Tại sao thái giám lại bị thiến

Tại sao thái giám lại bị thiến

Khổng giáo quan niệm hoàng đế Trung Hoa phải có con trai nối dõi, thái giám là những người phục vụ cho hậu cung rộng lớn của nhà vua - Ảnh minh họa: GBTimes

Thái giám (hay còn gọi hoạn quan, công công, tự nhân…) là những người đàn ông không còn "của quý" phục vụ trong cung đình Trung Quốc. Đây là một truyền thống lâu đời.

Thái giám có nhiều phận sự nhưng quan trọng nhất là canh giữ hậu cung của hoàng đế, không để đàn ông nào "chạm" vào các cung tần mỹ nữ, dù các cô gái có phải chôn vùi tuổi xuân trong cung cấm mà chưa một lần thấy mặt đức lang quân.

Khổng giáo quan niệm hoàng đế là "con Trời", có bổn phận sinh con trai để duy trì sự hòa hợp giữa trời và đất. Thời xưa, tỉ lệ tử vong ở trẻ em còn cao, do đó hậu cung rộng bao la được tạo ra để các ông vua Trung Hoa yên tâm rằng một vài hậu duệ sẽ sống sót đến tuổi trưởng thành.

Truyền thống 2.000 năm

Biên niên sử còn lưu lại ghi chép các hoàng đế Trung Quốc sử dụng đàn ông bị thiến làm người hầu từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, còn các sử gia ngày nay ghi nhận thái giám bắt đầu giữ vai trò quan trọng dưới triều Hán Hoàn Đế (năm 146-167 sau Công Nguyên).

Việc thái giám giữ chức vụ trong triều đình đồng nghĩa theo thời gian, họ có thể gây ảnh hưởng lên ngai vàng và thao túng triều chính, thậm chí gây họa diệt vong cho một số vương triều.

Quyền lực của thái giám duy trì một phần nhờ tham vọng của các gia tộc bên vợ hoàng đế, phần khác do lối sống khép kín hoàng gia Trung Quốc phải tuân theo.

Hệ thống thái giám chính thức cáo chung vào ngày 5-11-1924, thời điểm hoàng đế Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành. Tính ra ông vua cuối cùng của Trung Quốc được sống trong nhà mình thêm 12 năm tính từ lúc cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Mãn Thanh năm 1912.

Nhìn chung, có 4 cách đàn ông Trung Quốc thời xưa trở thành thái giám. Một là bị gia đình ép buộc, bán cho triều đình lúc còn nhỏ; hai là nghèo đói không còn lựa chọn; ba là tự nguyện với hy vọng có cuộc sống sung sướng hơn; và bốn là các phạm nhân, thay vì chịu án tử thì đổi lại thành "thiến".

Tại sao thái giám lại bị thiến

Đằng sau các bức tường của Tử Cấm Thành là một cuộc sống khác - Ảnh: Purelife

Ca mổ

Gần Tử Cấm Thành có một cái lều nhỏ, đó là nơi các thái giám tương lai nói lời chia tay "của quý". Ca mổ sẽ do một thầy lang phụ trách, từ công đoạn "cắt" cho đến quá trình hồi phục, với sự giúp đỡ của vài học trò.

Đầu tiên, họ dùng băng buộc chặt bắp đùi và bụng của bệnh nhân để tránh xuất huyết quá nhiều. Thuốc gây tê thời nhà Thanh là… nước ớt. Bộ phận sắp bị "cắt" sẽ được tẩy trùng bằng cách rửa 3 lần với nước ớt.

Một người đàn ông dùng sức banh và cố định hai chân của bệnh nhân để tránh cử động bất ngờ. Hai người khác giữ phần eo và đè chặt hai cánh tay. Tiếp theo, thầy lang sẽ tiến lại gần với con dao nhỏ, lưỡi hơi cong trên tay và hỏi: "Anh có hối hận không?".

Nếu người đàn ông do dự, ca mổ sẽ dừng lại. Nếu anh ta đồng ý, thầy lang sẽ ra tay chớp nhoáng. Tất cả sẽ bị cắt rời với một nhát dao duy nhất.

Một cây kim bằng thiếc, hay cái vòi, sẽ được cẩn thận nhét vào ống tiểu ở gốc dương vật để tránh biến chứng hẹp niệu đạo. Sau đó, vết thương được băng lại bằng giấy ngâm trong nước lạnh.

Băng bó vết thương xong, các học trò của thầy lang sẽ dìu bệnh nhân đi quanh căn phòng trong 3 giờ trước khi để anh ta nằm xuống. Cái vòi khiến bệnh nhân không thể đi tiểu. Anh ta sẽ bị cảm giác khát nước khủng khiếp hành hạ vì không được phép uống nước trong 3 ngày sau đó.

Cái ống sẽ được rút ra sau 3 ngày. Ca mổ được xem là thành công nếu nước tiểu chảy ra, nếu không có gì hết, bệnh nhân coi như cầm chắc một cái chết đau đớn. Rủi ro này chiếm khoảng 2% số ca mổ.

Thông thường, vết thương sẽ lành sau 100 ngày. Tân thái giám sau đó nhập cung để nhận nhiệm vụ.

Tại sao thái giám lại bị thiến

Một hình ảnh thái giám tiêu biểu được mô tả trong phim ảnh hiện đại của Trung Quốc. Canh giữ các phi tần của vua là nhiệm vụ chính của họ - Ảnh chụp màn hình

"Bảo bối"

Sau ca mổ, ba món "bảo bối" - tức hai tinh hoàn và dương vật của tân thái giám, sẽ được trữ trong một cái bình niêm phong đặt trên kệ cao. Điều này có hai lý do quan trọng.

Thứ nhất, mỗi khi thái giám được thăng chức, anh ta phải vượt qua bài kiểm tra nghiêm ngặt, và điều này bất khả thi nếu thiếu "bảo bối".

Bài kiểm tra là cơ hội để mấy tay thầy lang kiếm chác, vì lắm khi bệnh nhân quên mất việc thu hồi "bảo bối" sau ca mổ. "Bảo bối" thậm chí có thể mượn, mua hoặc thuê bằng tiền.

Thứ hai, khi thái giám chết, anh ta mong được chôn chung với "bảo bối". Nếu bị thất lạc, anh ta sẽ tìm mọi cách để có được cái khác. Thái giám muốn chết một cách "vẹn toàn", vì chỉ có vậy anh ta mới đầu thai trở lại làm đàn ông ở kiếp sau.

Người Hoa cổ tin rằng Diêm Vương sẽ biến kẻ nào mất "của quý" thành con la cái. Đó là tại sao thái giám sợ mất "bảo bối" đến vậy.

Theo nghiên cứu về thái giám Trung Hoa công bố năm 1877 của học giả phương Tây G. Carter Stent, việc mất đi bộ phận sinh dục ảnh hưởng đến tính cách và khiến thái giám trông già hơn tuổi. Họ dễ bị xúc động mạnh, bao gồm nóng giận mất kiểm soát.

Mất hocmon đàn ông khiến giọng nói của thái giám có âm cao, sức mạnh cũng mất đi. Họ không còn kiểm soát được bàng quang nên thường hay "đái dầm". Người Hoa có câu "hôi như thái giám" cũng do đây mà ra.

******

Bài viết lược dịch lại từ tài liệu "Cuộc sống trong Tử Cấm Thành" của báo South China Morning Post.

Tại sao thái giám lại bị thiến
Hồi quang xưa trong Tử cấm thành…

PHÚC LONG

Nhan nhản chuyện thái giám "làm bậy"

Hoạn quan hay thái giám là từ dùng để chỉ những người đàn ông bị thiến để trở thành quan viên phục vụ cho Hoàng đế và hoàng tộc. Theo ghi chép, vào thời Tiên Tần (giai đoạn lịch sử trước khi nhà Tần thống nhất) và Tây Hán, không phải thái giám nào cũng bị thiến. Chỉ từ thời Đông Hán trở đi, hình thức này mới trở thành quy cũ bắt buộc trước khi các nhập cung của các hoạn quan.

Điều này bắt nguồn từ việc gia quyến của Hoàng đế ngày một nhiều hơn, trong đó có cả nữ quyến (Hoàng Thái hậu, cung phi, công chúa…). Chính vì vậy, để tránh xảy ra những sự việc bê bối, nhà vua đã hạ lệnh: những người đàn ông muốn làm việc trong cung buộc phải “tịnh thân” (thiến).

Theo lẽ thường, sau khi bị thiến, khả năng sinh dục của những người này bị cắt đứt, buộc họ phải dứt bỏ những hành vi gắn với dục vọng. Vậy nhưng, lịch sử Trung Hoa vẫn ghi nhận không ít trường hợp các thái giám “không an phận” mà làm nên những chuyện đồi bại, biến thái.

Tại sao thái giám lại bị thiến

Vào những năm Gia Tĩnh, Minh triều từng xảy ra vụ việc hoạn quan Lưu Quang Vinh có hành vi tư thông với nhiều cung nữ. Sau khi sự tình bại lộ, thái giám họ Lưu này bị Hoàng đế thẳng tay bãi quan.

Khi Minh Hi Tông còn tại vị, ba kẻ hoạn quan là Ngụy Trung Hiền, Triệu Tiến Kinh, Từ Ứng Nguyên từng thông đồng với nhau gây nên nhiều hành vi đồi bại trong cung đình. Thậm chí, Ngụy Trung Hiền cùng một thái giám khác là Ngụy Triệu Đồng còn tư thông với nhũ mẫu của Hoàng đế, gây ra tai tiếng khuấy đảo chốn cung đình lúc bấy giờ. Chưa dừng lại ở đó, những kẻ hoạn quan không an phận này còn gây ra chuyện tày trời khiến bàn dân thiên hạ “giận sôi máu”. Đó chính là hành vi cưỡng hiếp phụ nữ.

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, vào cuối những năm Hồng Vũ, vị quan tên là Thạch Doãn nhận nhiệm vụ tuần tra tại Hà Nam. Có lần, Thạch Doãn cải trang thành thường dân đi vi hành. Tới một ngôi nhà, ông nghe thấy tiếng khóc bi ai vọng ra. Sau khi điều tra, Thạch Doãn mới biết rằng con gái nhà ấy bị một hoạn quan cưỡng gian, vì nhục nhã nên đã tự sát. Biết rõ chân tướng vụ việc, vị quan họ Thạch ấy dâng tấu lên nhà vua. Đọc được tấu chương này, Hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng tức giận, đã hạ lệnh phán tội chết cho tên hoạn quan kia.

Vào năm Cảnh Thái nguyên niên (1450), Đại đồng Hữu Tham tướng Hứa Quý dâng tấu lên nhà vua, tố cáo Thái giám phụ trách việc giám quân là Vi Lực Chuyển cậy thế cưỡng gian thê tử của một vị quan quân. Vì người thiếu phụ này phản kháng, Vi Lực Chuyển đã “giận cá chém thớt”, kiếm cớ trách phạt và đẩy vị quan quân kia vào chỗ chết. Lúc ấy, Minh Đại Tông Chu Kỳ Ngọc tra hỏi Tuần án Ngự sử thì quả nhiên thấy có chuyện như vậy. Thậm chí, hoạn quan họ Vi này còn không từ thủ đoạn với cả người thân trong nhà. Sinh thời, Lực Chuyển có nhận một người con trai nuôi. Nhưng vì vừa mắt với thê tử của con mình, Vi Lực Chuyển đã làm chuyện đồi bại, thậm chí còn thẳng tay hại chết con nuôi để chiếm đoạt con dâu sau khi sự việc bị bại lộ. Năm Thuận Thiên nguyên niên, Công bộ Hữu Thị Lang Hoắc Tuyên Hiệu lại dâng tấu hạch tội Vi Lực Chuyển. Tấu chương vạch rõ: Hoạn quan họ Vi này mỗi khi tổ chức yến tiệc đều tìm kỹ nữ đến bồi rượu, vui thú, sau đó còn nhiều lần ép các quan quân phải gả con gái cho mình. Minh Anh Tông nghe xong liền vô cùng tức giận, lập tức sai người bắt Vi Lực Chuyển trừng trị theo pháp luật.

Chuyện giường chiếu "biến thái" của các hoạn quan không an phận

Những sự việc trên hẳn sẽ khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, thái giám là những kẻ đã mất đi khả năng quan hệ nam nữ, sao có thể phạm tội cưỡng gian? 

Đi sâu vào quá trình “tịnh thân” của các thái giám, ta có thể thấy rõ, vào thời cổ đại, trong cung có hai cách để thiến các nam tử. Cách thứ nhất là cắt bỏ toàn bộ dương vật. Cách thứ hai là cắt bỏ hoặc bóp nát tinh hoàn. Trong số đó, việc loại bỏ tinh hoàn được sử dụng phổ biến hơn cả. Khi cơ quan này bị “vô hiệu hóa”, đàn ông sẽ mất đi khả năng phát dục, dương vật cũng không thể cương, năng lực tình dục cũng vì vậy mà “tiêu biến”.

Vậy nhưng, các thái giám vẫn sử dụng “ngọc hành” (dương vật) đã trở nên vô dụng để “đùa bỡn” phụ nữ. Tuy nhiên, việc sở hữu cơ quan sinh dục bị khiếm khuyết khiến quan hệ nam nữ của các hoạn quan không thể diễn ra theo phương pháp thông thường.

Tại sao thái giám lại bị thiến

Sự thỏa mãn về mặt sinh lý của họ cũng chỉ có thể dừng lại ở mức độ đụng chạm thân thể hoặc dùng các dụng cụ khác để "vũ nhục" đối phương. Chưa dừng lại ở đó, có một số thái giám còn sở hữu khả năng “hồi xuân”. Vì nhiều lý do khác nhau, một vài hoạn quan được nhân nhượng bằng cách thiến “không triệt để”, hoặc sử dụng thủ thuật khiến dương vật tạm thời teo lại để che mắt người ngoài. Đối với các trường hợp hi hữu này, chức năng của dương vật rất có khả năng khôi phục trở lại, nhu cầu về mặt sinh lý cũng theo đó mà phát sinh.

Theo một số nguồn sử liệu Trung Hoa, những sự việc như vậy quả thực đã từng được ghi nhận. Cuốn “Tảo lâm tạp trở” thời nhà Minh khẳng định thái giám Ngụy Trung Hiền sở hữu khả năng khiến “ngọc hành sống lại”. Đến thời nhà Thanh, hoạn quan Tiểu Đức Trương được miêu tả là người “có hứng thú đặc biệt với phụ nữ”, thậm chí còn cưới tới mấy người vợ.

Ngay cả khi có khả năng “hồi xuân”, nhưng hầu hết các thái giám đều mang tâm lý méo mó, biến thái do nhu cầu sinh lý bị đè nén, lại thêm ánh mắt kỳ thị từ phía dư luận.

Cũng bởi vậy mà những hành vi vũ nhục, cưỡng gian của những kẻ không an phận này đều hết sức đáng sợ, tàn nhẫn.

“Quan hệ” bằng tay và miệng

Thục chủ Vương Diễn đời Ngũ Đại thông dâm với vợ của hoạn quan Vương Thừa Hưu. Hưu biết chuyện, không những không ngăn chặn vợ, mà còn dung túng vợ tiếp tục thông dâm, hầu hạ hoàng thượng chu đáo hơn để mong được vua sủng hạnh, kết quả Hưu được vua phong làm Thiên Hùng quân Tiết độ sứ.

Các hoạn quan cuối đời Thanh kiếm được nhiều tiền nên đều cưới được vợ rất xinh đẹp. Một số nhờ vào nhan sắc của vợ để móc nối, lôi kéo giới quyền quý. Cổ Ngọc Tú, hoạn quan Ngự Thiện phòng (nhà bếp) không có tài cán gì nhưng nhờ người vợ trẻ xinh đẹp mà leo lên được chức Tổng quản.

Đương nhiên, nhiều bậc cha mẹ có con gái trẻ đẹp vì mưu tìm danh lợi phú quý nên ép con phải lấy hoạn quan, như những trường hợp Lã Huyền Ngộ gả con cho Cao Lực Sĩ, Nguyên Trạc bắt con lấy Lý Phụ Quốc.

Thời Minh sơ, Chu Nguyên Chương rất căm ghét chuyện quan hệ mờ ám giữa hoạn quan và cung nữ nên áp dụng những hình phạt rất tàn bạo như lột da những hoạn quan phạm lỗi ấy. Từ đời Vĩnh Lạc, địa vị hoạn quan nâng lên nên hình phạt khắc nghiệt ấy mới được bãi bỏ.

Các hoạn quan và cung nữ yêu nhau thường cũng thề nguyền dưới trăng cả đời chung thủy, không yêu ai khác. Các hoạn quan khi phát hiện ý trung nhân yêu người khác thường rất đau khổ và xảy ra những xung đột gay gắt với tình địch.

Tại sao thái giám lại bị thiến

Đời Vạn Lịch nhà Minh, cung nữ Ngô Thị của Trịnh Quý Phi đem lòng yêu hoạn quan Tống Bảo, nhưng sau đó lại quay sang yêu hoạn quan Trương Tiến Triều. Tống Bảo cả giận, vứt bỏ tất cả để ra ngoài cung xuống tóc đi tu, quyết không quay trở lại.

Tuy nhiên trường hợp cung nữ bỏ người này yêu người khác trong đám hoạn quan như thế rất hiếm thấy. Thường là khi hai người kết làm “Thái hộ” thì đều chung thủy cả đời, nếu một người chết đi thì người khác cũng không yêu người khác.

Vậy hoạn quan và cung nữ yêu nhau làm cách nào thỏa mãn dục tính? Đây luôn là điều bí ẩn, nhưng một điều chắc chắn là do tuyệt đại đa số họ không còn "công cụ" truyền giống nên không thể có đời sống phòng the bình thường được; vì vậy phương thức thỏa mãn tính dục của họ cũng kỳ dị và bệnh hoạn.

Quy cho cùng, họ chỉ thông qua kích thích về thị giác và xúc giác để thỏa mãn về tâm lý, sinh lý mà thôi. Truy tìm trong thư tịch thì thấy có hai loại, gọi nôm na là “tự sướng” và “khẩu giao”.

Sách “Lãng tích tùng đàm” đời Thanh có viết: “hoạn quan khi gần người nữ thì dùng tay và miệng, căng thẳng đến khi vã mồ thôi thì dừng…”. Cách thứ hai là dùng dụng cụ “tự sướng”.

Sách “Nhân hải ký” đời Thanh có ghi chuyện hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh do ghen tuông cho khám xét cung Khôn Ninh của Chu hoàng hậu đã thu được nhiều dụng cụ “tự sướng” là dương vật giả mà các cung nữ sử dụng để tự “giải quyết”. Vua tức giận dùng ngay những thứ đó hành hạ những người phạm lỗi, có người bị hành hạ đến chết tại chỗ.

Tại sao thái giám lại bị thiến

Chuyện phòng the - không cần giấu hoạn quan

Trong hậu cung, do thân phận đặc thù của các hoạn quan, những chuyện phòng the ân ái của hoàng đế không cần phải né tránh họ. Các hoạn quan ngày ngày chứng kiến chuyện sinh hoạt giường chiếu giữa hoàng đế với hoàng hậu và các phi tần, từ góc độ tâm lý, sinh lý dễ tạo nên các kích thích, tạo ra các dục vọng thể xác đối với các hoạn quan.

Từ góc độ nào đó, tâm lý này ở các hoạn quan còn mạnh mẽ hơn hẳn người thường do chỗ họ không được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý. Đây là tâm lý mà người ta gọi là “người điếc thì thích nghe”.

Dưới góc độ y học hiện đại, tinh hoàn bị cắt bỏ, cơ năng hormone tính dục đã bị phá hoại, hoạn quan tuy không còn khả năng phóng tinh, nhưng nếu “thiến sót” thì vẫn có thể cương cứng và có cảm giác thỏa mãn bởi khoái cảm tình dục được khống chế bởi não bộ.

Thời hoàng đế Càn Long nhà Thanh có người bẩm báo: tuy các thái giám đều đã qua tịnh thân, nhưng nhiều trường hợp, thứ bị cắt đã mọc lại và có độ dài như cũ và dẫn ra các vụ việc lùm xùm giữa hoạn quan và phi tần, cung nữ xảy ra dưới triều Minh khi trước, đề nghị Càn Long cho kiểm tra lại các thái giám trong cung, những ai dương vật mọc lại phải “trừ cỏ tận gốc”.

Càn Long chuẩn tấu. Kết quả rất nhiều hoạn quan bị cưỡng bức phải chịu tịnh thân vô nhân đạo lần nữa, không ít người phải bỏ mạng. Thật kinh hoàng, đúng là đã lâm cảnh ngộ “phế nhân” mà muốn được sống cũng không yên…

Vậy là qua bài viết này, du khách đã hiểu được phần nào đời sống của tầng lớp hoạn quan trong cung đình Trung Hoa xưa. Nếu du khách là người có niềm đam mê với văn hóa, lịch sử của đất nước Trung Hoa thì hãy đặt cho mình một tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism nhé! Chắc chắn du khách sẽ có được những sự hiểu biết thú vị khi đặt chân đến vùng đất rộng lớn này.