làm sao mà đem đến khách hàng sản phẩm hay dịch vụ tốt. Một ông chủ gian dối thì mình chắc sẽ bị ông ấy lừa... Và cậu kết luận rằng cậu không muốn làm việc cho ông chủ xấu. Người bố lại nói, vậy con không muốn làm việc cho người xấu, và cũng không muốn thuê người xấu về làm việc cho mình mà con muốn làm việc cho người tốt, và muốn thuê người tốt làm việc cho mình, vậy có ai không nghĩ như vậy không?

    Cậu bé suy nghĩ hồi lâu rồi nói, con còn bé mà nghĩ như vậy chắc người lớn họ đều muốn làm cho người tốt hoặc thuê người tốt cả bố ạ. Con hiểu ra rồi. Nếu con không trở thành người tốt thì khi con muốn đi làm cũng không có ai muốn thuê con làm việc cho họ. Mà giả sử con có thành công rồi người ta cũng không muốn làm việc cho con.


    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster

    Các chủ đề tương tự:

    •   Đăng bởi: Bich Ngoc Le Thi, 25/5/2022 , in forum: Các vấn đề giáo dục khác

    •   Đăng bởi: diegohoang, 20/2/2021 , in forum: Các vấn đề giáo dục khác

    •   Đăng bởi: traothao1290, 26/6/2020 , in forum: Các vấn đề giáo dục khác

    •   Đăng bởi: methaonguyen177284, 5/7/2016 , in forum: Các vấn đề giáo dục khác

    •   Đăng bởi: JessiNgo, 9/12/2015 , in forum: Các vấn đề giáo dục khác

    Sửa lần cuối: 27/9/2016

  • Câu hỏi

    Trả lời

    Nếu bạn hỏi hầu hết mọi người điều mà bạn phải làm để lên thiên đàng (giả sử họ tin vào thiên đàng hay thế giới bên kia), phản ứng áp đảo sẽ là một hình thức "trở thành một người tốt". Hầu hết, nếu không phải tất cả, tôn giáo và triết lý thế gian dựa trên đạo đức. Cho dù đó là Hồi giáo, Do Thái giáo, hay chủ nghĩa nhân văn thế tục thì việc giảng dạy phổ biến để được lên thiên đàng là vấn đề trở thành một người tốt theo Mười Điều Răn hay giới luật của Kinh Cô-ran hoặc Luật Vàng. Nhưng đây có phải là điều Cơ Đốc giáo dạy? Cơ Đốc giáo có phải là một trong nhiều tôn giáo trên thế giới dạy rằng trở thành một người tốt thì sẽ đưa chúng ta lên thiên đàng? Hãy xem Ma-thi-ơ 19:16–26 để biết một số câu trả lời, nó là câu chuyện của người trai trẻ giàu có. Điều đầu tiên chúng ta lưu ý trong câu chuyện này là người trai trẻ giàu có đang đặt ra câu hỏi đúng: "Tôi phải làm việc lành gì để có được sự sống đời đời?" Khi đặt câu hỏi, anh thừa nhận thực tế là, bất chấp tất cả những nỗ lực của anh cho đến nay thì vẫn còn thiếu điều gì đó và anh ta muốn biết điều gì khác phải được thực hiện để có được sự sống đời đời. Tuy nhiên, mặc dù đang hỏi đúng câu hỏi nhưng anh ta lại đang hỏi nó từ một thế giới quan không đúng đó là công đức ("Tôi phải làm việc lành gì ..."). Anh ta đã thất bại trong việc nắm bắt ý nghĩa thực sự của Luật pháp, như Chúa Giê-xu sẽ chỉ ra cho anh ta, là điều mà phục vụ như là một gia sư cho đến thời điểm của Đấng Christ (Ga-la-ti 3:24). Điều thứ hai cần lưu ý là sự đáp ứng của Chúa Giê-xu đối với câu hỏi của anh ta. Chúa Giê-xu hỏi lại một câu hỏi: tại sao anh ta lại hỏi về điều gì là tốt lành? Nói cách khác, Chúa Giê-xu đang cố gắng tiến đến trọng tâm của vấn đề, cụ thể là, không ai tốt lành và cũng không ai làm lành ngoại trừ Đức Chúa Trời. Như đã nói ở trên, người trai trẻ đang nghĩ đến một tiền đề sai là anh ta có thể làm điều đó tốt để tìm được đường vào thiên đàng. Để đưa ra quan điểm của Ngài, Chúa Giê-xu phán rằng, nếu anh ta muốn sự sống đời đời thì anh ta nên tuân giữ các điều răn. Khi nói điều này, Chúa Giê-xu không tán thành sự công bình dựa trên việc làm. Thay vào đó, Chúa Giê-xu đang thách thức những giả thuyết của chàng trai trẻ bằng cách chỉ cho anh ta biết về sự hiểu biết nông cạn của con người về Luật pháp và khả năng của con người. Phản ứng của người trai trẻ này đáng gây chú ý. Khi nói về việc giữ các điều răn thì anh ta hỏi Chúa Giê-xu, "Những điều răn gì?" thì Chúa Giê-xu tiếp tục nhẹ nhàng chỉ cho anh ta thấy sai lầm của những giả thuyết của anh ta bằng cách đưa ra bảng Luật pháp thứ hai, tức là các điều răn đề cập đến các mối quan hệ của chúng ta với người khác. Bạn gần như có thể cảm nhận được sự thất vọng trong phản ứng của người trai trẻ khi anh ta nói với Chúa Giê-xu rằng mình đã giữ tất cả những điều răn này từ khi còn trẻ. Hai điều cho thấy ở đây là: thứ nhất, sự trớ trêu trong phản ứng của chàng trai trẻ. Khi nói rằng mình đã giữ tất cả những điều răn đó từ khi còn trẻ thì anh ta đã vi phạm điều răn về làm chứng dối. Nếu anh ta thực sự thành thật thì anh ta sẽ phải nói rằng anh ta đã cố gắng tuân giữ các điều răn nhưng anh ta thất bại hàng ngày. Anh ta có sự hiểu biết nông cạn về Luật pháp và một ý kiến thổi phồng về khả năng của anh ta. Thứ hai, anh ta vẫn biết rằng anh ta không đủ tốt nên anh ta hỏi Chúa Giê-xu, "Tôi vẫn còn thiếu điều gì?" Giờ đây, Chúa Giê-xu đương đầu với sự tự công bình của người trai trẻ. Ngài nói với anh ta rằng, nếu anh ta mong muốn được hoàn hảo (tức là, trọn vẹn), anh ta phải bán tất cả những gì anh ta có và đi theo Ngài. Chúa Giê-xu đã hoàn toàn chẩn đoán được "sự thiếu thốn" của người trai trẻ — đó là sự gắn bó với sự giàu có của anh ta. Sự giàu có lớn lao của con người đã trở thành một thần tượng trong cuộc đời anh ta. Anh ta khẳng định rằng mình đã giữ tất cả các điều răn, nhưng trong thực tế, anh ta thậm chí không thể giữ được điều răn đầu tiên đó là không có vị thần nào khác hơn Chúa! Người trai trẻ quay lưng lại với Chúa Giê-xu và bỏ đi. Vị thần của anh ta là sự giàu có của anh ta, là điều mà anh ta đã chọn hơn Chúa Giê-xu. Bây giờ Chúa Giê-xu quay sang các môn đồ của Ngài để dạy cho họ một nguyên tắc: "Ta bảo các con, lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời" (Ma-thi-ơ 19:24). Điều này gây sốc cho các môn đồ, là người giữ quan niệm phổ biến rằng giàu có là một dấu hiệu của phước lành của Chúa. Nhưng Chúa Giê-xu chỉ ra trở ngại mà những người giàu có thường có khuynh hướng là tự cung tự cấp. Các môn đồ hỏi: "Ai có thể được cứu?" Chúa Giê-xu trả lời bằng cách nhắc nhở các môn đồ rằng sự cứu rỗi là của Đức Chúa Trời: "Loài người không thể làm được điều nầy, nhưng Đức Chúa Trời làm được mọi sự" (19:26).

    Ai có thể được cứu? Nếu chỉ còn lại con người thì không ai! Tại sao làm một người tốt thì không đủ để đưa bạn vào thiên đàng? Bởi vì không ai là một người "tốt" (Thi-thiên 14:3; Truyền Đạo 7:20; Rô-ma 3:12). Chỉ có một người tốt, đó là chính Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói rằng tất cả đều đã phạm tội và sa ngã thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:23). Kinh Thánh cũng nói rằng tiền công của tội lỗi của chúng ta là sự chết (Rô-ma 6:23a). May mắn thay, Đức Chúa Trời đã không chờ đợi cho đến khi chúng ta bằng cách nào đó học được làm "người tốt"; trong khi chúng ta đang ở trong tình trạng tội lỗi của mình thì Đấng Christ đã chết vì người không công bình (Rô-ma 5:8).

    Sự cứu rỗi không dựa trên lòng tốt của chúng ta mà là dựa trên lòng tốt của Chúa Giê-xu. Nếu chúng ta xưng nhận bằng miệng mình rằng Chúa Giê-xu là Chúa, và tin trong lòng mình rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì chúng ta sẽ được cứu (Rô-ma 10:9). Sự cứu rỗi này trong Đấng Christ là một món quà quý giá và giống như tất cả những món quà thật, nó không kiếm được (Rô-ma 6:23b; Ê-phê-sô 2:8–9). Sứ điệp của phúc âm là chúng ta không bao giờ có thể đủ tốt để lên thiên đàng. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta là những tội nhân thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và chúng ta phải tuân theo mạng lệnh để ăn năn tội lỗi của chúng ta và đặt niềm tin của chúng ta vào Chúa Giê-xu Christ. Chỉ một mình Đấng Christ là đủ tốt để kiếm để được vào thiên đàng, và Ngài ban sự công bình của Ngài cho những người tin vào danh Ngài (Rô-ma 1:17).

    English


    Trở lại trang chủ tiếng Việt

    Tại sao làm một người tốt thì không đủ để bạn được vào thiên đàng?