Tại sao có mưa bong bóng

Tại sao mưa bong bóng thường kéo dài?

Mưa do nhiều nguyên nhân gây ra, trong những trận mưa mà không có gió, các giọt nước từ trên cao rơi xuống tạo ra một lực va chạm rất lớn. Trong trường hợp bề mặt va chạm là một vũng nước, sau khi hạt mưa rơi xuống thì ngay tại chỗ tiếp xúc sẽ tạo nên một áp lực thấp hơn áp lực hơi bão hòa của nước, đó là cơ sở của việc hình thành nên các bong bóng.

Hiện tượng “bong bóng” thường thấy ở những cơn mưa dai dẳng. Nhưng trong trường hợp mưa kèm theo gió thì các giọt mưa sẽ bị gió cuốn mang đi, lực va chạm khi đó sẽ giảm nhiều và không đồng đều so với trường hợp ở trên đã nêu, nên không thấy xuất hiện bong bóng chỗ giọt nước mưa rơi xuống.

Hiện tượng mưa dai dẳng xảy ra còn liên quan đến sự hình thành vùng áp thấp ở trên cao cố định hoặc ít di chuyển, hay do dải hội tụ nhiệt đới - vùng gặp gỡ giữa hai luồng gió (giữa tín phong Bắc bán cầu và tín phong Nam bán cầu khi dải hội tụ ở gần xích đạo hoặc giữa tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa hạ khi dải hội tụ đã lên tới những vĩ độ cao hơn). Vì thế, một khi vùng áp thấp hoặc dải hội tụ đứng yên một chỗ vài ba ngày hay lâu hơn nữa, thì nơi có sự hiện diện của vùng áp thấp hay dải hội tụ đó sẽ xảy ra hiện tượng mưa bong bóng (mưa không có gió và thời gian mưa kéo dài).

Tại sao có mưa bong bóng

Sấm sét

Mưa đá là gì? Nguyên nhân hình thành mưa đá

Mưa đá là hiện tượng hạt nước đông kết thành băng rơi từ khí quyển xuống tới mặt đất cùng với nước mưa hoặc không kèm với nước mưa (trường hợp này gọi là mưa đá khô). Mưa đá thường có dông tố đi kèm theo, mưa rào và đi qua một số vùng nhất định.

Ở nước ta, mưa đá xảy ra trong hai trường hợp: Khi lưỡi cao lạnh tràn về hoặc khi có sự đối lưu nhiệt mạnh mẽ. Vì thế, mưa đá thường xảy ra nhiều nhất vào các tháng chuyển tiếp từ mùa này sang mùa khác, tức là vào các tháng 3 - 4 và các tháng 10 - 11 là do trong các thời kỳ này có sự bất ổn định và không đồng nhất lớn xảy ra giữa bề mặt đệm với các khối không khí đi đến. Song cũng có những trường hợp mưa đá rơi vào tháng 6 – 7, khi có sự phát triển đối lưu mạnh mẽ của các luồng không khí. Đó là nguyên nhân sinh ra các trận mưa đá.

Còn quá trình hình thành nên hạt mưa đá phụ thuộc vào nhiệt độ của các hạt nước làm cho tốc độ đóng băng của nó tăng nhanh. Thông thường nước đóng băng lại từ nhiệt độ 0oC và thấp hơn, hạt mưa đá thường xuất hiện ở các độ cao cách mặt đất trên 5km, nơi mà nhiệt độ ngay về mùa hè cũng thấp hơn 0oC.

Khi mới hình thành, hạt mưa đá còn nhỏ và nó sẽ tiếp tục to thêm bằng hai cách: Thứ nhất là nó sẽ tự lớn lên khi hơi nước xung quanh tiếp tục ngưng tụ trên nó; thứ hai là nó lớn lên bằng cách kết hợp với những hạt mưa đá khác.

Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng: Muốn hình thành một trận mưa đá lớn cần phải có những dòng không khí đi lên rất mạnh (muốn giữ được trong không khí một hạt mưa có đường kính 1cm cần phải có một dòng thăng thẳng đứng với tốc độ 10m/s, còn muốn giữ hạt mưa đá có đường kính 5cm thì tốc độ dòng thăng phải bằng 20m/s…Khi dòng thăng trong không khí yếu đi, tốc độ đi lên giảm không đủ sức mang trọng lượng các hạt nước đá thì các hạt nước đá sẽ rơi xuống gây nên mưa đá. Bề dày của các đám mây cho mưa đá rất lớn, thường vượt quá 10km.

Hạt mưa đá thường chỉ bằng hạt bắp, trái táo, quả trứng, đôi khi đạt đến 2 - 3kg một hạt, cá biệt có khi đến 5kg một hạt.

Vì sao không có mây đen mà vẫn có mưa?

Bình thường thì trước khi mưa, ta thấy mây đen che kín bầu trời rồi mới bắt đầu mưa. Nhưng nhiều khi không có mây đen (mây gây mưa) mà vẫn có mưa rơi xuống. Trường hợp này rất ít khi xảy ra và mưa thì cũng chỉ lác đác, lâm thâm và phạm vi mưa rất hẹp.

Nguyên nhân gây ra mưa trong trường hợp này là do hơi nước bốc lên từ bề mặt Trái Đất lên các tầng cao trong khí quyển. Càng lên cao thì càng lạnh, nên hơi nước ngưng tụ lại thành những hạt nước hay những hạt băng rồi rơi ngay xuống mặt đất. Sở dĩ như vậy là do: Một là, lượng hơi nước ít nên không thể tạo thành đám mây lớn và di chuyển trên bầu trời; hai là, sau khi ngưng kết lại thành hạt nước hoặc hạt băng thì rơi ngay xuống đất, vì không có gió để mang các hạt mưa đi và không có những dòng thăng thẳng đứng đủ mạnh để giữ các hạt nước trong không khí. Cho nên có những hạt mưa rơi mà trên bầu trời không có mây đen là vì vậy.

Dông, chớp, sét và sấm

Có lẽ không có hiện tượng nào dữ dội hơn các cơn dông. Khi những tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm vang rền liên hồi, gió thổi dữ dội và mưa rơi như trút, hiện tượng này gây cho ta một ấn tượng đặc biệt sâu sắc.

Dông là hiện tượng phóng điện trong khí quyển ở dưới dạng tia chớp có kèm theo sấm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là do những luồng không khí bốc lên và đi xuống bị đốt nóng không đều. Do những chuyển động đó, ở các khối không khí có kích thước lớn, các hạt nước cọ xát vào nhau và được tích điện. Khi những điện tích trong khí quyển tập trung một lượng lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện dưới dạng tia chớp. Chớp có thể xảy ra giữa các đám mây và mặt đất hoặc giữa các đám mây mang điện tích trái dấu nhau (điện tích dương và điện tích âm).

Sở dĩ trong các đám mây có chứa điện và điện tích phân ly thành điện tích dương và điện tích âm là do trong đám mây giông, những dòng không khí đi lên mạnh mẽ và không đều làm cho phần bên dưới của đám mây bị tán nhỏ và làm vỡ vụn những hạt nước mưa. Những phần nhỏ bên ngoài của hạt mưa bị tách rời ra thì mang điện âm và nhân còn lại thì tích điện dương. Như vậy, những hạt nước lớn hơn thì mang điện tập trung ở phần phía trước, còn những hạt nước nhỏ được dòng không khí cuốn tới các phần khác của đám mây. Vì thế mà xảy ra chớp sét giữa các phần trong cùng một đám mây hay giữa các đám mây với nhau. Còn mặt đất cũng chứa điện (điện âm) và chủ yếu là trái dấu với điện tích của những đám mây (điện dương). Do đó, nếu ở mặt đất có vật nhô lên càng cao, tức là khoảng cách tới đám mây càng ngắn, thì càng dễ dàng xảy ra hiện tượng phóng điện (sét dễ đánh vào những nơi cao ấy).

Sấm là một loạt hiện tượng nổ của không khí. Khi có chớp, không khí trong luồng sét bị nóng lên dữ dội đạt đến khoảng 20.000oC và đột ngột giãn nở ra, sau đó lại bị nguội lạnh đi rất nhanh và co lại, do đó gây ra tiếng nổ.

Mùa mưa ở Phú Yên cũng là mùa đông (từ tháng 9 đến hết tháng 12 hàng năm) và đồng thời các cơn mưa cũng thường xảy ra vào buổi chiều (từ sau 12 giờ đến 19 giờ) cho nên trong thời gian này dông thường xảy ra nhiều nhất.

                                                                   KS NGUYỄN THANH NAM

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Phú Yên

Độc giả đặt câu hỏi tại đây

Người ta nói, mưa bong bóng thường dai dẳng hơn những cơn mưa bình thường; điều này có liên quan đến thời gian kéo dài cơn mưa với sự hình thành bong bóng trên bề mặt lớp nước mưa:1) Màng bong bóng được tạo thành do lực liên kết các phân tử nước bền hơn.2) Đám mây mang hơi nước có điện tích làm tăng lực liên kết sẽ huy tập lượng nước đủ lớn ở trên không, khi rơi xuống tạo thành mưa thì cơn mưa sẽ kéo dài thời gian mưa lâu hơn bình thường.3) Giọt nước mưa rơi xuống mặt nước (vũng nước ) đủ mạnh tạo một khoảng trống không khí và nhanh chóng được bao phủ bởi lớp màng nước có lực liên kết lớn giữa các phân tử nước với nhau.Ba giả định này giải thích tại sao mưa bong bóng thường kéo dài dai dẳng với lượng nước mưa nhiều hơn bình thường.Vần đề còn lại làm sao biết khi nào lực liên kết giữa các phân tử nước bền hơn có lẽ là do lực hút giữa điện tích tăng lên do sự chuyển động của các phân tử hay chênh lệch nóng lạnh cao diễn ra trong thời gian ngắn đột ngột. - (docgia)

Lúc nào mẹ đi lấy chồng thì có bong bóng - (Bạn)

Nếu trời đang nóng, đất khá khô, tỏng đất có nhiều không khí. Mưa ngấm vào đất, không khí bị đẩy lên trên, tạo ra bong bóng. Nếu mùa ẩm ( mùa đông), hoặc trời mưa đều đều ( những trận mưa kế tiếp nhau trong mùa hạ ) thì làm gì còn không khí trong đất nữa để có bong bóngKhông khí từ bong bóng này có mùi rất đặc trưng ( một phần chình là sự phẩn hủy của hữu cơ) và không tốt cho sức khỏe, do đó cha ông mình gọi nó là "hơi đất" và khuyên con cháu nên tránh nó khi trời mưa dông - (Quán)

đơn giản vì hồi xưa toàn đất với đất mát mẻ bong bóng xuất hiện vui chơi , bây giờ toàn xi măng với bê tông nên bong bóng chán chường bong bóng chết rồi còn đâu - (ajg3t .)

khi ko có gió, hạt mưa rơi gần như theo hướng thẳng đứng và nếu nước bẩn thì bong bóng càng nhiều. - (Nguyễn thêm)

Khi nào mẹ đi lấy chồng lúc đó giời mưa sẽ có bong bóng. :) - (Mộc Nhai Hoa)

"Trời mưa, bong bóng bập bồng, mẹ đi lấy chồng, con ở với ai ?" Các cụ nói rồi đó bạn, mưa mà có bong bóng là khi nào Mẹ đi lấy chồng. - (Dzoãn Thiên Sầu)

Hôm qua ngồi nhìn trời mưa, mình cũng đang định hỏi câu này.Nhưng nghe các cụ truyền lại là..mưa bong bóng mưa dai(lâu mí tạnh)... - (lobg)

Có thể giải thích một cách đơn giản thế này,khi trời mưa to mà không có gió thì hạt mưa rơi theo chiều thẳng đứng và hạt mưa tạo ra một khoảng trống, nước xung quanh sẽ ập vào rất nhanh đẻ tạo nên bong bóng,nếu mưa mà có gió to thì sẽ không bao gjờ có bong bóng cả,mà đã có gió thì cơn mưa sẽ đi qua rất nhanh,mà không có gió thì ngược lại,nó sẽ thăm chúng ta lâu hơn và cho nhiều bong bóng hơn. - (nguyen thanh tuan)

em củng chẳng biết nửa. có bác nào biết chính xác thì nói chuẩn một câu, cho em học hỏi thêm một kiến thức mới nữa nhé. - (thien hung)

Tôi có quan sát trời mưa hồi bé, thực ra trời mưa tạo bong bóng là lúc trời mưa to, khi hạt nước mưa đủ lớn rơi từ trên cao và đủ vận tốc rớt xuống mặt nước nó, đâm sâu xuống mặt nước một khoảng độ dưới 1cm.khi màng nước cụp lại nhốt một lượng không khí (do khoảng trống hạt mưa để lại trong nước) và tạo thành bong bóng. Bạn có thể làm thí nghiệm bằng việc ném các hòn sỏi nhỏ xuống nước (không dùng hạt nước bình thường vì không đủ vận tốc) sẽ thấy có bong bóng nổi lên, viêc này nó tương đương như hạt mưa rơi từ trên cao xuống. - (NĐT)

Theo mình thì như sau : Một hiện tượng khá quen thuộc, bạn thử lấy 1 ca nước và rót từ trên xuống trong 1 thùng chứa nước, bạn sẽ thấy cái bong bóng xuất hiện, nhưng ít và vỡ ngay. Hay khi bạn đi vệ sinh, nhất là vệ sinh công cộng, khi nước từ trên chảy xuổng cũng sẽ sinh ra các bong bóng, và bong bóng này lâu vỡ hơn trường hợp rót nước sạch từ trên xuống vào 1 cái thùng chứa nước.+ Để tạo được bong bóng thì điều đầu tiên phải có 1 dung dịch từ ban đầu, để dễ hiểu thay vì rót ca nước vào thùng chứa nước thì hãy rót ca nước vào 1 cái thùng không thì sẽ chẳng có bong bóng nào xuất hiện cả.Vì vậy để xuất hiện bong bóng thì đầu tiên phải có mưa lớn để tạo 1 vũng nước nhỏ ban đầu (giải thích được vì sao mưa khi có bong bóng thì mưa lớn và lâu hơn nhưng cơn mưa bay bay thì đương nhiên sẽ không có bong bóng rồi).+ Để tạo được bong bóng lâu và bền thì có 1 số lý giải như sau : Trong bong bóng chứa khí, ngoài bong bóng có không khí, lớp màng bong bóng luôn chịu tác dụng của các lực từ bên ngoài và bên trong (có thể tìm hiểu về sức căng bề mặt của chất lỏng), tại sao khi đi WC thì bong bóng tồn tại lâu hơn rót nước sạch vào thùng chứa nước sạch, cả 2 đều giống nhau 1 điểm là chịu tác dụng lực của không khí bên ngoài bong bóng tác dụng như nhau, vậy khác nhau là do các phân tử khí trong bong bóng khác nhau, chắc bạn cũng biết 2 loại đó các khí khác nhau thế nào nhỉ, cũng tương tự như mưa, trong đất ban đầu cũng tồn tại nhiều loại khí khác nhau trong đất, khi có hạt mưa rơi xuống thì các khí đó bắt đầu bốc hơi (hay nghe được mùi khi đất đang khô, mưa lúc đầu), và có khá nhiều phân tử khí khác nhau đó hòa tan trong H2O, thêm 1 phần nguyên nhân không cần đất khô nữa là hay gặp ở ngoài đường lúc mình đi học đó là không khí đầy khí thải của xe, ô nhiễm, khi các hạt mưa li ti rơi xuống thì nó dễ dàng hòa tan các phân tử khí đó (vì các hạt nước khá nhỏ, tương tự hiện tượng tạo oxy trong nước ở các ao, hồ nuôi tôm, cá), khi tạo thành trũng nước cách bề mặt 1 lớp rồi thì trong nước đầy khí, nếu cứ rơi tiếp thì sẽ làm thay đổi độ hòa tan các khí trong nước và sẽ sinh ra bong bóng. - (Quốc khánh Trần)

khi mẹ đi lấy chồng - (hoanglinhtuan)

Vừa đọc vừa buồn cười chết đi được. Hẳn là có nhiều mẹ đi lấy chồng và có mẹ lấy rất nhiều chồng. - (haihacb)

ta thay dc khi mua bong bong la thuong troi mua to va mua o vung que.noi co vung nuoc nhiu.bun lay..hat mua to..it gio luc do ta se thay bog bog noi tren mat nuoc - (trí hải)

Khi ta tắm với xà phòng thì tạo thành mưa bong bóng thế mà dân gian vẫn bàn tán xôn xao - (Thượng Đế)

Khi nào thì có mưa bong bóng?Xin thưa : mưa bong bóng sẽ xảy ra khi trong nước mưa chứa một ít lượng xà phòng  - (David Thai)

Không hẳn phải ngoài đất trống mới có bong bóng ban a, nước ngập trên bất cứ nền nào (đường phố, bê-tông...) dưởi trời mưa dều có thể tạo bong bóng. Tùy thuộc vào lượng mưa nhiều, ít-dòng chảy của nước... mà bong bóng se có nhiều hay ít va tồn tại lâu hay mau thôi.dtd2014 - (dtdinh)

Cam on nhung cau tra loi cua qui ban. Xin cam on. - (vo Thanh Tuan)

Mưa có bong bóng để ngồi nhìn mưa rơi cho đỡ chán ! - (thu)

Mưa bong bóng xuất hiện là hôm đó sẽ có đám cưới của cáo. - (Minh Anh Hoàng Thị)