Tại sao giá xe Honda chênh lệch

“Cầu” tăng “cung” giảm dẫn đến khan hàng, tăng giá

Hiện nay, do nhu cầu của khách hàng lớn trong khi lượng xe về đại lý không còn dồi dào như trước khiến hàng loạt mẫu xe tay ga Honda bị đại lý (HEAD) đẩy giá, bán chênh hàng chục triệu đồng so với giá đề xuất của hãng.

Do nhu cầu khách hàng lớn trong khi nguồn cung đang gặp khó khăn do ảnh hưởng từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng, giá một số xe máy honda tăng cao so với giá đề xuất bán lẻ từ hãng

Điển hình như Honda Vision - mẫu xe tay ga bán chạy nhất tại Việt Nam đang chênh giá từ 7-11 triệu đồng (giá bán thực tế từ 37 – 46 triệu đồng), Honda LEAD chênh giá từ 4,2 – 7,7 triệu đồng (giá bán thực tế từ 43 – 50 triệu đồng), Honda SH Mode chênh giá từ 2,8 – 7,5 triệu đồng (giá thực tế từ 58-69 triệu đồng) và Honda SH 125 chênh từ 17 - 25 triệu đồng.

Thực tế cho thấy trong khi nguồn cung đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng thì nhu cầu mua xe máy lại tăng mạnh kể từ đầu năm 2022 tới nay.

Trả lời báo chí về câu chuyện bán chênh giá hàng chục triệu đồng so với giá niêm yết ở một số mẫu xe HOT như: Honda Vision, LEAD hay SH 125… HVN cho biết, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình trạng mất cân bằng cung cầu và chi phí đầu vào cũng như những khó khăn về nguồn cung linh kiện (chip bán dẫn).

“Do bối cảnh kinh tế và chính trị thế giới không ổn định, bao gồm các chính sách kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt tại các thị trường xuất khẩu, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị gián đoạn. Những yếu tố khách quan đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt chíp bán dẫn một cách nặng nề, ảnh hưởng đến sản xuất và cung ứng sản phẩm của nhiều ngành, trong đó có lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy và HVN cũng không phải ngoại lệ”, HVN cho biết.

Theo HVN, đây không phải lần đầu tiên hãng gặp phải khó khăn cả về cung ứng lẫn vận chuyển, dù luôn cố gắng đảm bảo một nguồn dự trữ hợp lí nhất định để cung cấp ra thị trường, không để ảnh hưởng đến sản lượng sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, do đây là cuộc khủng hoảng linh, phụ kiện và chất bán dẫn toàn cầu nên không thể dự đoán chính xác thời gian để chấm dứt, thậm chí tình trạng này có thể kéo dài.

Nhà sản xuất cho biết, hiện đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp để khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, tối ưu hóa năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Honda Việt Nam cho biết đang nỗ lực tối ưu hóa kế hoạch sản xuất, tiếp tục tìm kiếm nhà cung cấp thay thế và đa dạng hóa đối tác vận chuyển để đáp ứng nhu cầu thị trường

HVN làm gì để hạ nhiệt giá xe?

Rất nhiều câu hỏi đặt ra, việc các HEAD đang bán chênh giá loạt xe máy, chủ yếu là xe tay ga, HVN có giải pháp gì hay không?

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện HVN cho biết, giá cả là yếu tố phản ánh sự vận hành của thị trường. Việc mất cân bằng cung cầu và chi phí đầu vào tăng sẽ đẩy giá các sản phẩm tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường nói chung và giá cả nói riêng.

Đại diện HVN khẳng định: “HEAD và HVN là những đối tác kinh doanh độc lập. HEAD có quyền chủ động đối với hoạt động bán hàng bao gồm cả việc quản lý giá bán cũng như điều chỉnh mở rộng các hoạt động kinh doanh, trong sự hài hòa của các cam kết kinh doanh với HVN nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật nói chung và Luật cạnh tranh nói riêng.

“Xét trên mối quan hệ của HEAD và HVN là những đối tác kinh doanh độc lập, các HEAD hoàn toàn có quyền chủ động trong việc quyết định giá bán các mẫu xe máy Honda mà không chịu sự chi phối của HVN.

Ngoài ra, việc cầu vượt cung dẫn đến tình trạng tăng giá bán xe cũng là chuyện đương nhiên, phù hợp với quy luật của thị trường, không chỉ riêng xe máy mà với các mặt hàng khác cũng vậy” – chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.

Honda Việt Nam luôn hoạt động theo tinh thần tuân thủ pháp luật và luôn chia sẻ tinh thần này cho mọi đối tác của HVN trong đó có hệ thống cửa hàng do Honda ủy nhiệm (HEAD). Tinh thần tuân thủ luật pháp được HVN khuyến nghị và chia sẻ định kỳ trong các buổi họp đại lý hàng năm và chúng tôi cũng tin rằng những hành vi sai phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định”.

Đại diện doanh nghiệp cũng cho biết, để minh bạch thông tin giá bán các mẫu xe, HVN đã công khai giá bán lẻ đề xuất với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham khảo của khách hàng và HEAD, đồng thời cũng đã và đang khuyến nghị các HEAD cân nhắc bán xe cho người tiêu dùng theo giá bán này trên tinh thần đảm bảo hài hòa lợi ích tối đa cho HEAD cũng như khách hàng.

Đồng thời, để hạn chế hơn nữa việc các HEAD bán xe với giá thực tế chênh nhiều so với giá bán lẻ đề xuất trong bối cảnh thiếu nguồn cung, HVN cho biết, đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp nhằm cải thiện tình hình, theo sát diễn biến thị trường, tối ưu hóa kế hoạch sản xuất, tiếp tục tìm kiếm nhà cung cấp thay thế và đa dạng hóa đối tác vận chuyển để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoài ra cũng cố gắng cân bằng cung cầu của các dòng xe trong khả năng tối đa, nhất là khi, nhu cầu tăng cao của các mẫu xe sau khi tình hình Covid 19 được kiểm soát, có sự chênh lệch cung cầu ở một số địa phương.

Xe khách biển Lào Interbus Line: Hoán cải xe để chạy "chui" tuyến cố định?

Tại sao giá xe Honda chênh lệch

Nhiều khách mua xe máy hiệu Honda phải trả cho đại lý số tiền cao hơn so với giá đề xuất - Ảnh: C.TRUNG

Theo ghi nhận trên thị trường, nhiều thương hiệu xe máy có mức chênh lệch giữa giá bán của đại lý với giá đề xuất của hãng chỉ khoảng 500.000 - 1,2 triệu đồng/chiếc. Trong khi đó, hầu hết các đại lý của Honda đều "kê" giá bán lên 5 - 7 triệu đồng và phần chênh lệch này không được ghi trong hóa đơn bán hàng.

Nâng giá bán do… khan hiếm?

Anh Ngọc Thạnh (TP Thủ Đức) đến đại lý Honda trên đường Kha Vạn Cân mua xe Vision màu xanh vào ngày 8-4. Anh phản ánh rằng giá bán thực tế tại đại lý là 44,9 triệu đồng (bao giấy tờ), cao hơn 10 triệu đồng so với mức giá đề xuất của nhà sản xuất (chỉ 34,1 triệu đồng).

Theo anh Thạnh, qua tìm hiểu, anh thấy phí làm giấy dao động từ 1 - 2 triệu đồng, trong khi mức chênh lệch giá bán giữa đại lý và hãng quá cao. "Tôi đang soạn email gửi đến Honda để phản ảnh về việc mức giá bán của đại lý này" - anh Thạnh cho biết.

Sáng 22-4, khảo sát của chúng tôi tại một đại lý của Honda ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho thấy một số mẫu xe tay ga, xe số bị điều chỉnh, đẩy giá chênh cao ngất ngưởng.

Chẳng hạn, trong khi mức giá bán lẻ được nhà sản xuất đề xuất với xe Vision lần lượt là là 30,2 triệu, 31,8 triệu, 33,2 triệu và 34,9 triệu đồng/xe tùy phiên bản, mức giá được đại lý này bán ra tương ứng là 35,1 triệu, 37,1 triệu, 38,7 triệu và 41,3 triệu đồng/chiếc, cao hơn 5 - 7 triệu đồng/xe so với giá đưa ra của nhà sản xuất.

Một nhân viên tại đại lý này cho biết giá bán liên tục bị đẩy lên do nhu cầu mua lớn, trong khi không biết lý do vì sao lượng xe về không nhiều.

"Giờ anh có đặt cọc cũng phải đợi mới được giao xe" - nhân viên này nói nhưng không thể chốt được cụ thể ngày nhận xe vì số lượng khách đặt cọc đã hơn 20 chiếc. Tại đại lý Honda ở quận Phú Nhuận, giá xe Vision bán ra cũng chênh từ 4,5 - 6,5 triệu đồng/chiếc so với mức giá do nhà sản xuất đưa ra.

Không chỉ mẫu Vision, Honda SH Mode cũng bị đẩy giá lên rất cao. Tại nhiều đại lý Head Honda, xe Honda SH Mode phiên bản tiêu chuẩn phanh CBS có giá gần 68 triệu đồng (đã bao gồm VAT), cao hơn 12 triệu đồng so với giá niêm yết (55,6 triệu đồng/xe đã có VAT). Phiên bản cao cấp phanh ABS có giá 74 - 75 triệu đồng (có VAT), chênh đến hơn 15 triệu đồng...

Nhà sản xuất không thể can thiệp?

Theo phản ảnh của nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ, khi khách yêu cầu ghi hóa đơn VAT theo giá bán thì nhân viên bán hàng của các đại lý đều từ chối và chỉ ghi hóa đơn theo giá đề xuất ban đầu của nhà sản xuất.

"Việc các cửa hàng kinh doanh xe máy ghi hóa đơn bán hàng thấp hơn giá bán thực tế được đánh giá là thu lợi bất chính, gây thất thu thuế" - chị T., một khách mua xe máy của hãng này, bức xúc.

Trả lời về việc xe tại các đại lý bị "đội giá" và tình trạng khan hàng bất thường, Honda Việt Nam giải thích rằng do lượng sản xuất hạn chế thời gian gần đây, cùng sự gián đoạn vận chuyển hàng hóa từ các nước xuất khẩu đã tác động lên sản lượng một số xe do Honda Việt Nam sản xuất.

Ngoài ra, nhu cầu của thị trường tăng cao sau dịch để bước vào trạng thái bình thường mới. Hãng có ghi nhận tình trạng cầu vượt cung xảy ra ở một số địa phương và đang nỗ lực cập nhật thông tin thị trường, điều chỉnh sản xuất nhằm gia tăng tối đa và hợp lý lượng cung ứng ra thị trường.

Honda Việt Nam cho rằng hãng đã công khai giá bán lẻ đề xuất với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham khảo của khách hàng và đại lý, đồng thời cũng đã khuyến nghị các đại lý cân nhắc bán xe cho người tiêu dùng theo giá bán này, trên tinh thần đảm bảo hài hòa lợi ích tối đa cho đại lý và khách hàng.

Tuy nhiên, hãng và đại lý là đối tác kinh doanh độc lập. Đại lý có quyền chủ động đối với hoạt động bán hàng của mình, bao gồm cả việc quản lý giá bán.

"Nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật nói chung và Luật cạnh tranh nói riêng, hãng không thể can thiệp, yêu cầu hay áp đặt, ấn định đại lý phải bán theo một mức giá nào. Từ phía hãng sẽ cập nhật thông tin thị trường và điều chỉnh sản xuất nhằm gia tăng tối đa và hợp lý lượng cung ứng để đáp ứng nhu cầu thị trường", vị này phân trần.

Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia kinh tế cho rằng việc các đại lý Honda ghi giá bán xe trên hóa đơn VAT thấp hơn nhiều so với thanh toán thực tế, từ 20 - 30%, không ngoài mục đích trốn thuế và tình trạng này đã kéo dài nhiều năm.

Với mức chênh 5 - 8 triệu đồng/chiếc, các đại lý xe máy Honda đã "bỏ túi" không cần kê khai thuế VAT hàng chục tỉ đồng.

Tại sao giá xe Honda chênh lệch
Mua xe hơi, xe máy trên sàn giá rẻ hơn đại lý

CÔNG TRUNG