Thế nào là tham lam

Ý nghĩa của từ tham lam là gì:

tham lam nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 9 ý nghĩa của từ tham lam. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa tham lam mình


17

Thế nào là tham lam
  6
Thế nào là tham lam


Thích vơ vét về phần mình cho nhiều.. Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "tham lam". Những từ phát âm/đánh vần giống như "tham lam": . tham lam thàm làm. Những [..]


9

Thế nào là tham lam
  5
Thế nào là tham lam


Tham lam là muốn lấy phần hơn,phần nhiều,lấy cả phần không phải của mình nhằm mục đích làm lợi cho bản thân.

phong - Ngày 23 tháng 4 năm 2015


6

Thế nào là tham lam
  2
Thế nào là tham lam


tham lam la song ich ki, khong chung thuc, muon chiem doat tat ca nham lam loi cho ban than

cac - Ngày 13 tháng 4 năm 2020

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

tham lam tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ tham lam trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ tham lam trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ tham lam nghĩa là gì.

- Thích vơ vét về phần mình cho nhiều.
  • Bố kinh Tiếng Việt là gì?
  • Trung Bình Tiếng Việt là gì?
  • khung cửi Tiếng Việt là gì?
  • tư bản lưu động Tiếng Việt là gì?
  • Bình Châu Tiếng Việt là gì?
  • hỗn láo Tiếng Việt là gì?
  • hội diện Tiếng Việt là gì?
  • thiếu úy Tiếng Việt là gì?
  • cướp trên giàn mướp Tiếng Việt là gì?
  • Tịnh Kỳ Tiếng Việt là gì?
  • nhộn nhàng Tiếng Việt là gì?
  • bãi chức Tiếng Việt là gì?
  • nguyên tử Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của tham lam trong Tiếng Việt

tham lam có nghĩa là: - Thích vơ vét về phần mình cho nhiều.

Đây là cách dùng tham lam Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ tham lam là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Đức Phật từng dạy rằng, tham lam là một trong ba độc làm con người rơi vào phiền não, khổ đau. Dù là một kẻ phàm phu hay là người đang tu học, xét về bản chất thì ai cũng có lòng tham. Trong kinh Phật có nhắc đến nhiều loại tham, như tham cũng còn gọi là dục, cũng là ước vọng, khao khát của con người. Vậy thực ra "tham" là gì và làm sao để hạn chế lòng tham để không bị nó chi phối cuộc đời?

Thế nào là tham lam
Đức Phật từng dạy rằng, tham lam là một trong ba độc làm con người rơi vào phiền não, khổ đau.

Tham là sự đắm say, ham muốn, đam mê về một thứ gì đó, một điều gì đó. Có 5 thứ nhu cầu có thể khiến con người nổi lòng tham, đó là Tài (tiền tài), Sắc (sắc đẹp, ngoại hình), Danh (danh tiếng, danh vọng), Thực (ăn uống) và Thùy (ngủ, nghỉ)...

Tham chính là bản chất của con người phàm phu, chưa tu hành chứng Thánh. Tuy con người bình thường không thể từ bỏ được hoàn toàn lòng tham nhưng ta có thể kiểm soát, kìm nén nó để không bị chi phối. Chẳng hạn, con người vốn không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, do đó khi nổi lòng tham là khi người đó đang đòi hỏi quá mức. 

Thế nào là tham lam
Tham chính là bản chất của con người.

Lòng tham được biểu hiện ra từ khi ta còn trẻ đến khi ta đã già, có thể là những thứ vô cùng đơn giản cho đến những việc phức tạp và tinh tế. Lòng tham chính là thứ khiến con người tạo ra nghiệp xấu, cứ vậy mà rơi vào nhân quả, mãi không thoát khỏi cõi sinh tử luân hồi. 

Tâm tham là gì? Ham muốn nếu là để cho bản thân mình, vì mình, không phải vì người khác thì đó là tham. Người chỉ muốn ích lợi cho mình, đến khi thành công thì bắt đầu ngạo mạn, kiêu căng, thấy mình quá tài giỏi, còn khi thất bại thì thấy chán nản, sợ mọi người xem thường. Những người như vậy thì mãi sống trong phiền não, khổ đau. Trái lại, người nào biết chuyển ý, nỗ lực vì Phật pháp, phục vụ cho chúng sinh, thì tâm trí sẽ không còn phiền não. 

Tâm lý con người mãi chỉ muốn chạy theo khát vọng, mong cầu của mình, thế nhưng những thứ đó đều không thể giữ gìn lâu dài, dễ mất đi. Lòng tham con người giống như con khỉ trèo lên cây hái đào, thấy trái nào cũng căng tròn, chín hồng nên trái nào cũng muốn ăn, muốn hái; kết quả, nó cứ vậy mà hái mãi không hết, ôm cả vào người, đến cuối cùng vì nặng quá mà rơi hết quả, chẳng còn quả nào, tốn công tốn sức. Con người cũng như vậy, vì lòng tham lôi kéo mà cuộc đời cứ mãi phiền não, khổ đau...

Mức độ của lòng tham

Trong năm giới của người tu tập đạo Phật, tham thuộc giới thứ 3 mà Đức Phật khuyên con người nên dừng lại. Tham có nhiều tầng nghĩa, có mức độ khác nhau, bởi mỗi người lại có khả năng chịu đựng hay kiềm chế lòng tham khác nhau.

Thế nào là tham lam
Trong năm giới của người tu tập đạo Phật, tham thuộc giới thứ 3 mà Đức Phật khuyên con người nên dừng lại.

Không phải cứ một người không trộm cắp, chiếm đoạt của ai là không tham, và cứ đinh ninh rằng mình là người tốt. Tham có thể chia làm hai loại, đó là tham lam và gian tham.

Tham lam là khát vọng, mong muốn những gì không thuộc hoặc chưa thuộc về mình, nhưng bằng cách nào đó họ sẽ cố gắng để đạt được nó mà không tổn hại đến ai.

Gian tham là khi một thứ gì đó là của người khác, nhưng ta lại nghĩ cách chiếm đoạt nó bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, gây tổn hại đến người khác.

Trong 5 nguyên tắc đạo đức của người cư sĩ nhà Phật, giới không trộm cắp là Đức Phật chỉ ngăn cho con người không ham muốn phi pháp. Người Phật tử chúng ta không tham lam cũng không gian tham, dù vậy mới chỉ đang nằm trong tính thiện tương đối chứ không phải tuyệt đối.

Biểu hiện lòng tham con người

Bần cùng sinh đạo tặc

Về bản chất, con người ai cũng có tâm tham nhưng cách biểu hiện mỗi người một khác. Có một số người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, dù trước đó họ là người có đạo đức thì khi đó đành phải vượt qua những cái ngưỡng đạo đức trước đó để sinh tồn.

Chẳng hạn, trước kia ở Đài Loan có nhắc tới câu chuyện về một cô gái thường ăn cắp thực phẩm. Sau khi kiểm tra camera an ninh, người ta phát hiện được điều đó, đã bắt giữ cô gái. Cô gái sau đó bị hưởng án treo, không được ra khỏi khu vực đang ở. Sau 3 tháng, cảnh sát và người dân xung quanh không thấy cô ra khỏi nhà. Thấy lạ, người ta tới nhà kiểm tra, gọi cửa nhưng không thấy ai trả lời, đến khi phá cửa sổ vào thì phát hiện cô gái đã chết đói từ lâu. Thì ra, cô gái thất nghiệp nên không có tiền, đành phải đi ăn cắp thực phẩm.

Bởi vậy, trong một số trường hợp, ta cần phải xét lại xem con người tham vì động cơ gì, như vậy mới có thể mở lòng và cảm thông cho họ.

Không biết kiềm chế ham muốn

Có một số người không biết kiềm chế tâm tham của mình, do đó mà biểu hiện thành hành động rất man rợ. Trên mạng xã hội, có không ít câu chuyện kể về việc vì cướp giật mà có thể chặt đứt tay người khác, hay thậm chí giết người vì vài ba đồng bạc. Tâm tham khi ấy đã chuyển biến thành thứ nguy hiểm, đem đến nối khổ và đau đớn cho người khác. 

Con người cần phải hiểu rằng, bất kì thứ gì ta sở hữu mà có được từ sự đau khổ, phiền não của kẻ khác, thì thứ đó cũng được xem là không chính đáng.

Tham vì thói quen

Trên thực tế, do tham chính là một trong những bản chất của con người, có không ít kẻ tham vì thói quen. Một số người Việt khi đi du lịch, làm việc ở nước ngoài lại nảy sinh lòng tham, ăn cắp ở siêu thị, cửa hàng,... khiến hình ảnh đất nước bị ảnh hưởng lớn. Có thể họ không phải là người đang gặp khó khăn, thiếu thốn nhưng chỉ vì không kiểm soát được lòng tham của mình mà luôn muốn gom hết mọi thứ về riêng mình. Cũng có những doanh nghiệp lớn, người giàu vì muốn thu về lợi nhuận mà toan tính gạt người, lừa đảo, xét bớt đồng lương của nhân công bằng cách này hay cách khác.

Thế nào là tham lam
Có doanh nghiệp lớn vì muốn thu về lợi nhuận mà toan tính gạt người, lừa đảo.

Tham vì chi li, kì kèo

Lòng tham của biểu hiện qua việc chi li, kỳ kèo, toan tính với người khác. Giàu có không có nghĩa là không tham, bởi tham chính là đặc tính cơ bản của con người. Trong cuộc sống đời thường, ta nên tự xem lại mình, thấy rằng cái nào cần mở lòng thì nên mở lòng, cái nào buông xả thì hãy buông xả, cái nào tha thứ được thì tha thứ, chớ nên để lại trong lòng, lại sinh ra phiền não, khổ đau.

Cố chấp, níu giữ vào vật mình sở hữu

Có thể thứ ta có không phải là vì ăn cắp của ai, gian dối ai mà thành, nên khi thấy có người xâm phạm đến vật mình sở hữu thì cho rằng có thể cố chấp, níu giữ. Đó cũng chính là biểu hiện của lòng tham, bởi còn tham nên còn bảo vệ vật sở hữu của mình, cũng là sự cố chấp, níu kéo. Thực ra, những thứ mà có thể hoàn toàn thuộc về ta, thì tự nhiên không cần níu giữ, thứ ấy vẫn cứ là của ta. Với những bậc Thánh đã tu thành chứng quả, họ đã hoàn toàn bỏ đi lòng thâm, thì sẽ không còn bận tâm về những điều đó nữa.

Làm sao để không còn bị lòng tham chi phối

Trong xã hội hiện đại, lòng tham chi phối con người ở mọi tầng lớp trong xã hội, từ kẻ giàu cho đến người nghèo. Đó là do cách giáo dục vẫn truyền đời lâu nay, từ thế hệ trước tới thế hệ sau cứ như vậy mà tiếp diễn. Những bậc phụ huynh vất vả kiếm tiền, làm giàu rồi lại cung phụng, chăm lo con cái, đáp ứng mọi nhu cầu của chúng, vô tình nuôi dưỡng lòng tham của con mình, khiến lòng tham vật chất cứ như vậy mà phát triển lớn hơn, không có điểm dừng, còn đạo đức chẳng được tu luyện, đề cao. 

Thế nào là tham lam
Để kiềm chế được lòng tham, con người phải biết tu tâm dưỡng tính, loại bỏ tham sân si, quên đi phiền não.

Không khó để phân biệt nhu cầu và lòng tham. Khi ta khát thì ta uống nước, đó là nhu cầu. Nhưng sau khi uống đã khát, ta lại muốn cất trữ thêm hai, ba ly nước khác nữa để dành cho sau này, khi ấy nhu cầu biến thành lòng tham. Hay khi ta đi du lịch, thích ngắm cảnh vì cảnh đẹp, thanh bình, ấy cũng là nhu cầu của con người. Nhưng khi ta thấy hoa đẹp ở thắng cảnh đó, nổi tâm mà muốn bẻ hoa đem về nhà lưu trữ làm kỉ niệm, khi ấy nhu cầu lại hóa lòng tham. Việc theo đuổi phẩm chất cuộc sống tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu là chuyện thường tình, nhưng nếu biến đó thành chấp chước thì lại hóa tham sân si, tích tụ phiền não, khổ đau.

Ham muốn vốn không phải là đều xấu, nhưng ham muốn làm khởi phát lòng tham, muốn tước đoạt, chiếm giữ thì khi ấy không còn toàn vẹn bản chất ban đầu. Dù vậy, tham cũng có nhiều mức độ tốt xấu, không hẳn lúc nào cũng là phiền não. Chẳng hạn như muốn cho thế giới trở nên tươi đẹp hơn, tiến bộ hơn, đó lại là chuyển hóa tham ái, tham dục thành tâm nguyện, mong đợi, khi ấy lại là điều gì đó tốt đẹp, tích cực.

Để kiềm chế được lòng tham, con người phải biết tu tâm dưỡng tính, loại bỏ tham sân si, quên đi phiền não. Những lời dạy của Đức Phật về một cuộc sống "thiểu dục tri túc", sống chỉ cần đủ chứ không cần thừa sẽ giúp con người thoát khỏi những ham muốn, nhu cầu quá đà. Một người nhà Phật sẽ biết ý niệm "đạo đức - nhân quả - nghiệp phước", rèn luyện đạo đức để hạn chế bớt lòng tham, không còn gây nghiệp, tích lũy phước báo.

Thế nào là tham lam
Những lời dạy của Đức Phật về một cuộc sống "thiểu dục tri túc", sống chỉ cần đủ chứ không cần thừa sẽ giúp con người thoát khỏi những ham muốn, nhu cầu quá đà.

Để có thể hạn chế, chi phối lòng tham, cũng như để làm gương cho thế hệ mai sau, con người cần phải:

Giáo dục con người về Đạo đức - Nhân quả - Nghiệp phước, đó là cách để hạn chế, khuất phục sự tham lam, gian tham của lòng người.

Khuyến khích con người phải biết sống vì người khác, biết ban tặng, chia sẻ, bố thí. Một người có tấm lòng nhân ái, suy nghĩ cho người khác thì sẽ ít có hành vi lừa đảo, dối trá để chiếm đoạt thứ không phải của mình.

Rèn luyện nhận thức sống tri túc, biết đủ chứ không thừa, giảm thiểu được sự chi phối của tâm tham, không còn tham lam và gian tham.

Tu tâm dưỡng tính, giữ tâm thanh tịnh, nhận thức được vô ngã - vô thường, ứng dụng cách sống đó để loại bỏ triệt để lòng tham.