Tại sao gọi xăng etanol là xăng sinh học

Trong bài viết này, hãy cùng Tìm Thợ Khóa sẽ tìm hiểu xăng sinh học là gì và sử dụng xăng sinh học thì có những lợi ích gì nhé!

Video Review Xăng Sinh Học

Xăng Sinh Học là gì

Xăng sinh học hay còn được gọi là gasohol hoặc biogasoline được tạo ra bằng cách phối trộn cồn sinh học ethanol khan (anhydrous ethanol) với xăng thông thường theo một tỉ lệ nhất định, trong đó xăng E5 gồm 5% ethanol và 95% xăng thông thường, còn xăng E10 có 10% ethanol.

Tại sao gọi xăng etanol là xăng sinh học

Xăng sinh học từ E5 đến E25 được gọi là hỗn hợp ethanol thấp, từ E30 đến E85 là hỗn hợp ethanol cao. E100 là Ethanol nguyên chất sau khi sản xuất.

Bản chất của tên gọi là “xăng sinh học” là vì cồn sinh học ethanol C2H5OH dùng để phối trộn xăng được chế biến thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose từ các loại ngũ cốc như lúa mì, bắp, đậu tương, vỏ cây, bã mía,…

Ethanol là một chất rất quen thuộc trong đời sống, nó là một loại rượu trong nhóm rượu ethyl, khi chưng cất và pha loãng với nồng độ cồn thấp thì có thể uống được.

Ethanol thu được sau quá trình chưng cất ngũ cốc lên men có dạng hỗn hợp gồm nước và ethanol. Ethanol được trộn vào xăng thì cần phải tách nước để lấy ethanol khan, nó được pha chế với tỷ lệ thích hợp với xăng tạo thành xăng sinh học có thể thay thế hoàn toàn cho loại xăng sử dụng phụ gia chì truyền thống.

TÍNH CHẤT CỦA XĂNG SINH HỌC

Ethanol được trộn vào xăng có vai trò như một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì. Ethanol giúp tăng chỉ số octane và giúp động cơ có thể hoạt động được tốt hơn, bền hơn.

Xăng được nén ở trong xi-lanh động cơ xe ô tô và xe máy trước khi đốt, xăng càng được nén mạnh thì động cơ càng dễ đạt công suất cao, tuy nhiên nếu nén mạnh quá mà chưa kịp đốt thì xăng có thể tự kích nổ và bốc cháy, gây hại cho động cơ.

Chỉ số octane (RON – Research Octane Number) vừa giúp nén xăng tốt hơn vừa giúp tăng khả năng chống tự kích nổ của xăng, do đó ngành công nghiệp xăng luôn tìm kiếm các phụ gia để gia tăng chỉ số octane cho xăng.

Nhìn vào bảng dưới đây, ta có thể thấy được sự so sánh một số chỉ số giữa các loại nhiên liệu với nhau:

NHIÊN LIỆUMẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNGMJ/LTỶ LỆ NHIÊN LIỆU KHÍNĂNG LƯỢNG RIÊNGMJ/LNHIỆT BAY HƠIMJ/KGRONMON
XĂNG34.614.646.90.3691-9981-89
NHIÊN LIỆU ETANOL24.09.030.00.92129102
NHIÊN LIỆU METHANOL19.76.515.61.2136104
NHIÊN LIỆU BUTANOL29.211.236.60.439678

-Tuy nhiên, ethanol không giống với các phụ gia khác ở chỗ bản thân nó có thể được xem như một loại nhiên liệu, với chỉ số octane lên tới 109 so với xăng thông thường chỉ có chỉ số này là 70, xăng A92 có Ron là 92.

-Xăng sinh học có thể thay thế hoàn toàn các loại xăng thông thường, tuy nhiên để phát huy vai trò của nó, người sử dụng nên lựa chọn các loại động cơ phù hợp.

Những Lợi Ích Khi Sử Dụng Xăng Sinh Học E5

Tại sao gọi xăng etanol là xăng sinh học

Việc sử dụng xăng sinh học đem lại rất nhiều lợi ích như:

Bảo vệ môi trường:

-Từ cái tên của nó ta dễ hình dung đây là một loại xăng thân thiện với môi trường. Sử dụng loại xăng này thải ra ít chất độc hại, sản phẩm sau khi đốt cháy nhiên liệu là khí CO2 và nước giúp bảo vệ môi trường.

-Loại xăng này có hàm lượng oxy cao hơn (do được pha trộn 4-5% thể tích Ethanol) nên quá trình cháy sạch và triệt để hơn.

Giúp bảo vệ động cơ:

-Trị số ốc tan xăng sinh học cao hơn nên có khả năng chống kích nổ tốt hơn cho động cơ, giảm sự ăn mòn máy móc, tăng tuổi thọ của động cơ.

Có ý nghĩ về mặt nông nghiệp:

-Việc trồng khoai mỳ cung cấp cho các nhà máy để sản xuất nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân.

-Điều này góp phần đảm bảo sự phát triển cho nông nghiệp.

Đảm bảo an ninh năng lượng:

-Thay thế một phần xăng khoáng bằng nhiên liệu sinh học (là nhiên liệu có khả năng tái tạo).

-Nguồn năng lượng từ dầu mỏ hiện nay ngày càng có nguy cơ cạn kiệt, do đó việc phát hiện và ứng dụng xăng sinh học có nguồn gốc nguyên liệu từ tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên trên thế giới.

Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm được những thông tin bổ ích về xăng sinh học. Có lẽ sau khi đọc bài viết này bạn sẽ không còn cảm thấy xa lạ với cái tên này vì nó có thể là một loại nhiên liệu được bạn sử dụng mỗi ngày.

Xăng sinh học là loại xăng được sản xuất từ sinh khối ví dụ như tảo. Giống như loại xăng được sản xuất truyền thống, nó chứa từ 6 (hexane) đến 12 (dodecane) nguyên tử cacbon trên mỗi phân tử và có thể được sử dụng trong động cơ đốt trong. Xăng sinh học thì khác so về mặt hóa học so với biobutanol và ethanol sinh học, vì những loại này là alcohol, không phải hydrocarbon.

Các công ty ví dụ như Diversified Energy Corporation đang phát triển các cách tiếp cận để lấy nguồn triglyceride và thông qua một quá trình khử oxy và tái tạo (bẻ gãy phân tử, đồng phân hóa, quá trình thơm hóa, và sản xuất các phân tử dạng vòng) để sản xuất ra xăng sinh học. Xăng sinh học này được làm ra với ý định tương xứng về các đặc tính hóa học, động lực học và đốt cháy với loại dầu hỏa giống nó, nhưng với nồng độ octane cao hơn. Các công ty khác cũng đang theo đuổi những cách tiếp cận tương tự dựa trên phương pháp tách tạp chất của dầu bằng hydro. Và cuối cùng là, vẫn có những công ty tập trung vào việc sử dụng sinh khối gỗ để chuyển đổi thành xăng sinh học bằng việc sử dụng các quy trình lên men.

BG100, hay xăng sinh học 100%, có thể ngay lập tức sử dụng như là một sự thay thế cho xăng dầu trong bất cứ động cơ xăng thông thường nào, và có thể được sử dụng trong cùng các kết cấu nhiên liệu, vì tính chất của nó tương xứng với xăng từ dầu truyền thống.[1] Dodecane cần một lượng nhỏ octane phụ trợ để tương xứng với xăng. Nhiên liệu etanol (E85) cần một động cơ đặc biệt và có năng lượng cháy thấp hơn và kinh tế nhiên liệu tương ứng.[2]

Nhưng do những tương đồng về mặt hóa học của xăng sinh học nên nó cũng có thể được trộn với xăng thường. Có thể có tỉ lệ xăng sinh học cao hơn so với xăng thường và không cần phải điều chỉnh động cơ của phương tiện, không giống như ethanol.[3]

So sánh với nhiên liệu thông thường

Nhiên liệu Mật độ năng lượng
MJ/L
Tỉ lệ
nhiên liệu khí
Năng lượng riêng
MJ/kg
Nhiệt bay hơi
MJ/kg
RON MON
Xăng 34.6 14.6 46.9 0.36 91–99 81–89
Nhiên liệu butanol 29.2 11.2 36.6 0.43 96 78
Nhiên liệu etanol 24.0 9.0 30.0 0.92 129 102
Nhiên liệu methanol 19.7 6.5 15.6 1.2 136 104

Một trong những vấn đề chính mà khả năng sinh lời về mặt kinh tế của xăng sinh học là vốn cao. Các nhóm nghiên cứu đang thấy rằng các nhóm đầu tư hiện tại đang trở nên thiếu nhẫn nại với tốc độ của quy trình phát triển xăng sinh học. Thêm nữa, các nhóm môi trường có thể yêu cầu xăng sinh học phải được sản xuất theo cách bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là cá.[4] Một nhóm nghiên cứu nghiên cứu về khả năng sinh lời về mặt kinh tế của xăng sinh học phát hiện ra rằng phương pháp sản xuất hiện tại và giá thành sản xuất cao sẽ ngăn công chúng tiếp cận với xăng sinh học.[5] Nhóm này quả quyết rằng giá thành xăng sinh học sẽ cần phải xấp xỉ $800 một thùng, và họ cho rằng giá thành này là bất khả thi nếu so với giá sản xuất hiện tại.[6] Một vấn đề nữa đang ngăn cản sự thành công của xăng sinh học đó chính là việc thiếu việc miễn thuế. Chính phủ đang miễn thuế cho nhiên liệu ethanol nhưng vẫn chưa miễn thuế cho xăng sinh học.[7] Điều này khiến xăng sinh học là một lựa chọn ít hấp dẫn hơn nhiều cho người tiêu dùng. Cuối cùng, việc sản xuất xăng sinh học có thể có ảnh hưởng lớn tới nền công nghiệp trồng trọt. Nếu xăng sinh học trở thành một loại năng lượng thay thế nghiêm túc thì một lượng lớn đất đai trồng trọt được đang còn tồn tại của chúng ta sẽ bị chuyển đổi thành trồng các loại cây chỉ nhằm mục đích sản xuất xăng sinh học. Việc này có thể làm giảm lượng đất sử dụng để trồng thực phẩm cho con người và có thể làm giảm nguồn cung lương thực tổng thể. Điều này sẽ gây ra hiện tượng tăng giá thành thực phẩm nói chung.[7]

  • Nhiên liệu tảo
  • Chất dẻo sinh học

  1. ^ New energy act to fuel flow of 'biogasoline'
  2. ^ BGT biogasoline
  3. ^ “Biogasoline - Definition, Glossary, Details”. Oilgea.com. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ Aylot, Matthew. “Forget palm oil and soya, microalgae is the next big biofuel source”. The Ecologist. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ Thom, Lindsay. “Biofuels, Bioproducts, and Biorefining”. bcic.ca. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  6. ^ Grimley, Chris. “Algae Case Study”. Nanostring Technology. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  7. ^ a b Vnokurov, V. A.; A.V. Barkov; L. M. Krasnopol'skya; E.S. Mortikov (ngày 2 tháng 11 năm 2010). “CURRENT PROBLEMS. Alternative Fuels Technology”. Chemistry and Technology of Fuels and Oils. 46 (2): 75–78. doi:10.1007/s10553-010-0190-y.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xăng_sinh_học&oldid=68348314”