Tại sao gọi là bậc tam cấp

Bậc tam cấp là một trong những chi tiết phổ biến xuất hiện trong các công trình xây dựng. Nó không chỉ tạo sự thuận tiện trong di chuyển, mà còn có vai trò quan trọng mang lại tính thẩm mỹ và ý nghĩa phong thủy cho căn nhà.

Xem thêm:

1. Bậc tam cấp là gì

Bậc tam cấp đóng vai trò là cầu nối đi lại phía trước ngôi nhà, là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông các hoạt động sống trong và ngoài của căn nhà. Đôi khi, phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang lên tầng cũng được coi là tam cấp.

Sở dĩ gọi là tam cấp vì nó mang hàm ý chỉ ba bậc Thiên – Địa – Nhân. Từ xa xưa, cha ông ta đã dựa vào quy luật này để làm 3 bậc thềm trước nhà, ngoài sân giúp dễ dàng đi lại, lên xuống trong các công trình xây dựng nhà ở. Trong không gian kiến trúc hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp bậc tam cấp. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là 3 cấp, mà số bậc còn tùy thuộc vào dụng ý riêng của gia chủ. Bậc của tam cấp sẽ là bội nguyên của số 3.

Xây bậc tam cấp đúng chuẩn sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc đi lại, tăng tính thẩm mỹ cho công trình, gia tăng vận khí cho gia chủ. Do vậy, mọi tính toán trong cách thiết kế bậc tam cấp đều nên được chú trọng.

Tại sao gọi là bậc tam cấp

Khái niệm bậc tam cấp

2. Hướng dẫn cách tính bậc tam cấp theo phong thủy

Xây bậc tam cấp được dựa trên nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Và chúng cũng được áp dụng trong bậc tam cấp cầu thang, tuy nhiên các bậc cầu thang phải là số lẻ như 3 – 5 – 7 – 9,… Xây như thế nào để rơi vào chữ Lão sẽ càng tốt đối với gia chủ. Ngược lại không xây tam cấp vào các số chẵn như 2 – 4 -6 – 8 – 10, bởi theo quan niệm xưa, số chẵn là đại diện cho người âm và số lẻ là của người dương.

Để xây bậc thềm theo phong thủy, đầu tiên phải xác định số lượng bậc tam cấp cần xây. Căn cứ vào độ cao từ mặt đất của phần sân tới hiên hoặc nền nhà để chọn số lượng cho chính xác. Bậc tam cấp được tính theo cách sau:

Tại sao gọi là bậc tam cấp

Cách tính bậc tam cấp

Trường hợp 1: Sân và bậc 1 của tam cấp ngang nhau

Đây là trường hợp vô cùng hy hữu vì nó chỉ có thể xảy ra khi khoảng sân bị đào lõm sâu xuống so với thiết kế nhà. Trong trường hợp này sẽ chỉ có 2, thay vì 3 bậc thềm được nối ở giữa.

Trường hợp 2: Nhà và bậc 3 của mẫu tam cấp cầu thang ngang nhau

Trường hợp này thường xuyên xuất hiện trong các công trình nhà ở, nhưng rất ít khi bị phát hiện. Khi nhà và bậc 3 của tam cấp ngang nhau, thì không tính bậc đó là một bậc như bình thường được nữa. Và bậc tam cấp lúc này sẽ chỉ còn 2.

Qua những trường hợp trên, chúng ta có thể rút ra được bậc tam cấp thực sự là bậc tam cấp khi chúng được thiết kế sao cho bậc 1 cao hơn sân và bậc 3 thấp hơn nhà.

Ngoài ra, số bậc tam cấp còn tùy thuộc vào công trình hay vị trí. Với những công trình như biệt thự, nhà phố thì thường sẽ xây 3 – 5 bậc tam cấp. Còn những công trình đình, chùa sẽ sử dụng 7 – 9 bậc tam cấp nhằm mang lại sự tôn nghiêm cũng như tính chắc chắn, bền vững cho công trình.

Mặt khác, việc thiết kế quá nhiều bậc tam cấp sẽ tốn kém chi phí và có thể không phù hợp với thiết kế công trình. Do vậy, việc xây dựng bao nhiêu bậc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gia chủ nên cân nhắc tính toán sao cho việc thiết kế phù hợp nhất.

Tính bậc tam cấp theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử

Sân nhà cũng là 1 bậc nên sẽ tính là bậc đầu tiên ứng với chữ Sinh. Tiếp theo, tam cấp bậc 1 là Lão, bậc 2 là Bệnh, bậc 3 là Tử và nhà là Sinh.

3. Kích thước bậc tam cấp

Bậc tam cấp có chiều cao thường từ 15 – 18cm. Chiều rộng của 1 bậc tam cấp thường là 20 – 30cm. Đối với một số công trình đặc biệt như bệnh viện, thì bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10 – 12cm để phù hợp với đặc trưng lĩnh vực.

Chiều dài của tam cấp còn phụ thuộc vào chiều dài của sảnh và thiết kế cũng như thực tế xây dựng công trình. Chiều rộng bậc tam cấp cũng sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Với những tiền sảnh thiết kế rộng rãi, thì bậc tam cấp cũng cần có chiều dài đủ để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 – 3 mặt của sảnh tùy theo thiết kế và yêu cầu kiến trúc của từng gia đình là khác nhau.

Tại sao gọi là bậc tam cấp

Kích thước bậc tam cấp

4. Những lưu ý khi thiết kế bậc tam cấp

Bậc tam cấp là khu vực giao thông chính, là nơi mà tất cả các thành viên trong gia đình và khách khứa đều phải đi qua để có thể vào nhà. Ngoài ra, chúng còn được đặt ngoài trời, chịu nhiều tác động của môi trường như mưa, nắng,… Vì thế, khi xây tam cấp, nên chọn loại vật liệu có độ cứng cao để kéo dài tuổi thọ, làm chậm quá trình hư hỏng, xuống cấp.

Chọn màu sắc cho bậc tam cấp sao cho đồng nhất với tổng thể màu sắc của ngôi nhà. Nên lựa chọn những màu sắc nhẹ nhàng, tránh những màu sắc quá lòe loẹt khi làm bậc tam cấp.

Tại sao gọi là bậc tam cấp

Những lưu ý khi xây bậc tam cấp

Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp đơn giản và chuẩn xác nhất.  Bậc tam cấp giúp tăng vận khí tốt đẹp mang lại vẻ đẹp sang trọng cho các công trình.

Bậc tam cấp là gì?

Bậc tam cấp là gì? Đây là câu hỏi mà hiện nay có khá nhiều người quan tâm. Bậc tam cấp dùng để phân chia không gian trong nhà ngoài sân và dễ dàng cho việc đi lại, đồng thời cũng tăng thêm phần sang trọng và giúp tăng vận khí tốt đẹp mang lại vẻ đẹp sang trọng, bề thế cho các công trình.

Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra đi vào, lối đi lên đi xuống ngoài sân trong nhà. Tuy nhiên, có nhiều công trình, tam cấp được xây với số bậc nhiều hơn như 5, 7, 9 và tuân theo quy luật “thiên – địa – nhân” trong đất trời, mà con người chính là một trong 3 yếu tố đó. Vì thế muốn sống hài hòa, hợp nhất với tự nhiên thì bậc thềm của mỗi công trình cũng cần phải được hòa hợp theo thuyết tam sinh đó. Tam cấp trong tên gọi chính là 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng.

Hiện nay tại hầu hết các công trình kiến trúc như nhà ở, biệt thự hay các công trình tâm linh như đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ… đều sử dụng bậc tam cấp để thuận tiện cho việc đi lên xuống, vừa sang trọng lại tăng vận khí tốt đẹp.

Đặc biệt được gọi là bậc tam cấp nhưng không phải công trình nào cũng chỉ có 3 bậc. Với những công trình có nhiều hơn 3 bậc thì được thiết kế với số bậc là số lẻ. Ví dụ như 1, 3, 5, 7…

Trên thực tế có một vài sự nhầm lẫn giữa cách tính bậc tam cấp Thiên – Địa – Nhân với cách tính Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Cách tính Thiên – Địa – Nhân tam sinh ứng của bậc tam cấp chỉ áp dụng cho bậc bước giữa nhà và sân, không áp dụng cho cầu thang lên xuống. Cách tính Sinh – Lão – Bệnh – Tử áp dụng cho bậc cầu thang mà không áp dụng với bậc bước nối nhà và sân.

Tại sao gọi là bậc tam cấp
Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp đơn giản và chuẩn xác nhất

Cách tính bậc tam cấp chuẩn xác nhất

Hiện nay có hai cách để tính bậc tam cấp đó là cách tình “Thiên – Địa – Nhân” và cách tính “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” và hai cách nay theo phong thủy thì chỉ áp dụng cho bậc giữa cửa chính vào nhà và sân chứ không áp dụng cho cầu thang lên xuống.

Tính bậc tam cấp theo “Thiên – Địa – Nhân”

Bạn có thể hình dung cách tính bậc tam cấp như sau:

  • Trường hợp 1: Đặt sân và bậc 1 của tam cấp (tam cấp 1) ngang nhau (có nghĩa là phải đào sân lõm xuống để đặt tam cấp vào, có lẽ không ai làm chuyện điên rồ này), như vậy tam cấp bây giờ chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 1 bây giờ đã là sân, mà đã là nhị cấp thì không phải và không được gọi là tam cấp).
  • Trường hợp 2: Đặt nhà và bậc 3 (tam cấp 3) ngang nhau (tạo thành một mặt phẳng), như vậy tam cấp cũng chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 3 bây giờ đã là nhà).

Như vậy, từ các nội dung trên chúng ta có thể thấy rằng chỉ có một cách duy nhất giữ cho đủ 3 bậc của tam cấp là phải đặt tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn.

Tính bậc tam cấp theo “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”

Nhiều người cho rằng phải tính “sinh” vào “tam cấp 1”, tức là cấp đầu tiên của tam cấp, từ đó sẽ có tam cấp 2 là “lão”và tam cấp 3 là “bệnh”, nhà là “tử”; đồng thời nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân là “tử” theo cách tính tuần tự như trên.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm, sân là nơi mà mọi người thường xuyên đi lại, phải đi qua sân với vào nhà được, một nơi sống động và đầy sinh khí như vậy, sao lại là “tử” cho được. Chính xác, sân phải là “sinh” mới đúng. Và một khi sân là được tính là “sinh” thì mọi chuyện được giải quyết dễ dàng, từ sân = bậc 1 = sinh, ta có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, và nhà = bậc 5 = “sinh”,… theo cách tính này thì sân nhà nhà đều mang bậc “sinh”.

Tại sao gọi là bậc tam cấp

Ý nghĩa phong thủy của bậc tam cấp

Theo quan niệm của dân gian ngày xưa, con người là một phần trong tam sinh Thiên – Địa – Nhân. Vì vậy nếu muốn sức khỏe dồi dào, ông việc thuận lợi, tấn tài lấn lộc thì cần chú ý yếu tố phong thủy của bậc tam cấp.

– Bậc tam cấp tuân theo quy luật tam sinh Thiên – Địa – Nhân thay vì Sinh – Lão – Bệnh – Tử như nhiều người vẫn lầm tưởng.

– Dù có bao nhiêu bậc thì số bậc vẫn luôn là số lẻ

– Theo một số chuyên gia phong thủy, thay vì 3 bậc như truyền thống các gia chủ có thể xây dựng 5 bậc đại diện cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và con số 5 rơi vào chữ Sinh mang lại phong thủy tốt.

– Trong quan niệm của người Việt Nam, yếu tố phong thủy khi xây bậc tam cấp có ý nghĩa với sự thuận lợi, may mắn trong làm ăn, vậy nên các gia chủ hãy cân nhắc trước khi xây dựng bậc tam cấp nhé.

Trên đây, đá mỹ nghệ Ninh Vân đã giải đáp thắc mắc “bậc tam cấp là gì?” cho các bạn, để biết rõ hơn và chi tiết hơn về bậc tam cấp quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua website: langmodagiare.com hay trực tiếp qua SĐT: 0912528234

Tham khảo thêm: Cách thiết kế bậc tam cấp đẹp và chuẩn theo phong thủy