Tại sao đi ăn nhà hàng phải đóng thuế

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Với thắc mắc của bạn, tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 của Công ty luật Huy Thành xin được giải đáp như sau:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chịu nhưng người trực tiếp nộp mà là người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá bán hàng hoá (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng khâu, thuế giá trị gia tăng đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vụ, cho nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu. Kinh doanh dịch vụ ăn uống là đối tượng có chịu thuế giá trị gia tăng và theo Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 ( sửa đổi, bổ sung năm 2013 và năm 2016) thì: “1.Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây: a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; c) Dịch vụ cấp tín dụng; d) Chuyển nhượng vốn; đ) Dịch vụ tài chính phái sinh; e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông; g) Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ. 2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; b) Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; c)(được bãi bỏ) d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; k)(được bãi bỏ) l) Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; n) Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này; p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; q) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. 3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Như vậy, việc tính thuế giá trị gia tăng 10% đối với dịch vụ ăn uống tại nhà hàng là đúng quy định pháp luật.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

Vì sao phải lấy hóa đơn đỏ khi đi ăn nhà hàng

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện giá trị hàng bán hoặc giá trị dịch vụ cung cấp cho người mua. Việc lấy hóa đơn đỏ vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của khách hàng, nhưng không phải ai cũng có thói quen lấy hóa đơn đỏ.

Tại sao đi ăn nhà hàng phải đóng thuế

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa

Tại điểm khoản 1 Điều 18 Thông tư 39 cũng quy định: Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn

Như vậy,  khi bán hoặc cung cấp bất cứ dịch vụ nào có giá từ 200.000 đồng trở lên, người bán đều phải xuất hóa đơn đỏ. Lúc này, người mua sẽ phải thanh toán thêm 10% thuế giá trị gia tăng cho người bán để người bán thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế với cơ quan thuế.

Vậy tại sao phải lấy hóa đơn đỏ?

Như đã nói ở trên, việc lấy hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của khách hàng.

- Theo quy định, việc lấy hóa đơn đơn đỏ khi mua hàng sẽ giúp cho Nhà nước giám sát người bán hàng, cung cấp dịch vụ có nộp thuế đầy đủ hay không.

- Việc lấy hóa đơn đỏ cũng giúp người mua bảm đảm được một số quyền lợi như: Xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ, từ đó có căn cứ để khiếu nại về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như yêu cầu về các chế độ bảo hành…

Nằm trong chuỗi những chính sách nhằm giảm bớt khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, chính sách giảm nhiều loại thuế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15.

Khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này chỉ rõ, giảm thuế GTGT đối với các hàng hóa, dịch vụ sau:

(i) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;

(ii) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí (không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến).

Thời gian áp dụng: Từ 01/11/2021 - 31/12/2021.

Mức giảm thuế:

- Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nêu trên được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT;

- Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nêu trên được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT. 

Tại sao đi ăn nhà hàng phải đóng thuế
Dịch vụ ăn uống sẽ được giảm thuế GTGT từ 01/11/2021 (Ảnh minh họa)

Thuế GTGT là loại thuế đánh trực tiếp vào các hàng hóa, dịch vụ mà người dân mua, sử dụng. Vì vậy, với việc giảm thuế GTGT, người hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 406 nêu trên, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống - hai dịch vụ phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất - cũng nằm trong danh sách các dịch vụ được giảm thuế GTGT từ ngày 01/11/2021.

Hiện nay, người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ nêu trên, cụ thể là khi đi ăn nhà hàng, đi taxi hay đi máy bay… ngoài phải trả tiền dịch vụ, còn phải trả thêm tiền thuế GTGT là 10%. Thế nhưng, kể từ ngày 01/11/2021, khi sử dụng các dịch vụ nêu trên, người tiêu dùng sẽ được trừ 30% thuế GTGT.

Tức là nếu như trước đây, khi đi ăn nhà hàng với hóa đơn 1,000,000 đồng, kèm theo thuế GTGT là 10%, người tiêu dùng phải trả 1,100,000 đồng, thì từ 01/11/2021, người tiêu dùng chỉ phải trả khoảng 1,070,000 đồng.

Tương tự như đối với trường hợp đặt phòng khách sạn, mua tua du lịch hay các dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí khác, người tiêu dùng cũng sẽ được giảm 30% thuế GTGT.

Chính sách giảm thuế được quy định tại Nghị quyết 406 ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng, thể hiện sự san sẻ của Nhà nước đối với người dân trước khó khăn do dịch bệnh gây ra, đồng thời góp phần kích cầu tiêu dùng để khôi phục lại nền kinh tế sau dịch bệnh.

Nếu có thắc mắc về các chính sách giảm thuế nêu tại Nghị quyết 406, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Toàn bộ thông tin về miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 406

Hộ, cá nhân kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống sẽ đóng thuế theo hình thức khoán, cụ thể họ phải đóng 3 loại thuế sau: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, nếu mức doanh thu hàng năm của gia đình, cá nhân kinh doanh trên 100 triệu mới phải đóng thuế, ngược lại thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống, sẽ được miễn thuế.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng dịch vụ kế toán TinLaw tìm hiểu mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nhé!

Mức đóng thuế môn bài đối với dịch vụ ăn uống

Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định, mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

Doanh thu bình quân năm

Mức thuế môn bài cả năm

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm.

Hạn nộp thuế môn bài: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

*Lưu ý:

  • Nếu hộ gia đình đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
  • Nếu đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

>> Xem thêm: Các bậc thuế môn bài và mức phạt khi không đóng thuế môn bài

Ví dụ: Hộ kinh doanh của ông A bắt đầu kinh doanh bán phở từ tháng 8/2021 và doanh thu của 4 tháng kinh doanh là 80 triệu đồng (trung bình 20 triệu đồng/tháng). Như vậy, doanh thu tương ứng của 1 năm là 240 triệu đồng (nằm trong khoản doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm). Do, ông A bắt đầu kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm nên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm, tức số tiền thuế môn bài là 150.000 đồng.

  • Tuy nhiên, theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 thì hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà không kê khai và đóng thuế môn bài thì khi bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng cuối năm hay 6 tháng đầu năm.
Tại sao đi ăn nhà hàng phải đóng thuế
Có 3 loại thuế hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đóng

Cách tính thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.

Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ % thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ % thuế TNCN

Trong đó:

Tỷ lệ % thuế: Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Dịch vụ ăn uống thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:

  • Tỷ lệ % thuế GTGT là 3%
  • Tỷ lệ % thuế TNCN là 1.5%

Doanh thu tính thuế

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cụ thể về cách tính thuế TNCN và Thuế GTGT theo phương pháp khoán như sau:

  • Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Tức là nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế thì:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.

  • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế TNCN, thuế GTGT cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Ví dụ 1: Hộ gia đình bà B kinh doanh dịch vụ ăn uống có doanh thu trung bình mỗi tháng là 70 triệu. Trong quá trình kinh doanh hộ kinh doanh phải chi những khoản phí sau: Phí thuê nhà 10 triệu, phí thuê nhân viên 6 triệu, phí mua thực phẩm 25 triệu, tiền điện nước 2 triệu.

Vì vậy doanh thu khoán của hộ kinh doanh trung bình mỗi tháng là:

70 - (10+7+25+3) = 25 triệu.

Mức thuế GTGT hộ kinh doanh của bà B phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 3% = 25 triệu x 3% = 750.000 (VNĐ).

Mức thuế TNCN mà hộ kinh doanh của bà B phải nộp =Doanh thu tính thuế TNCN x 1.5% =  25 triệu x 1.5% = 375.000 (VNĐ).

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn C mở nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Khi Ông C đi đăng ký kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán nên cơ quan thuế quản lý ông ấn định Doanh thu tính thuế khoán của ông là 40 triệu/tháng.

Như vậy: Ông C thuộc diện phải nộp thuế khoán vì (Doanh thu 12 tháng = 40 triệu x 12 = 480 triệu lớn hơn 100 triệu).

=> Cách tính thuế khoán phải nộp như sau:

Số thuế môn bài phải nộp = 500.000/năm

Số thuế GTGT phải nộp = 40 triệu x 3% = 1.200.000/tháng

Số thuế TNCN phải nộp = 40 triệu x 1,5% = 600.000/tháng

Thời điểm xác định doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống

  • Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
  • Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
  • Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.

Trên đây là các loại thuế và cách tính thuế khoán đối với dịch vụ ăn uống. Nếu vẫn còn vấn đề thắc mắc, quý độc giả liên hệ TinLaw để được hướng dẫn, giải đáp.

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw