Tại sao phải lấp đất sau khi gieo hạt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    (trang 60 sgk Công nghệ 7): Em hãy nêu một vài ví dụ minh họa về cách kích thích hạt giống nảy mầm.

    Trả lời:

    – Đốt hạt áp dụng cho hạt có vỏ dày và cứng: lim, dẻ, xoan,…

    – Tác động bằng lực: đối với hạt vỏ dày và khó thấm nước như trẩu, lim, trám ta gõ hoặc khía hạt sau đó vùi vào tro ấm.

    – Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: Phổ biến áp dụng được với đa số các loại hạt.

    (trang 60 sgk Công nghệ 7): Mục đích cơ bản của các biện pháp kĩ thuật xử lí hạt giống trước khi gieo?

    Trả lời:

    Là làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kich thích mầm phát triển nhanh đều và diệt trừ mầm mống sâu bệnh.

    (trang 61 sgk Công nghệ 7): Quan sát hình 38, em hãy nêu và ghi vào vở bài tập tên và mục đích từng biện pháp chăm sóc ở vườn gieo ươm.

    Trả lời:

    Tại sao phải lấp đất sau khi gieo hạt

    – Làm giàn che. Biện pháp làm giàn che nhằm mục đích giảm bớt ánh sáng.

    Tại sao phải lấp đất sau khi gieo hạt

    – Tưới nước. Tưới nước nhằm làm cho cây con đủ ẩm.

    Tại sao phải lấp đất sau khi gieo hạt

    – Phun thuốc trừ sâu bệnh. Phun thuốc trừ sâu bệnh nhằm phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.

    Tại sao phải lấp đất sau khi gieo hạt

    – Làm cỏ. Làm cỏ, diệt cỏ dại nhằm giúp cho cây sinh trưởng nhanh hơn.

    (trang 61 sgk Công nghệ 7): Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nẩy mầm thấp cho biết do những nguyên nhân nào?

    Trả lời:

    Nguyên nhân: thời tiết xấu, sâu bệnh, chăm sóc chưa đạt yêu cầu.

    Câu 1 trang 62 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết các kích thích hạt giống cây rừng bằng đốt và tác động bằng lực.

    Lời giải:

    – Đốt hạt là sử dụng lửa đốt nhưng không làm cháy hạt, sau đó trộn hạt với tro để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm. Sử dụng cho những hạt vỏ dày, cứng lim, dẻ, xoan,…

    – Tác động bằng lực là tác động một lực lên hạt nhưng không làm hạt phôi cách làm là gõ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ tro hay cát ẩm. Ứng dụng cho hạt vỏ dày khó thấm nước như trẩu, lim, trám,…

    Câu 2 trang 62 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta.

    Lời giải:

    – Thời vụ:

    + Miền Bắc: tháng 11 đến tháng 2.

    + Miền Trung: tháng 1 đến tháng 2.

    + Miền Nam: tháng 2 đến tháng 3.

    – Quy trình gieo hạt: Gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, bệnh, bảo vệ luống gieo.

    Câu 3 trang 62 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu những công việc chăm sóc vườn gieo ươm, cây rừng.

    Lời giải:

    – Những công việc chăm sóc vườn gieo ươm, cây rừng là:

    + Làm giàn che.

    + Tưới nước.

    + Phun thuốc trừ sâu.

    + Làm cỏ.

    Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

    Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

    BÀI 24: GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG

    I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

      - Xđ được các cách t/đ làm cho hạt cây rừng có tỉ lệ nảy mầm cao và giải thích được cơ sở khoa học của mỗi cách t/đ đó

          - Trình bày được thời vụ gieo hạt ở mỗi vùng của nước ta, nhằm làm cho cây con sinh trưởng, pt tốt. Trình bày được trình tự các bước và yêu cầu kĩ thuật trong mỗi bước của quy trình gieo hạt cây rừng

          - Trình bày  được các công việc và mục đích của mỗi công việc trong quá trình chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng

         Hình thành những kỹ thuật gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

          - Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sp, cải thiện môi trường sinh thái.

    1. Năng lực, phầm chất hướng tới

          - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

          - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

    II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

          - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

         - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

    III. CHUẨN BỊ

                - Chuẩn bị của thầy: Tranh ảnh(Tranh vẽ hình 37, 38), giáo án, tài liệu tham khảo. Bảng phụ.

                - Chuẩn bị của Trò: đồ dùng, dụng cụ học tập.

    III. Chuẩn bị của giáo viên và hs:

         Hình 37,38 SGK phóng to.

         Xem trước bài 24.

    1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
    2. Tổ chức
    3. Kiểm tra bài cũ

           -  Nơi đặt vư­ờn ươm  cây rừng cần đạt những yêu cầu gì ?

           - Từ đất hoang muốn trở thành vườn ươm cần phải làm những việc gì ?

    Hs : Trả lời các câu hỏi.

      Gv : Nhận xét câu trả lời câu hỏi

    4. Bài mới

    HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

    Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

    Phương pháp dạy học:  Thuyết trình

    Định hướng phát triển năng lực:, năng lực nhận thức

    Gv gieo hạt là khâu kĩ thuật rất quan trọng ảnh h­ưởng trực tiếp tới tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, tới tỷ lệ sống và phát triển của cây con. Bài học hôm nay giúp chúng ta nắm đ­ược các nội dung cơ bản như­ kích thước hạt giống cây rừng nảy mầm, quy trình gieo hạt chăm sóc vườn ươm.  

    HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

    Mục tiêu: - các cách t/đ làm cho hạt cây rừng có tỉ lệ nảy mầm cao và giải thích được cơ sở khoa học của mỗi cách t/đ đó

          - Trình bày được thời vụ gieo hạt ở mỗi vùng của nước ta, nhằm làm cho cây con sinh trưởng, pt tốt. Trình bày được trình tự các bước và yêu cầu kĩ thuật trong mỗi bước của quy trình gieo hạt cây rừng

    Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

    Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

    Hoạt động của giáo viên

    Hoạt động của học sinh

    Nội dung

    _ Yêu cầu học sinh đọc phần I và trả lời các câu hỏi:

    + Trình bày  lên các cách xử lí hạt giống?

    + Nhắc lại kích thích hạt nẩy mầm bằng nước ấm là như thế nào?

    + Thế nào là cách xử lí hạt giống bằng cách đốt hạt?

    + Tác động bằng lực là cách xử lí như thế nào?

    _ Yêu cầu học sinh quan sát hình 37 và giải thích thêm về tác động bằng lực.

    + Cho một số ví dụ về các biện pháp kích thích hạt nẩy mầm mà em biết.

    + Mục đích cơ bản của các biện pháp kĩ thuật xử lí hạt giống trước khi gieo?

    _ Giáo viên sửa, bổ sung.

    _ Tiểu kết, ghi bảng.

    _ Học sinh đọc thông tin và trả lời:

    à Xử lí bằng các biện páhp: đốt hạt, tác động bằng lực, kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

    à Là ngâm hạt trong nước ấm.

    à Một số hạt vỏ dày và cứng có thể làm bằng cách đốt hạt nhưng không làm cháy hạt. Sau khi đốt trộn hạt với tro để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm.

    à Với hạt vỏ dày và khó thấm nước có thể tác động một lực lên hạt nhưng không làm hại phôi: gỏ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong kho hay cát ẩm.

    _ Học sinh quan sát và lắng nghe giáo viên giải thích.

    à Học sinh cho ví dụ.

    à Là làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui quza vỏ hạt, kich thích mầm phát triển nhanh đều và diệt trừ mầm mống sâu bệnh.

    _ Học sinh ghi bài.

    I. Kích thích hạt giống cây rừng nẩy mầm:

     Có 3 biện pháp:

    _ Đốt hạt: đốt nhưng không làm cháy hạt. Sau khi đốt trộn hạt với tro để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm.

    _ Tác động bằng lực: dùng một lực tác động lên hạt nhưng không làm hại phôi: gõ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong kho hay cát ẩm.

    _ Kích thích hạt nẩy mầm bằng nước ấm: ngâm hạt trong nước ấm.

     Mục đích: để hạt dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kích thích mầm phát triển nhanh, đểu và diệt trừ mầm mống sâu bệnh.

    _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.1 và cho biết:

    + Em nào nhắc lại thời vụ là gì?

    + Gieo hạt đúng thời vụ có tác dụng gì?

    + Cho biết khi ta gieo hạt vào tháng nắng nóng và mưa to có tốt không, vì sao?

    _ Giáo viên sửa, bổ sung.

    _ Giáo viên giảng thêm các mùa gieo hạt cây rừng ở cả 3 miền.

    _ Tiểu kết, ghi bảng.

    _ Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi:

    + Cho biết quy trình gieo hạt cây rừng diễn ra như thế nào?

    + Tại sao phải lấp đất sau khi gieo hạt?

     + Bảo vệ luống gieo nhằm mục đích gì?

    _ Giáo viên sửa, bổ sung.

    _ Giáo viên ghi bảng.

    _ Học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

    à Thời vụ là một khoảng thời gian trồng một loại cây trồng nào đó.

    à Gieo hạt đúng thời vụ

    Để giảm công chăm sóc và hạt có tỉ lệ nay mầm cao.

    àKhông tốt, vì có nhiều hạt chết do khô héo, hạt bị rửa trôi , tốn công che nắng che mưa , tốn công làm cỏ xới đất….

    _ Học sinh lắng nghe.

    _ Học sinh ghi bài.

    _ Học sinh đọc và trả lời:

    à Quy trình : gieo hạt => lấp đất => che phủ => tưới nước => phun thuốc trừ sâu , bệnh => bảo vệ luống gieo.

    à Nhằm chống nắng, ngăn chặn rửa trôi hạt, giữ ẩm cho hạt.

    à Nhằm phòng trừ sâu bệnh hại, chống chuột và côn trùng ăn hạt và hại cây mầm…

    _ Học sinh ghi bài.

    II. Gieo hạt:

     1. Thời vụ gieo hạt:

      Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh miền bắc từ tháng 11 – 2 năm sau, miền trung từ tháng 1 – 2 , miền nam từ tháng 2 -3.

    2. Quy trình gieo hạt:

      Gồm có:

    _ Gieo hạt.

    _ Lấp đất.

    _ Che phủ.

    _ Tưới nước.

    _ Phun thuốc trừ sâu bệnh.

    _ Bảo vệ luống gieo.

    _ Yêu cầu 1 học sinh đọc to phần thông tin và cho biết:

    + Chăm sóc vườn gieo ươm nhằm mục đích gì?

    _ Giáo viên treo hình 38 Và trả lời các câu hỏi sau khi quan sát:

    + Chăm sóc vườn gieo ươm câu rừng bao gồm các biện pháp nào?

    + Hình a là biện pháp gì và mục đích của biện pháp này?

    + Hình b là biện pháp gì và mục đích của biện pháp này?

    + Hình c là biện pháp gì và nhằm mục đích gì?

    + Hình d là biện pháp gì và nhằm mục đích gì?

    + Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nẩy mầm thấp  cho biết do những nguyên nhân nào?

    _ Giáo viên hoàn thiện kiến thức.

    _ Tiểu kết, ghi bảng.

    _ Học sinh đọc ,to và trả lời câu hỏi:

    à Nhằm tạo hoàn cảnh sốnh thích hợp để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt.

    _ Học sinh quan sát và trả lời:

    à Gồm có các biện pháp:

    + Làm giàn che.

    + Tưới nước.

    + Phun thuốc trừ sâu bệnh.

    + Làm cỏ.

    à Biện pháp làm giàn che nhằm mục đích giảm bớt ánh sáng.

    à Tưới nước nhằm làm cho cây con đủ ẩm.

    à Phun thuốc trừ sâu bệnh nhằm phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.

    à Làm cỏ, dioệt cỏ dại nhằm giúp cho cây sinh trưởng nhanh hơn.

    à Nguyên nhân: thời tiết xấu, sâu bệnh, chăm sóc chưa đạt yêu cầu.

    _ Học sinh ghi bài.

    III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

       Chăm sóc vườn gieo ươm nhằm tạo hoàn cảnh sống thích hợp để hạt nẩy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt.

       Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm:che mưa, che nắng, tưới nước, bón phân, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu bệnh, tỉa cây để điều chỉnh mật độ.

    HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

    Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

    Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

    Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

       _ Kích thích hạt nay mầm có mấy biện pháp, kể ra?

       _ Quy trình gieo hạt gồm mấy bước?

       _ Phải chăm sóc vườn gieo ươm  như thế nào?

            Bài tập

         Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống ở các câu sau:

      a. Kích thích hạt nẩy mầm bằng cách :................................................

      b. Quy trình gieo hạt cây rừng trên luống đất là:.................................

      c. Các biện pháp chăm sóc vườn gieo ươm là:....................................

         Cho các cụm từ: đốt hạt, gieo hạt, lấp đất, tác động bằng lực, che phủ, tưới nước, làm mái che, làm cỏ, nước ấm, phun thuốc trừ sâu bệnh.

         Đáp án:

            a. Đốt hạt, tác động bằng lực, bằng nước ấm

              b. Gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, bệnh, bảo vệ luống gieo.

              c. Làm mái che, tưới nước, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu bệnh.

    HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

    Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

    Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

    Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

    Liên hệ: Em hãy kể tên và nêu mục đích của từng biện pháp chăm sóc ở vườn ươm. Theo em có cần phải bổ sung thêm biện pháp nào nữa không?

    HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

    Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

    Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

    Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

    Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

             

    5. Hướng dẫn về nhà

          - Làm hết bài tập ở sách giáo khao.

          - Đọc tr­ước bài 25, chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành.