Tại sao có loài rồng

Chủ Nhật, 07:43, 22/01/2012 Các nhà điêu khắc, họa sĩ vẽ, chạm trổ, đắp, gò, đan, thêu, tết… tạo nên con Rồng rất đẹp, dáng vẻ kỳ diệu, dũng mãnh, oai nghiêm; thường được đặt trên nóc đình, chùa, miếu, lăng…và trong nơi thờ cúng.

Các nước trên thế giới đều dùng Dương lịch. Riêng Việt Nam, Trung Quốc dùng song song cả Dương lịch và Âm lịch. Dương lịch tính theo hệ Mặt Trời. Âm lịch tính theo hệ Mặt Trăng. 

Tại sao có loài rồng

Theo Âm lịch, 1 năm có 12 tháng, 1 tháng có 30 ngày. Tháng thiếu chỉ có 29 ngày. Tháng nào cũng cứ đến ngày 15 là trăng tròn. Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận (thừa 1 tháng). Người ta lấy thập can và thập nhị chi để tính ngày, tháng, năm.

Người ta qui định cứ 60 năm là 1 giáp. Thập can là Giáp, Ất, Bính Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý; Thập nhị là Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn).

Trong 12 con vật được lấy làm biểu tượng kể trên, có 11 con có thật, mọi người vẫn thấy. Chỉ con Rồng, có người nói là không có thật, là tưởng tượng, có người lại bảo là có thật. Người ta cho là có con Rồng thì mới có tên. 

Từ xưa đến nay, ở nước ta chưa ai nhìn thấy con Rồng. Chuyện có hay không có Rồng vẫn là chuyện tranh cãi.

Từ xa xưa đến nay, các nhà điêu khắc, họa sĩ vẽ, chạm trổ, đắp, gò, đan, thêu, tết… tạo nên con Rồng rất đẹp, dáng vẻ kỳ diệu, dũng mãnh, oai nghiêm được đặt trên nóc đình, chùa, miếu, lăng…và trong nơi thờ cúng.

Người ta còn tạo ra Rồng uốn khúc, vươn cao, bốn chân có móng sắc bám vững chắc, dáng vẻ uy nghi, vừa có hình dáng diệu kỳ, vừa có phép mầu mầu nhiệm.

Rồng được mọi người, mọi tầng lớp tôn quí, sùng kính, tôn vinh, trở thành truyền thuyết, 

- Đức Thích Ca Mâu Ni, ông tổ Nhà Phật, khi sinh ra có Tòa sen đỗ và có 2 con Rồng ở trên trời bay xuống, phun nước tắm cho Ngài.

- Người Việt Nam luôn tự hào là con Rồng, cháu Tiên, vì Lạc Long Quân (chồng) là dòng dõi Rồng; bà Âu Cơ (vợ) là dòng dõi Tiên.

- Thời Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành làm vua, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Lý Công Uẩn lên ngôi vua, ông cho dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Theo truyền thuyết, đến Đại La, Nhà vua thấy có Rồng bay lên nên vua bỏ tên cũ và đặt tên thủ đô là Thăng Long – Rồng bay lên.

- Ngai vàng của vua được đúc bằng vàng nặng độ 2 tạ, hai tay ngai, đúc 2 con Rồng nên gọi là Ngai Rồng. Nhà vua ra thiết Triều đội mũ có 2 con Rồng ngậm viên ngọc châu, một vật quí giá. Trên áo nhà vua mặc có thêu hình Rồng nên được gọi là Long Bào. Giường nằm của vua có trạm trổ hính dáng Rồng, nên gọi là Long Sàng. Mặt vua được gọi là mặt Rồng …

- Đầu Rồng, chỉ được trạm ở cửa võng, câu đầu của đình.

- Chuông ở các đình, chùa và ở Ngọ Môn (Huế) được đúc hình Rồng ở trên để treo chuông.

- Bát hương (bát nhang) để thờ ở các đình, chùa, miếu… và gia đình thờ tổ tiên, đều có vẽ Rồng. Bát hương quí là bát hương vẽ Rồng có 5 ngón (ngũ trảo) và có dáng hình đẹp, được cho là bát hương loại quí giá.

- Đất Long chầu là đất phát, ở hay sử dụng đất này sẽ phát đạt mọi mặt, được mọi thứ giá trị, đời sống sung sướng, hạnh phúc. Mồ mả cụ kị, ông bà, cha mẹ để vào khu đất có Long chầu, con cháu sẽ làm công hầu khanh tướng...

- Nhà Hồ đã cho in tiền giấy sớm nhất thế giới, tờ có mệnh giá 1 quan, có hình vẽ con Rồng, 5 tiền vẽ con Lân, 2 tiền vẽ con Quy (rùa), 1 tiền vẽ con Phượng.     

- Ngày xưa, người ta tặng nhau bức trướng có thêu 4 chữ: Long Trạc Vân Tân (Rồng gặp mây) khi bạn bè, người thân được thăng quan, tiến chức.

- Trong Dinh Độc Lập ở Sài Gòn trước đây, có đặt cái ghế của Tổng thống ngồi, có 2 tay vịn đều khắc đầu Rồng nên gọi là Phủ đầu Rồng.   

Rồng là con vật đẹp diệu kỳ, kỳ vỹ, hoành tráng, uy nghi, biểu tượng cho những sự đẹp đẽ, hy vọng nhất. Nên Rồng đều được đặt, được ngự ở những nơi có thế, những vật dùng  trang trọng nhất./. 

Loài rồng đến nay được biết đến như sản phầm từ trí tưởng tượng của con người. Chúng được người hiện đại xem như không có thật vì cấu tạo sinh học kỳ lạ và sức mạnh phi thường. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học khẳng định điều ngược lại.

Rồng trong tưởng tượng của con người

Tại sao có loài rồng

Con người luôn nghĩ rằng rồng là một loài vật vượt ngoài lẽ tự nhiên

Rồng là một loài vật xuất hiện thường xuyên trong truyện kể và thần thoại Đông – Tây. Có một điểm chung trong miêu tả loài rồng của cả Đông và Tây đó là chúng có sức mạnh và khả năng phi thường, là một loài linh vật tối cao biểu thị cho quyền lực và sức mạnh. Châu Á coi rồng là loài vật thiêng nhưng Châu Âu lại khiếp sợ và căm ghét chúng vì tính hung dữ và phá hoại.

Đó là lý do tại sao phương Tây lại có quá nhiều tranh vẽ hiệp sĩ giết rồng đến vậy. Trong đó có những hiệp sĩ thực sự đã sống trong thời đại của mình. Nổi tiếng nhất là câu chuyện của hiệp sĩ St George.

Tại sao có loài rồng

Hiệp sĩ St George giết rồng

Khẳng định sự tồn tại của rồng

Các nhà nghiên cứu và học giả phương Tây đã khẳng định sự tồn tại của Rồng trong lịch sử nhân loại. Trên kênh truyền hình khám phá Discovery đã có một chương trình nói về sự sống của loài rồng nguyên thủy: “Dragons: A Fantasy made real. - Rồng: Từ truyền thuyết đến hiện thực.”

Tập 1


Tập 2


Khi xem hai tập phim này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc và lịch sử tồn tại của loài rồng tiền sử. Và tại sao bây giờ chúng không còn tồn tại nữa.

Rồng Châu Á có hình dáng khác với rồng Châu Âu vì chúng thuộc một chi khác thuộc họ rồng nước có thân mình thuôn dài uyển chuyển.

Nguồn gốc loài rồng

Tại sao có loài rồng

Rồng xuất hiện từ Kỉ Phấn trắng, cùng thời với khủng long và bò sát.

Rồng có đặc điểm của khủng long và có đôi cánh của loài thằn lằn sấm (một loài khủng long biết bay). Tuy nhiên với kích thước cơ thể, đôi cánh đó trở nên vô ích. Về sau khi sống gần núi lửa và ăn khoáng chất chứa nhiều khí Metan đã giúp cho cơ thể và đôi cánh trở nên nhẹ nhàng nên rồng bắt đầu bay được.

Còn về khả năng phun lửa khó tin? Thật ra trong cơ thể loài rồng có tích tụ khí Hidro cùng với việc ăn khoáng chất Metan, khi phun lượng khí ấy ra với áp suất lớn sẽ phản ứng với oxi và tạo ra lửa.

Cấu tạo của loài Rồng

Tại sao có loài rồng

Loài rồng xuất hiện sớm nhất trong Kỷ Phấn trắng

Tại sao có loài rồng

Cấu trúc xương của loài rồng

Lý giải về sự tồn tại của Rồng

Tại sao có loài rồng

Thuyền của người Viking có đầu rồng. Họ tin rằng làm thế rồng sẽ không quấy nhiễu hải trình của mình.

Có một câu hỏi đặt ra là: “Nếu rồng không có thực, tại sao trong các nền văn minh lâu đời trên Trái Đất đều có hình vẽ mô tả chúng với những đặc điểm rất giống nhau?”

Rồng  đã từng tồn tại và thống trị trong một thời gian dài, chúng trở thành nỗi khiếp sợ cho con người từ đó cũng chính là nguyên nhân con người muốn triệt hạ rồng bằng mọi cách. Tộc Viking nổi tiếng căm ghét và thiện chiến nhất khi tiêu diệt rồng. Hẳn bạn đã biết đến họ qua bộ phim hoạt hình nổi tiếng "Bí kíp luyện rồng".

Tại sao có loài rồng

Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử ­còn sót lại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến.

Rồng là loài vật bình thường với khả năng bay lượn và phun lửa. Khả năng phun lửa của chúng là có hạn, không như trong phim ảnh, vì chúng tích tụ khí metan và hidro trong khí quản và sử dụng cho đến khi hết mới nạp lại một lượng khí mới.

Con người đã tô vẽ cho chúng quá nhiều, cuối cùng biến chúng thành một truyền thuyết phi thực.

Hiện vật và sự xuất hiện bí ẩn của rồng

Tại sao có loài rồng

Hình ảnh cắt ra từ clip quay được sự xuất hiện của rồng trên bầu trời Truro, Anh, gây kinh ngạc cho đến nay.

Tại sao có loài rồng

Hiện vật về một con rồng được tìm thấy ở huyện tự trị dân tộc Miêu Quan Lĩnh, thuộc thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu vào năm 1996, cho đến nay vẫn giữ được dáng hình nguyên vẹn với tổng cộng 7,6 mét chiều dài, trong đó đầu dài 76 cm, cổ dài 54 cm, thân dài 2,7 mét và rộng 68 cm, khúc đuôi còn lại chiếm 3,7 mét.

Trên thế giới, có rất nhiều loài rồng khác nhau. Nhưng có vẻ loài hung bạo nhất chính là rồng Châu Âu. Chúng thường sống trên các đồi núi của Hungary.

Bây giờ, loài rồng xanh Hungary đã tuyệt chủng.

Các chiến binh Châu Âu xưa đã săn lùng rồng ráo riết và gây ra tình trạng tuyệt chủng vĩnh viễn. Chỉ còn 1 số ít hiện vật được lưu giữ tại trạm nghiên cứu rồng ở Hungary do Bộ Pháp Thuật Quốc Tế chỉ định.

Rồng chỉ là một loài sinh vật bình thường, một loài khủng long từng tồn tại trên Trái Đất. Nhưng nếu bạn muốn nghĩ rằng chúng là truyền thuyết thì bạn vẫn đúng. Vì chúng là một loài sinh vật đáng kinh ngạc!