Tại sao nói Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN la một tất yếu khách quan

TÍNH TẤT YẾU BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Đăng ngày 9:33 sáng 29/10/2020
Tại sao nói Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN la một tất yếu khách quan

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đã được Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”(1). Xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn phù hợp với quy luật chung đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay, phù hợp với điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đó là một tất yếu khách quan, được thể hiện ở cả phương diện lý luận và phương diện thực tiễn.

Về mặt lý luận: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một kiểu quá độ gián tiếp (loại hình quá độ đặc biệt của đặc biệt). Khi nghiên cứu về sự phát triển của lịch sử, C. Mác và Ph.Ăng ghen đã khẳng định, lịch sử xã hội vừa phát triển theo con đường tuần tự, vừa phát triển theo con đường nhảy vọt. Năm 1881, khi theo dõi tình hình nước Nga, C.Mác cho rằng sự tồn tại đồng thời của nền kinh tế phương Tây đang thống trị trên thị trường thế giới, cho phép nước Nga có thể áp dụng những thành tựu mà chế độ tư bản đã đạt được mà không phải trải qua chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, Ph.Ăng ghen đã đề cập đến một điều kiện tiên quyết cho khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hội của các nước lạc hậu như nước Nga lúc bấy giờ. Điều kiện đó chính là sự thắng lợi của giai cấp vô sản ở các nước phương Tây. Là một thuận lợi có thể tránh được những đau khổ mà các nước phương Tây đã trải qua.

Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ sau cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917), kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng ghen, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định tính tất yếu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa ở các nước tiền tư bản chủ nghĩa hoặc thuộc địa và phụ thuộc. Ông viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô Viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”(2). Với quan điểm đó, Đảng ta đã vận dụng đúng đắn trong việc xác định và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, tính tất yếu của thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định từ rất sớm. Trong Chính cương vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Ngay từ khi tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn loại hình quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa nửa phong kiến trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Về mặt thực tiễn: Trước khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đã có nhiều sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã tìm đường cứu nước. Tuy nhiên, chưa có ai tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, do con đường mà họ lựa chọn không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử Việt Nam. Chỉ khi Nguyễn Ái Quốc đọc được “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin thì con đường giải phóng dân tộc mới đem lại kết quả – giải phóng dân tộc khỏi áp bức, bất công. Vì vậy, vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin, lựa chọn con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu và phù hợp. Chủ nghĩa tư bản tuy đã có nhiều điều chỉnh về mặt lợi ích, giải quyết có hiệu quả về phát triển kinh tế cũng như một số vấn đề xã hội. Tuy nhiên, bản chất của chế độ áp bức, bóc lột thì không thay đổi, khoảng cách giàu nghèo, phân biệt màu da, chủng tộc chưa được khắc phục; nhiều tệ nạn xã hội chưa được giải quyết; khủng bố, gây chiến tranh vẫn là vấn đề nóng bỏng. Do vậy, chủ nghĩa tư bản không phải là một xã hội mà tương lai của loài người muốn đạt tới.

Ngoài ra, điều kiện cần thiết cho phép chúng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đó là: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thử thách, được khẳng định và trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu cho quá trình tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta; Nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đã được thiết lập và củng cố qua công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã được thiết lập, phát huy ngay trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và sẽ tiếp tục được phát huy vai trò nòng cốt trong khối đại đoàn kết dân tộc để đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; sự giúp đỡ của phong trào cách mạng thế giới và nhân loại tiến bộ mà trước hết là sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Nhìn lại 30 năm đổi mới từ năm 1986 – 2016, Đảng ta đánh giá: “Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội từng bước hình thành, phát triển. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường. Văn hóa – xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao”(3). Từ đó, khẳng định rằng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam đã góp phần minh chứng một chân lý của thời đại: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” và sự lựa chọn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng của nhân dân ta là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.

CN. Nông Thị Thanh Hường

Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở

Chú thích:

(1): Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 84.

(2): V.I.Lênin toàn tập, Nxb. Tiến Bộ, Mácxcơva, 1980, tập 41, tr.295.

(3): Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.65-66.

Chia sẻ FacebookGoogle+EmailPrint

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đã được Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”(1). Xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn phù hợp với quy luật chung đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay, phù hợp với điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đó là một tất yếu khách quan, được thể hiện ở cả phương diện lý luận và phương diện thực tiễn.

Về mặt lý luận: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một kiểu quá độ gián tiếp (loại hình quá độ đặc biệt của đặc biệt). Khi nghiên cứu về sự phát triển của lịch sử, C. Mác và Ph.Ăng ghen đã khẳng định, lịch sử xã hội vừa phát triển theo con đường tuần tự, vừa phát triển theo con đường nhảy vọt. Năm 1881, khi theo dõi tình hình nước Nga, C.Mác cho rằng sự tồn tại đồng thời của nền kinh tế phương Tây đang thống trị trên thị trường thế giới, cho phép nước Nga có thể áp dụng những thành tựu mà chế độ tư bản đã đạt được mà không phải trải qua chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, Ph.Ăng ghen đã đề cập đến một điều kiện tiên quyết cho khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hội của các nước lạc hậu như nước Nga lúc bấy giờ. Điều kiện đó chính là sự thắng lợi của giai cấp vô sản ở các nước phương Tây. Là một thuận lợi có thể tránh được những đau khổ mà các nước phương Tây đã trải qua.

Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ sau cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917), kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng ghen, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định tính tất yếu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa ở các nước tiền tư bản chủ nghĩa hoặc thuộc địa và phụ thuộc. Ông viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô Viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”(2). Với quan điểm đó, Đảng ta đã vận dụng đúng đắn trong việc xác định và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, tính tất yếu của thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định từ rất sớm. Trong Chính cương vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Ngay từ khi tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn loại hình quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa nửa phong kiến trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Về mặt thực tiễn: Trước khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đã có nhiều sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã tìm đường cứu nước. Tuy nhiên, chưa có ai tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, do con đường mà họ lựa chọn không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử Việt Nam. Chỉ khi Nguyễn Ái Quốc đọc được “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin thì con đường giải phóng dân tộc mới đem lại kết quả – giải phóng dân tộc khỏi áp bức, bất công. Vì vậy, vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin, lựa chọn con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu và phù hợp. Chủ nghĩa tư bản tuy đã có nhiều điều chỉnh về mặt lợi ích, giải quyết có hiệu quả về phát triển kinh tế cũng như một số vấn đề xã hội. Tuy nhiên, bản chất của chế độ áp bức, bóc lột thì không thay đổi, khoảng cách giàu nghèo, phân biệt màu da, chủng tộc chưa được khắc phục; nhiều tệ nạn xã hội chưa được giải quyết; khủng bố, gây chiến tranh vẫn là vấn đề nóng bỏng. Do vậy, chủ nghĩa tư bản không phải là một xã hội mà tương lai của loài người muốn đạt tới.

Ngoài ra, điều kiện cần thiết cho phép chúng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đó là: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thử thách, được khẳng định và trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu cho quá trình tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta; Nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đã được thiết lập và củng cố qua công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã được thiết lập, phát huy ngay trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và sẽ tiếp tục được phát huy vai trò nòng cốt trong khối đại đoàn kết dân tộc để đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; sự giúp đỡ của phong trào cách mạng thế giới và nhân loại tiến bộ mà trước hết là sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Nhìn lại 30 năm đổi mới từ năm 1986 – 2016, Đảng ta đánh giá: “Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội từng bước hình thành, phát triển. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường. Văn hóa – xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao”(3). Từ đó, khẳng định rằng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam đã góp phần minh chứng một chân lý của thời đại: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” và sự lựa chọn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng của nhân dân ta là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.

CN. Nông Thị Thanh Hường

Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở

Chú thích:

(1): Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 84.

(2): V.I.Lênin toàn tập, Nxb. Tiến Bộ, Mácxcơva, 1980, tập 41, tr.295.

(3): Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.65-66.