Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ

Dị ứng sữa rửa mặt là tình trạng da khô ráp, bong tróc, nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy, nóng rát và châm chích. Để giảm nhanh tình trạng này, cần loại bỏ sản phẩm gây dị ứng, chăm sóc da đúng cách và sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết.

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ
Da mặt có thể bị dị ứng sữa rửa mặt nếu sử dụng các sản phẩm làm sạch không phù hợp

Sữa rửa mặt là sản phẩm có tác dụng làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và mồ hôi tích tụ trong nang lông. Bên cạnh đó một số sản phẩm còn được bổ sung thành phần cấp ẩm, dưỡng trắng và làm đều màu da. Tuy nhiên khi sử dụng sản phẩm không phù hợp, da mặt có thể bị khô căng, nứt nẻ và kích ứng.

Dị ứng da do sữa rửa mặt thường khiến da ngứa ngáy, nổi mụn đỏ, nóng rát, châm chích và để lại thâm sẹo nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách.

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ
Khi bị dị ứng, da có xu hướng nổi mẩn đỏ, khô, bong tróc kèm ngứa ngáy và châm chích

Dấu hiệu nhận biết da bị dị ứng sữa rửa mặt thường gặp:

  • Da khô căng ngay sau khi rửa mặt
  • Có dấu hiệu bong tróc, đỏ và ngứa ngáy
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện các nốt mụn li ti, mọc khu trú hoặc lan tỏa ở toàn bộ vùng da mặt
  • Vùng da ở má, cằm và mũi tăng tiết dầu và có đi kèm với hiện tượng bong da

Các triệu chứng này thường bùng phát sau khi sử dụng sữa rửa mặt từ vài phút đến vài ngày. Theo thống kê, phần lớn các trường hợp dị ứng sữa rửa mặt thường xảy ra ở người có làn da mỏng, nhạy cảm hoặc đang có vấn đề da liễu (mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc, mề đay,…).

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, cố vấn y khoa các chương trình truyền hình sức khỏe của VTV2, VTC2), với những người có cơ địa dị ứng, tình trạng dị ứng da mặt do sữa rửa mặt có thể kéo dài. Thậm chí không ít người phải dùng thuốc đặc trị dị ứng mới thuyên giảm tình trạng mẩn ngứa, sẩn đỏ trên mặt.

So với các sản phẩm chăm sóc da khác, sữa rửa mặt là sản phẩm ít có khả năng gây dị ứng. Vì sản phẩm này chỉ lưu lại trên da mặt trong khoảng 1 – 3 phút và sau đó được rửa hoàn toàn với nước sạch. Tuy nhiên trên thực tế, việc lựa chọn sản phẩm không phù hợp với loại da, dùng sản phẩm kém chất lượng, chứa nhiều thành phần dễ kích ứng,… có thể khiến da hư tổn, mỏng và bùng phát triệu chứng dị ứng.

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ
Dùng sữa rửa mặt có độ pH cao, chứa thành phần dễ kích ứng,… là nguyên nhân gây dị ứng da mặt

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng sữa rửa mặt:

– Dùng sữa rửa mặt có độ pH quá cao

Da mặt có độ pH dao động từ 5 – 6 (thường rơi vào khoảng 5.5). Do đó nếu sử dụng sữa rửa mặt có độ pH quá cao (pH>7), lớp màng lipid bên ngoài da có thể bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng da khô, bong tróc và dễ tổn thương.

Hơn nữa việc sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao còn khiến độ pH trên da mất ổn định, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại bùng phát, gây mụn và các vấn đề về da liễu.

– Sử dụng sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần dễ dị ứng

Những người có làn da mụn và nhạy cảm rất dễ dị ứng với các thành phần có hoạt tính mạnh. Vì vậy nếu sử dụng sữa rửa mặt có chứa cồn (Alcohol), Sodium Lauryl sulfate, Paraben, Perfume,… da có thể bị tổn thương và kích ứng mạnh.

– Dùng sữa rửa mặt không rõ nguồn gốc và kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở kinh doanh mỹ phẩm kém chất lượng và chứa các thành phần có hại cho da. Việc sử dụng các sản phẩm này có thể khiến da bị hư hại, khô ráp, tổn thương và dễ bùng phát các triệu chứng dị ứng.

Hơn nữa dùng các loại sữa rửa mặt này trong một thời gian dài còn làm tăng nguy cơ lão hóa da, hình thành sạm nám, tàn nhang và nếp nhăn.

– Sử dụng sữa rửa mặt hơn 2 lần/ ngày

Sữa rửa mặt được khuyến cáo sử dụng với tần suất 2 lần/ ngày (sáng – tối). Dùng sữa rửa mặt quá nhiều có thể khiến da mất độ ẩm tự nhiên, làm hư hại hàng rào bảo vệ da và kích thích các triệu chứng dị ứng bùng phát. Hơn nữa thói quen này còn khiến da khô, bong tróc, căng rát, gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.

– Dùng sữa rửa mặt không đúng cách

Một số sữa rửa mặt cần phải tạo bọt kỹ trước khi thoa lên da mặt. Chính vì vậy nếu dùng trực tiếp sữa rửa mặt lên da mà không tạo bọt trước, da có thể bị khô và dị ứng.

Hơn nữa thói quen này còn khiến sữa rửa mặt không phát huy toàn bộ tác dụng làm sạch, dẫn đến tình trạng bụi bẩn và dầu thừa tích tụ trong nang lông, gây mụn viêm và sợi bã nhờn.

– Sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp với loại da

Hiện nay, các loại sữa rửa mặt thường được sản xuất thành nhiều dòng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu làm sạch của từng loại da (da dầu, da khô, da hỗn hợp/ da nhạy cảm). Với từng loại da cụ thể, sản phẩm sẽ có sự điều chỉnh về nồng độ giữa các thành phần làm sạch, dưỡng ẩm, phục hồi da, cân bằng dầu thừa,…

Chính vì vậy nếu lựa chọn sữa rửa mặt không phù hợp với loại da, da mặt có thể đổ nhiều dầu/ bong tróc mạnh, ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.

Phần lớn các trường hợp dị ứng sữa rửa mặt đều không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng trên da thường giảm dần sau khoảng 2 – 5 ngày chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên với những trường hợp phát hiện muộn hoặc da mặt quá nhạy cảm, da có thể bị tổn thương sâu, gây mụn viêm và thâm sẹo.

Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, châm chích và khó chịu, dị ứng sữa rửa mặt còn ảnh hưởng đến ngoại hình và gây tâm lý e ngại trong hoạt động giao tiếp. Chính vì vậy khi nhận thấy da mặt có những dấu hiệu kể trên, bạn nên chăm sóc và xử lý nhanh để giảm thiểu tổn thương da và hạn chế hình thành sẹo thâm.

Da bị dị ứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng phù… có thể để lại biến chứng nguy hiểm

Cùng chuyên gia tìm cách khắc phục!

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ

So với dị ứng kem dưỡng, serum hay các sản phẩm trang điểm, dị ứng sữa rửa mặt thường có mức độ nhẹ và tổn thương chủ yếu xuất hiện ở vùng thượng bì (vùng da trên cùng). Vì vậy nếu chăm sóc đúng cách, triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh mà không cần phải sử dụng thuốc.

Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là loại bỏ sản phẩm gây dị ứng ra khỏi chu trình dưỡng da. Tiếp tục dùng sữa rửa mặt có thể khiến da tổn thương nặng, viêm sưng, đỏ và kích thích triệu chứng lan tỏa trên diện rộng.

Trong thời gian này, bạn nên ngưng trang điểm và rửa mặt với nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Nếu thường xuyên phải hoạt động và di chuyển ngoài trời, bạn có thể trao đổi với dược sĩ để được tư vấn về các loại sữa rửa mặt nhẹ dịu, có độ pH cân bằng và an toàn.

Làn da bị dị ứng thường có hiện tượng sưng viêm, đỏ, nóng rát, ngứa và châm chích. Do đó trong thời điểm này, bạn nên chú trọng vào việc làm dịu và dưỡng ẩm cho da bằng một số biện pháp như sau:

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ
Nên chú trọng việc dưỡng ẩm và làm dịu da trong thời gian bị dị ứng sữa rửa mặt
  • Chườm lạnh/ Rửa mặt bằng nước mát: Sau khi bùng phát các triệu chứng dị ứng, bạn nên rửa mặt với nước mát/ chườm lạnh để làm dịu vùng da tổn thương, giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng lan rộng.
  • Dưỡng ẩm da: Làn da bị dị ứng thường có sức đề kháng kém và dễ bị tổn thương khi có tác động. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên nhằm cân bằng độ pH cho da, duy trì độ ẩm và phục hồi màng lipid. Ngoài ra dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên còn cải thiện hiện tượng căng rát, bong tróc và nứt nẻ do sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao.
  • Xông hơi: Sau khi da đã ổn định trở lại, bạn nên xông hơi da mặt với sả, chanh, gừng, vỏ quýt hoặc tinh dầu tràm trà để làm sạch sâu lỗ chân lông, điều hòa hoạt động tiết bã nhờn và cân bằng độ pH cho da. Ngoài ra biện pháp này còn giúp thanh thải độc tố tích tụ và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
  • Sử dụng xịt khoáng: Da bị dị ứng sữa rửa mặt thường khô căng, ngứa ngáy và bong tróc. Để dưỡng ẩm và làm dịu da, bạn nên sử dụng xịt khoáng từ 3 – 5 lần/ ngày. Ngoài tác dụng dưỡng ẩm, xịt khoáng còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng, phục hồi da và sát khuẩn nhẹ.

Sau khoảng 3 ngày điều trị tại nhà, bạn có thể dùng thuốc nếu tình trạng trên da không có chuyển biến tích cực. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc chống dị ứng nếu nhận thấy tổn thương da có mức độ nghiêm trọng, gây đau rát và sưng viêm nặng nề.

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị dị ứng sữa mặt:

  • Thuốc bôi ngoài: Thuốc bôi chứa corticoid, kem bôi chứa kẽm oxide,…
  • Thuốc uống: Thuốc kháng histamine H1, vitamin bổ sung, viên kẽm,…

Rất ít trường hợp dị ứng sữa rửa mặt phải sử dụng thuốc điều trị. Nếu triệu chứng có mức độ nhẹ và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị tại nhà, bạn nên hạn chế việc lạm dụng thuốc – đặc biệt là thuốc bôi chứa corticoid. Chuyên gia khuyến khích nên sử dụng những sản phẩm, bài thuốc chiết xuất từ tự nhiên để đảm bảo lành tính.

Với trường hợp dị ứng da mặt kéo dài mặc dù đã ngưng sử dụng sữa rửa mặt và sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm nhưng không thuyên giảm, lương y Tuấn khuyên bạn nên tham khảo bài thuốc đặc trị dị ứng từ thảo dược.

ĐẶC TRỊ dị ứng da từ 50 THẢO DƯỢC QUÝ: Công thức BÍ TRUYỀN 3 thế kỷ của dòng họ Đỗ

Bài thuốc chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc là bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường – TOP 20 “Thương hiệu nổi tiếng 2020”. Bài thuốc được nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 bởi người sáng lập nên nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Đến nay, lương y Tuấn là người nghiên cứu hoàn thiện, nâng tầm phát triển bài thuốc.

Mề đay Đỗ Minh được hoàn thiện liệu trình bao gồm 3 loại thuốc:

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ

Lương y Tuấn cho hay, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh tác động sâu vào căn nguyên gây nên dị ứng da, cho hiệu quả SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG:

  • Làm mát gan, thanh nhiệt giải độc, tiêu ban ngứa, mẩn đỏ
  • Bổ thận, nhuận gan dưỡng huyết, tăng cường sức mạnh tổng thể
  • Cải thiện chức năng ngũ tạng, hỗ trợ lưu thông khí huyết, khắc phục tổn thương trên da do dị ứng gây ra

[XEM CHI TIẾT] Liệu trình điều trị, phác đồ tổng quát của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ

Để mang đến hiệu quả toàn diện nhất, nhà thuốc Đỗ Minh Đường kết hợp nhuần nhuyễn hơn 50 vị thảo dược là kháng sinh thực vật làm nên bài thuốc. Công thức điều chế thuốc được gia giảm theo TỶ LỆ VÀNG bí truyền của dòng họ Đỗ.

Được biết, Đỗ Minh Đường đã chủ động xây dựng hệ thống vườn thuốc SẠCH HỮU CƠ, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO của Bộ Y tế, đảm bảo bài thuốc:

  • Không sử dụng dược liệu nhập ngoại, không trộn lẫn tân dược
  • Không gây tác dụng phụ hay kích ứng da mặt
  • Bài thuốc AN TOÀN tuyệt đối, thân thiện với mọi thể trạng người bệnh, có thể dùng được cho cả mẹ bầu, phụ nữ sau sinh, người có cơ địa mẫn cảm,…

XEM CHI TIẾT: “CHẶN ĐỨNG” biến chứng mề đay, dị ứng da nhờ bài thuốc thảo dược BÍ TRUYỀN

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ

Bên cạnh đó, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chiếm được cảm tình của người bệnh hiện đại bởi dạng thức tiện lợi, hình thức thuốc nhỏ gọn. Bài thuốc được điều chế sẵn thành cao đặc, bảo quản trong lọ nhỏ. Thay vì đun sắc như trước, bạn chỉ cần pha cao thuốc với nước ấm là dùng được ngay.

Hơn 150.000 người bệnh cả nước đã trực tiếp kiểm chứng và cho phản hồi tốt về hiệu quả bài thuốc này. Bạn đọc có thể tham khảo chia sẻ của nam Dancer Nguyễn Tiến Phú (bệnh nhân bị dị ứng). Mỗi lần cơn ngứa đến, khắp chân, tay, mặt và cổ của chàng trai trẻ nổi mẩn đỏ, ngứa kinh khủng, càng gãi càng ngứa lan.

Sau thời gian tìm hiểu, Tiến Phú biết đến và tin dùng bài thuốc nam của dòng họ Đỗ, hiệu quả bài thuốc khiến anh rất hài lòng.

Ngoài ra, còn rất nhiều phản hồi của người bệnh trên fanpage nhà thuốc Đỗ Minh Đường, zalo của đơn vị:

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ
Phản hồi của cha mẹ về hiệu quả bài thuốc mề đay Đỗ Minh đối với trẻ em

Lương y Tuấn cho hay, liệu trình điều trị dị ứng da mặt bằng bài thuốc nam của Đỗ Minh Đường được THIẾT KẾ RIÊNG tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, mức độ dị ứng của mỗi người. Đây là bài thuốc ĐỘC QUYỀN chỉ phân phối trực tiếp ở 2 cơ sở nhà thuốc: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 179 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Để được chuyên gia nhà thuốc hỗ trợ tư vấn và thăm khám kịp thời, bạn đọc liên hệ trực tiếp qua hotline:

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ

Khi tổn thương da lành hẳn, bạn có thể đắp mặt nạ thiên nhiên để làm sáng da, giảm thâm sẹo và phục hồi hàng rào bảo vệ. Áp dụng các loại mặt nạ này từ 3 – 4 lần/ tuần giúp tăng tốc độ hồi phục và cải thiện các khuyết điểm trên da mặt.

– Mặt nạ từ nha đam

Nha đam (lô hội) chứa nhiều thành phần tốt cho da, như vitamin, axit amin, hợp chất chống oxy hóa và khoáng chất. Các thành phần trong thảo dược này có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và cải thiện tình trạng khô ráp hiệu quả.

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ
Mặt nạ nha đam có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm và cải thiện ngứa da mặt do dị ứng

Thực hiện:

  • Sử dụng 1 lá nha đam tươi, đem rửa sạch và gọt vỏ
  • Cạo lớp gel bên trong và thoa trực tiếp lên da mặt
  • Để trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước mát

– Mặt nạ từ sữa chua và bột nghệ

Trong trường hợp da xuất hiện nhiều vết thâm và kém mịn màng, bạn có thể dùng mặt nạ từ sữa chua và bột nghệ để cải thiện.

Sữa chua chứa các vitamin thiết yếu và axit lactic, có tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết và giúp da mềm mịn. Trong khi đó, nghệ chứa beta-carotene và Curcumin có khả năng tiêu diệt các melanin (sắc tố gây thâm sạm da), chống lão hóa và nuôi dưỡng làn da trắng sáng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trộn đều 2 thìa sữa chua với ½ thìa bột nghệ
  • Làm sạch da mặt rồi thoa hỗn hợp lên da
  • Để trong 20 phút rồi rửa lại với nước ấm

– Mặt nạ mật ong và dầu ô liu

Nếu da mặt vẫn tiếp tục bị khô, bong tróc và sần sùi sau khi điều trị dị ứng, bạn có thể phục hồi và dưỡng ẩm da với mặt nạ từ mật ong và dầu ô liu.

Mật ong chứa nhiều polyphenol, có tác dụng làm dày hàng rào bảo vệ da, chống gốc tự do và giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân gây hại. Dầu ô liu chứa hàm lượng Oleic acid cao, có khả năng dưỡng ẩm da sâu, làm giảm tình trạng mỏng da và khô ráp.

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ
Mặt nạ từ mật ong và dầu ô liu có tác dụng cải thiện tình trạng bong tróc, khô ráp và thâm sạm

Cách thực hiện:

  • Trộn đều 2 thìa mật ong với ½ thìa dầu ô liu
  • Thoa lên da mặt đã được làm sạch
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút
  • Để mặt nạ trên da thêm 5 phút và rửa lại với nước ấm

THAM KHẢO:

  • 9 sữa rửa mặt cho da dầu tốt nhất hiện nay (có giá)

Bên cạnh các biện pháp cải thiện ngoài da, bạn cũng có thể tăng tốc độ hồi phục và giảm thâm sạm bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thực hiện chế độ ăn khoa học trong thời gian này giúp thúc đẩy sản sinh collagen, cải thiện tình trạng da khô, bong tróc và rút ngắn thời gian điều trị.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị dị ứng sữa rửa mặt:

  • Nên uống đủ 2 – 2.5 lít/ nước hoặc có thể bổ sung nước ép từ rau xanh, củ quả để dưỡng ẩm và tăng sức đề kháng cho da.
  • Tăng cường các thức ăn kích thích sản sinh collagen như thịt heo, trứng, sữa, cá hồi, các loại hạt và tinh dầu tự nhiên.
  • Hạn chế các đồ uống và thức ăn dễ gây thâm sạm da như thịt bò, tôm, mực, cua, cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia và trà đặc.
  • Nên ăn sữa chua từ 1 – 2 hũ/ ngày nhằm nuôi dưỡng làn da trắng sáng và mịn màng từ bên trong.

Nếu kết hợp giữa biện pháp điều trị và ăn uống hợp lý, tình trạng da bị dị ứng sữa rửa mặt sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau 3 – 5 ngày.

Dị ứng da mặt có thể tái phát nhiều lần nếu bạn gặp sai lầm trong việc lựa chọn và sử dụng sữa rửa mặt. Tình trạng tái phát thường xuyên khiến làn da tổn thương sâu, gây bong tróc, khô ráp và thâm sạm. Chính vì vậy sau khi điều trị, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Tại sao sau khi rửa mặt lại bị đỏ
Để giảm nguy cơ dị ứng da mặt tái phát, cần thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da
  • Thận trọng khi lựa chọn sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da. Ngoài ra nhằm làm giảm nguy cơ dị ứng tối đa, bạn nên tìm gặp bác sĩ Da liễu để được tư vấn về các loại mỹ phẩm an toàn và thích hợp với da nhạy cảm.
  • Chỉ rửa mặt 2 lần/ ngày (sáng – tối) và nên rửa mặt với nước mát. Rửa mặt với nước ấm có thể khiến da khô, bong tróc và dễ dị ứng.
  • Nếu có sử dụng kem chống nắng hoặc trang điểm, bạn nên tẩy trang trước khi dùng sữa rửa mặt. Sữa rửa mặt chỉ có chức năng loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và bã nhờn nên không thể làm sạch cặn trang điểm và các thành phần chống nắng.
  • Bên cạnh việc làm sạch da, cần chú trọng bước dưỡng ẩm và chống nắng nhằm tăng sức đề kháng và bảo vệ da trước tác hại của tia UV.

Dị ứng da mặt là tình trạng khá phổ biến và hầu hết đều có mức độ nhẹ. Chính vì vậy triệu chứng trên da có thể giảm nhanh sau khi chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên với những trường hợp dị ứng nặng và lan tỏa rộng, bạn nên tìm gặp bác sĩ Da liễu để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc điều trị tương ứng.