Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Những điều giản dị này có sức "gây nghiện", khiến bạn yêu Hà Nội và Sài Gòn mê mệt, dù chỉ ghé qua một lần hay gắn bó lòng mình với thành phố.

Những điều khiến ta yêu Hà Nội rất đỗi dịu dàng, ngọt ngào và mang hơi hướm cổ xưa; còn những điều khiến ta yêu Sài Gòn, đúng như phong thái của thành phố: náo nhiệt, ồn ã mà không khỏi khiến lòng nhớ thương.

Mỗi thành phố mang trong mình một vẻ đẹp, một màu vẻ riêng biệt, nhưng đều khiến người ta "ghét lên ghét xuống", dù một lần hạnh ngộ thoáng qua hay cả đời duyên nợ.

Thói quen tập thể dục sáng sớm của người Hà Nội, chẳng rõ có từ khi nào, chỉ biết, nó đã trở thành một hình ảnh đặc trưng, một hoạt động rất... Hà Nội. Cảnh những người già chậm rãi tản bộ quanh những bờ hồ, những bà cụ tập dưỡng sinh, múa quạt hay những người trẻ chạy bộ đến mướt mồ hôi đã đi vào tâm trí những người yêu Hà Nội. Còn ở Sài Gòn, buổi sáng được "định vị" bằng cảnh người dân ngồi cafe bệt, vừa nhâm nhi ly cafe đá vừa đọc báo trước khi bắt đầu một ngày làm việc. 


 

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Ngày mới ở Hà Nội dường như bắt đầu sớm hơn với hoạt động tập thể dục, còn ở Sài Gòn, khó có thể có một buổi sáng trọn vẹn nếu chưa ra Nhà thờ Đức Bà hay công viên ngồi cafe bệt và đọc báo. 

Nét văn hóa ẩm thực của hai thành phố, dù khác biệt, đều để lại những ấn tượng đặc biệt. Nếu món ăn Hà Nội níu chân người bởi sự trọn vẹn, chỉn chu của nền ẩm thực tinh tế, cầu kỳ và nhiều gia vị thì món ăn Sài Gòn "thoáng" hơn, là sự "lai tạp" của những nét ẩm thực nhiều vùng miền. Không dễ để xác định, món ăn nào ngon nhất, tuyệt với nhất trong "kho tàng" ẩm thực phong phú đó, nhưng có thể nói, hai món ăn gây thương nhớ nhất của Hà Nội và Sài Gòn là phở và cơm tấm sườn bì.    

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Nếu đến Hà Nội mà không ăn phở, vào Sài Gòn mà không nếm cơm tấm sườn bì, chúng ta đã "phí nữa đời người".

Một trong những điều khiến ta yêu Hà Nội là những gánh hàng rong, mà đặc trưng nhất là những gánh hàng hoa. Những mùa hoa đi qua những vòng xe, nào cúc, nào sen, loa kèn, bách nhật, cúc họa mi... để lại trong lòng người xốn xang. Hàng rong Sài Gòn, thật lạ, hầu hết đều là những hàng ăn vặt. Bởi thế, Sài Gòn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây... bội thực, bởi những xe bánh tráng trộn, hủ tíu gõ, trái cây, bò bía, sâm lạnh... tấp nập trên hè phố.

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Thứ hàng rong đặc trưng nhất của Hà Nội là hoa, còn ở Sài Gòn, hàng rong chủ yếu bán đồ ăn vặt. 

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Người Sài Gòn "ghiền" cafe đá, và ngay cả những quán lề đường cũng có thể có những ly cafe ngon tuyệt, còn với người Hà Nội, đồ uống thông dụng nhất là trà đá.

Nếu Sài Gòn gây "ghét lên ghét xuống" với những cơn mưa bất chợt, với hai mùa mưa nắng tách biệt thì Hà Nội 4 mùa, đặc biệt là mùa thu ngọt ngào cũng khiến lòng người mê mải. Mùa thu Hà Nội ngọt lành trong hương cốm, nồng nàn hương hoa sữa không dễ quên, nếu ai đã "lỡ" một lần nếm trải; còn những mùa mưa - nắng Sài Gòn, mùa lá me bay, mùa trái sao dầu rơi sẽ để lại những xao xuyến không thôi. 

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Chẳng có mùa thu lãng đãng, hanh hao như Hà Nội, Sài Gòn níu lòng người bằng những cơn mưa bất chợt.

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Những hàng me già trong mùa bay lá là một trong những điều khiến ta yêu Sài Gòn, cũng như ta đã mê mải mùa hoa sữa, mùa lá sấu vàng rụng rơi.

Tính cách, phong thái sống đặc trưng của hai thành phố cũng để lại những ấn tượng khó phai. Người Sài Gòn tánh kỳ, làm gì cũng nhanh, cũng nhiệt tình, bao dung và hồn hậu. Chẳng ở đâu như Sài Gòn, khi quên chưa gạt chân chống, bạn sẽ được cả đường "la ó" nhắc nhở: "Con ơi/anh ơi/em ơi chưa gạt chân chống kìa, coi chừng té" hay khi bỏ quên một chiếc điện thoại trong hàng sửa chữa vài tháng rồi quên, khi bạn quay lại, nhân viên vẫn nhớ bạn là ai và trả lại cho bạn chiếc điện thoại đã sửa xong. Còn ở Hà Nội, sự chậm rãi và từ tốn là nhịp sống hằng ngày. Người Hà Nội có thể chẳng vồn vã mời bạn về nhà dùng bữa khi vừa quen, nhưng khi đã trở thành bạn bè, họ sẽ coi bạn như người trong gia đình. 

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Sài Gòn khiến người ta cảm nhận được sự đôn hậu, ấm áp và sống vì hiện tại, khác hẳn với sự trầm tư, chậm rãi của cuộc sống ở Hà Nội.  

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Sự chỉn chu trong cách ăn mặc, trưng diện của người Hà Nội đã trở thành thương hiệu; còn ở Sài Gòn, điều tuyệt vời nhất là bạn mặc sao cũng được, chơi sao cũng được, thậm chí hơi xuề xòa một chút cũng OK, miễn là bạn cảm thấy thoải mái.

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Sài Gòn gây "nghiện" bởi sự náo nhiệt, ồn ã của một thành phố không ngủ, của những tòa cao ốc hiện đại, của nhịp sống lúc nào cũng rộn rã; còn Hà Nội khiến lòng người xôn xao bởi những con phố dài, những ngôi nhà cổ mái ngói thâm nâu cổ kính nhuộm màu thời gian.

Tại sao người sài gòn ghét người hà nội

Mùa đông Hà Nội về cùng nỗi nhớ heo may, nhớ bánh chưng, thịt đông, nhớ cành đào ửng hồng ngày Tết. Nỗi nhớ thành phố này sẽ cồn cào hơn cả, đặc biệt với những người xa xứ bởi không khí ẩm sực hương trầm, bởi cái ấm áp quây quần bên mâm cơm ngày Tết nguyên đán, bởi những bình yên, chúc tụng ngày cuối năm. Còn Sài Gòn, phải chăng chỉ có hai mùa mưa - nắng, chỉ có nắng vàng rực rỡ quanh năm mà Tết cũng rộn rã như ngày thường, mà ngày nào cũng có thể trở thành một lễ hội ngập những niềm vui?

Nguồn:  Trí Thức Trẻ

806 người xem

Nguyễn Phú Trọng phát ngôn: "Tổng Bí thư phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận! " khi nội bộ người CS tranh giành quyền bính vào năm 2015.

Nguyễn Thiện Nhân - vào năm 2018 - thuyết phục người dân mất đất tại Thủ Thiêm: "Tôi nói tiếng Bắc nhưng tôi là người Nam. Tôi không gạt bà con đâu".

Ông Trọng và ông Nhân không phải là những người đầu tiên "kêu gọi" chia rẽ dân tộc Việt Nam, nhưng họ là những người Cộng Sản đầu tiên không cần che giấu (đặc biệt cả hai ông đều đang nắm trọng trách rất cao trong chế độ độc đảng toàn trị) sự kỳ thị vùng miền kinh khủng như vậy!

Lời phát ngôn hàm hồ của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thiện Nhân dường như "động viên" toàn dân Việt Nam lao vào cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" đời mới (!).

"Trôi theo dòng đời" tao loạn...

Lịch sử dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ phía Bắc - điều không thể chối cãi.

Kể từ khi vĩ tuyến 17 được phân định, người Bắc tháo chạy khỏi "bàn tay người CS" vào năm 1954.

Khi di cư, người Bắc mang theo văn hóa và cả giọng nói làm "hành trang" vào Nam.

Để thuyết phục đông đảo bạn đọc, nhất thiết phải chứng minh tính đại diện cho bất kỳ đề tài nào.

Hãy nhìn "dân Bắc Kỳ" thành danh và nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc để dễ thấy nhất: đại gia đình nhạc sĩ Phạm Duy (cả ca sĩ Thái Thanh và các con của bà), đại gia đình nhạc sĩ Lữ Liên (với các con: Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lưu Bích, Anh Tú) , Khánh Ly, Lệ Thu, Sĩ Phú v.v... và hàng hà sa số "ca nhạc sĩ Bắc Kỳ" khác.

Trong lĩnh vực điện ảnh, người ta không thể nào quên "nữ tài tử Bắc Kỳ" Kiều Chinh với tài sắc vẹn toàn. Song song bà Kiều Chinh là "nam tài tử Bắc Kỳ" Trần Quang với chất "đàn ông đất Bắc" đậm nét, một thời làm "chết mê chết mệt" phụ nữ miền Nam và sự ngưỡng mộ của nam nhân Sài Gòn...

Bên cạnh đó, các lãnh vực khác, người gốc Bắc không thiếu: Chính trị (Phó TT Nguyễn Cao Kỳ), khoa học (Dương Nguyệt Ánh, Lưu Lệ Hằng), quân sự (Lương Xuân Việt, Nguyễn Từ Huấn) và nhiều nhân vật tên tuổi chói lọi không thể dẫn ra hết được.

Phải nói công tâm, giọng nói "đúng gốc" của người Bắc chuẩn xác và sang trọng. Hãy nhìn nữ MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, dù cô rời Sài Gòn ở tuổi thiếu nhi, nhưng giọng nói của cô vẫn "đặc sệt" chất Bắc Kỳ mà sang trọng. Về nam, hình ảnh đại diện về "giọng nói đàn ông miền Bắc", có lẽ nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đủ thuyết phục đông đảo bạn đọc, dù ông đã ngoài 70.

Ngay trong đời sống thường nhật, giọng nói của người miền Bắc, trước đây không có kiểu uốn éo (kể cả nam nhân). Quý độc giả có thể xem qua chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" sẽ thấy rất rõ "kiểu nói" của lớp trung niên và lớp trẻ miền Bắc hiện nay.

Đặc biệt cách phát âm dấu "sắc" với chữ "cố lên", "đánh nhau", "chú - cháu" v.v... Nó không còn đúng nữa! Nếu chú ý một chút, cách phát âm đó ở giữa dấu "hỏi" và dấu "sắc", chính nó đã làm giọng nói bị méo mó rất nhiều và nghiêng hẳn về "làm màu" cho đủ độ... "sang trọng" (!), nhưng lại gây khó chịu cho người nghe. Rất tiếc, người Bắc hiện nay dường như không nhận ra mà kiểu "uốn éo" dấu "sắc" đang ngày càng lan rộng, dễ dàng bắt gặp trên các đài truyền hình phía Bắc.

Người Bắc chính gốc Hà Nội có tốc độ nói vừa phải. Cách nói của người Bắc sau này, không những nhanh mà tỏ ra rất vội vã, rất bộp chộp như sợ người khác tranh phần (!).

Văn hóa và giáo dục

Tại sao phải nói dông dài về dấu "sắc" và cách nói vội vã?! Việc ngỡ nhỏ xíu, nhưng thật ra không hề nhỏ!

Nhân cách của một dân tộc xuất phát từ văn hóa và giáo dục.

Sau cuộc tháo chạy vào năm 1954, người Bắc chính gốc Hà Nội hầu như còn rất ít, như người Sài Gòn chính gốc còn ở lại, sau "siêu thảm họa" 1975.

Số lượng "dân Hà Nội chính gốc" ít ỏi đó tuân theo quy luật "lượng đổi chất đổi" của Triết Học.

Chính "lượng người Hà Nội chính gốc" quá ít (tức lượng đổi), nó không còn đủ sức níu giữ "văn hóa ngàn năm văn hiến" (tức chất đổi) của người Bắc nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Cùng với "văn hóa ngàn năm văn vật" tháo chạy vào Nam, thì "giáo dục XHCN" chễm chệ vị trí "chính diện" trong toàn bộ các ngôi trường từ vĩ tuyến 17 trở ra (!).

Trẻ con đều được dạy nói trước khi biết đọc, biết viết. "Chất giọng" người Hà Nội Xưa cũng mai một dần theo năm tháng. Đó là hậu quả của "giáo dục XHCN" làm cho "giọng nói uốn éo" mất đi sự sang trọng và tự nhiên. Thật dễ hiểu với giáo viên có khá nhiều thầy cô "ngọng líu ngọng lo"! Phùng Xuân Nhạ bị người đời chế giễu chữ "lờ" và chữ "nờ", thật ra ông ta là một "sản phẩm đời sau" của loại "giáo dục phi triết lý" mà thôi!

Như "mưa dầm thấm đất", giọng nói, cách nói của người Hà Nội chính gốc đã phôi phai dần... Hàng chục năm rồi! Còn gì nữa mà không thấy?!

Người ta dễ dàng phân biệt được một người "Bắc 54" và một người "Bắc 75" thông qua, không chỉ giọng nói mà còn cách nói chuyện, cách hành xử, cách đi đứng, thẩm mỹ trong trang phục & phục sức, kể cả trong "văn hóa ẩm thực" tại nhà hàng sang trọng hay ở bàn nhậu trên vỉa hè...

(Còn nữa)