Tại sao ngựa chạy không mệt

* Vì sao ngựa ngủ đứng?

Tài phi của ngựa thì ai cũng biết vì ngựa có thân hình thon dài, bốn chân vững chắc nhưng có đặc tính không giống với các loài động vật khác là ngủ đứng vào ban đêm.

Ngựa ngủ đứng là theo tập tính sinh hoạt của ngựa hoang dã. Ngựa hoang dã sống ở các vùng thảo nguyên, sa mạc rộng lớn. Thời cổ xưa, ngựa vừa là đối tượng săn bắn của con người, lại là món ăn ngon của động vật ăn thịt như sói. Những động vật ăn thịt như sói... thường kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày chúng ẩn nấp trong các bụi cỏ, hang động để nghỉ ngơi. Ngựa không giống bò, dê có thể dùng sừng chiến đấu với kẻ địch mà chỉ có một cách là chạy nhanh để chạy trốn kẻ địch. Để nhanh chóng kịp thời chạy trốn kẻ địch, ban đêm ngựa không thoải mái ngủ yên; ngay cả ban ngày, ngựa cũng phải ngủ đứng để đề phòng bất trắc. Tập tính đứng ngủ của ngựa hoang vẫn được bảo lưu đến ngày nay.

Trong số các loài động vật, ngoài ngựa ra, lừa cũng có tập tính ngủ đứng vì môi trường sinh hoạt của tổ tiên chúng gần giống với ngựa hoang.

* Vì sao tai ngựa thường vẫy?

Cũng như những loài động vật khác, ngựa dùng tai làm cơ quan thính giác. Và có một điều lý thú là ngựa dùng tai để thể hiện tình cảm như “buồn”, “vui”, “giận”, “thích”...

Thợ nuôi dưỡng ngựa thông thường quan sát “thần thái”, cơ trên người ngựa, động tác của các cơ trên mặt, tình hình hoạt động của đuôi, tứ chi và tiếng hí... Ví dụ khi ngựa đói, nếu chưa có thể kịp thời cho ăn, ngựa sẽ nôn nóng dùng chân trước không ngừng đập xuống đất. Khi bị giật mình, ngựa sẽ duỗi chân sau ra, dùng chân sau đá loạn, biểu cảm của nó thể hiện rõ nhất là trên nét mặt. Trong đó biểu cảm càng rõ hơn là tai, mũi, mắt. Trong những cơ quan này “biểu cảm”, người quan sát dễ cảm nhận là tai, do đó thợ nuôi dưỡng ngựa giàu kinh nghiệm có thể biết tâm tình của nó từ sự “biểu cảm” của tai ngựa.

Khi ngựa “tâm tính” dễ chịu, tai dựng lên thẳng, gốc tai rất có lực, chỉ thường hơi lay động. Khi không vui, tai ngựakhông ngừng lay động trước sau. Khi căng thẳng, nó liền ngẩng mặt lên cao, tai dựng thẳng về hai bên. Khi phấn chấn, tai của ngựa thông thường đều ngả về phía sau. Sau khi lao động, nó cảm thấy rất mệt mỏi, gốc tai lộ rõ vẻ mệt mỏi, tai ngả về phía trước hoặc hai bên. Khi buồn ngủ mà muốn nghỉ ngơi, tai ngựa rủ về hai bên. Khi sợ hãi, tai ngựa không ngừng lay động một cách căng thẳng, mà mũi còn phát ra một loại âm thanh dân gian gọi nó là “âm mũi”. Trong đêm, tình trạng này đặc biệt nhiều.

Khi quan sát tai ngựa ta có thể biết “tâm tính” khác nhau của chúng, nếu lại nhìn biểu cảm của mũi và mắt nó, động tác dao động của đuôi nó thì có thể tìm hiểu rất nhiều về tình cảm của ngựa.

KN [st]

Tin liên quan

Hầu hết những loài động vật ăn cỏ móng guốc đều là con mồi cho những loài ăn thịt. Để tạo điều kiện cho việc tẩu thoát nhanh chóng, một số loài đã hình thành thói quen ngủ đứng. Ngựa, ngựa vằn và voi khi ngủ thường dựng đứng, chúng luôn cảnh giác và sẵn sàng bỏ chạy.

Những động vật này đã tiến hóa trong một thời gian dài, và cuối cùng tiến hóa thành một cấu trúc cơ thể có thể đứng vững trong thời gian dài mà không mệt mỏi. Cấu trúc cơ thể này được gọi là "stay apparatus" - gồm hệ thống các dây chằng và gân cho phép khóa các khớp xương ở chân khi chúng ngủ, để duy trì tư thế đứng thẳng. Điều này cho phép chúng có thể đứng mà sử dụng rất ít sức mạnh cơ bắp ở chân. Theo đó, ngựa nhà cũng được thừa hưởng đặc điểm này của tổ tiên chúng - ngủ đứng hầu hết thời gian, ngay cả trong chuồng.

Ở trong chuồng, ngựa có thể không gặp nhiều nguy hiểm bị thú ăn thịt săn mồi, nhưng chúng vẫn ngủ đứng giữa ban ngày. Trong số các loài động vật, ngoài ngựa ra, lừa cũng có tập tính ngủ đứng vì môi trường sinh hoạt của tổ tiên chúng gần giống với ngựa hoang.

Ngoài ra, loài ngựa vẫn có thể nằm ngủ, nhưng tư thế nằm ngủ lại mang lại cho chúng không ít phiền toái, đặc biệt là nằm nghiêng. Nếu để ngựa nằm trong thời gian dài có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Nhưng những con ngựa con ngủ như thế này là chuyện bình thường.

Không phải lúc nào ngựa cũng ngủ đứng, trong trường hợp cần ngủ sâu để hồi phục sức khỏe, chúng cũng sẽ nằm ngủ như hầu hết các loài thú khác. Lúc này, đàn ngựa sẽ thực hiện chiến thuật làm việc nhóm. Cụ thể, một chú ngựa nhận nhiệm vụ canh gác trong khi cả đàn chợp mắt.

Khi nằm lâu, ngựa rất dễ bị liệt nếu như không trở mình kịp thời. Việc cho ngựa nằm lâu sẽ dẫn đến việc tuần hoàn máu của vùng da dưới cơ thể bị cản trở, cộng với hệ thống thông gió kém, độ ẩm cao sẽ dễ hình thành bệnh "nổi mụn".

Bệnh "bedsore" ở ngựa thường xảy ra ở những vùng xương nổi rõ và cơ bắp không đầy đặn. Chẳng hạn như tứ chi, khuỷu tay, đốt sống lưng và đầu.

Khi ngựa nằm, một bên mắt sẽ bị áp xuống, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Ngay cả khi có thêm miếng đệm, mắt vẫn bị ảnh hưởng bởi áp lực trực tiếp. Mí bên bị nén không thể đóng mở được, dây thần kinh mặt cũng sẽ bị tổn thương do bị chèn ép lâu, rất dễ gây viêm loét giác mạc, viêm giác mạc.

Ngựa có mắt lớn nhất trong những loài động vật có vú, mắt nằm hai bên mặt nên có nhãn quan rộng hơn 350 độ, mắt tinh thấy rõ ban ngày cũng như ban đêm. Mắt chúng cũng nặng hơn gấp 9 lần so với mắt người. Mắt ngựa có 3 mí, hai mí bình thường và một mí thứ ba là một màng chớp nằm ở góc bên trong của mắt. Tuy nhiên, mắt ngựa thuộc loại nhị sắc [dichromatic], tức chỉ xác định được khi màu chứa không quá hai quang phổ [spectral lights]. Do đó, ngựa không phân biệt được màu đỏ và màu xanh, màu nào chứa quang phổ đỏ thì ngựa thấy nhòa lẫn với màu xanh.

Khi ngựa nằm, một bên phổi bị ép hoàn toàn vào dưới thân, tuần hoàn máu của phổi bị tắc nghẽn, lồng ngực không thể nở ra bình thường như khi đứng, và sự thông khí của phổi bị ức chế. Đồng thời, do lỗ mũi sát đất nên dễ hít phải các dị vật như bụi, vi khuẩn, khả năng nhiễm trùng thứ phát vào phổi cũng tăng lên rất nhiều.

Ngựa là động vật ăn cỏ không nhai lại do dạ dày của nó không có nhiều ngăn như những gia súc khác. Mặc dù vậy, nó vẫn có khả năng tiêu hóa được xenlulo. Ngựa thường tiết ra khoảng 20-80 lít nước bọt mỗi ngày để hỗ trợ cho việc tiêu hóa. Điều đặc biệt, ngựa không biết nôn mửa nên khi ngộ độc có thể chết dễ dàng.

Một nghiên cứu năm 2010 tiết lộ kết quả đáng ngạc nhiên về trí thông minh của ngựa, đặc biệt là khả năng ghi nhớ. Không chỉ hiểu được lời nói, ngựa còn có khả năng nhớ rất lâu. Nếu một con ngựa được chăm sóc và đối xử tốt, nó sẽ nhớ người chăm sóc cho đến lúc chết. Đặc biệt, con ngựa sẽ ngay lập tức nhớ ra người đã chăm sóc nếu nhìn thấy họ, dù không được gặp trong thời gian dài. Chúng cũng có thể nhớ được các địa điểm khá tốt.

Ngày nay, ngựa được nuôi để phục vụ cho các cuộc thi và hoạt động thể thao, giải trí... Việc nuôi ngựa đang dần trở thành một hoạt động kinh doanh lớn ở nhiều nước trên thế giới. Riêng ở Mỹ, khoảng 4,6 triệu người đang làm các công việc kinh doanh có liên quan đến ngựa với số lượng ngựa lên đến 9 triệu con. Ngành công nghiệp ngựa ở quốc gia này ước tính đạt 39 tỷ USD mỗi năm. Thịt ngựa được coi là một món ăn thông dụng ở nhiều nước trên thế giới. Người Pháp không chỉ ăn thịt ngựa, mà còn ăn óc và tim ngựa. Trên thực tế, thịt ngựa đã trở thành món ăn của con người kể từ khi chúng xuất hiện. Trong chiến tranh, thịt ngựa là món ăn cung cấp nhiều protein mà lại có giá thành rẻ. Ngày nay, thịt ngựa được ưa chuộng vì có mùi vị đặc biệt.

//genk.vn/tai-sao-ngua-lai-ngu-dung-20220127102152718.chn

Video liên quan

Chủ Đề