Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ một cung đường hai điểm đến là gì

10 tháng 9 2021

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) kêu gọi Thủ tướng Việt Nam sớm thay đổi các hạn chế Covid-19 để doanh nghiệp châu Âu có thể kinh doanh bình thường.

Bản đồ lây nhiễm Covid-19 tại Hà Nội

Việt Nam: Huyết mạch của nền kinh tế vỉa hè

Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã có cuộc họp với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào chiều tối ngày 9/9.

Sau cuộc gặp, Chủ tịch EuroCham Alain Cany phát biểu trong thông cáo:

"Không có gì che dấu rằng đợt bùng phát thứ tư này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Chỉ số Môi trường Kinh doanh EuroCham hiện đang ghi nhận tâm lý thấp nhất trong hơn một thập niên."

"Nếu tình trạng phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể cân nhắc chuyển địa điểm khác trong khu vực."

Theo báo chí Việt Nam, EuroCham thông báo 18% doanh nghiệp EU tại Việt Nam đã chuyển đơn hàng sang nước khác, 16% đang được cân nhắc, nhưng chưa doanh nghiệp châu Âu nào rời Việt Nam.

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), Đại sứ các nước EU, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu

Ông Alain Cany nói trong thông cáo:

"Những gì các thành viên của chúng tôi cần bây giờ là một lộ trình rõ ràng thoát khỏi các biện pháp hiện tại; một lộ trình giải quyết các rào cản đối với hoạt động thương mại và cung cấp một con đường có thể dự đoán được để lên kế hoạch mở lại hoạt động kinh doanh."

"Một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần có hộ chiếu tiêm chủng điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do cho những người được tiêm chủng trong và ngoài nước."

"Đặc biệt, chúng tôi kêu gọi chính phủ tạo ra một quy trình nhanh chóng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia và gia đình của họ quay trở lại Việt Nam. Thủ tục hiện tại vừa tốn thời gian vừa nặng nề. Nó cũng thể hiện một rào cản đáng kể đối với các hoạt động thương mại và đầu tư, vốn là yếu tố cần thiết để đạt được tăng trưởng kinh tế sau đại dịch."

Các doanh nghiệp EU tại Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ sửa mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" đang khiến hầu hết doanh nghiệp khó khăn.

"Chính sách' Ba tại chỗ 'hiện tại cần được điều chỉnh. Tuy nguyên tắc này là đúng đắn, nó đặt một gánh nặng rất lớn lên cả các công ty và người lao động của họ trong thực tế."

"Cũng cần nhấn mạnh sự cần thiết của việc triển khai tiêm chủng, ưu tiên những đối tượng có nguy cơ cao nhất để cho phép mở cửa dần dần các thành phố và tỉnh để các hoạt động thương mại có thể trở lại; các quy định nhất quán, tập trung nhằm giảm bớt sự nhầm lẫn cho các công ty và đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt; cùng với việc hợp lý hóa và đơn giản hóa các yêu cầu hải quan."

Theo báo chí Việt Nam, tại buổi gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe với tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp EU và sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép.

Cũng tại buổi họp, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã trao cho Bộ Y tế khoản hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá 40 tỉ đồng từ đóng góp của các doanh nghiệp.

9 tháng 10 2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ngày 9/10 yêu cầu việc lưu thông và giao thông vận tải "phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc, không cát cứ, không chia cắt".

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự COP26, học gì từ Anh?

Nobel Hòa bình 2021 gợi cảm hứng cho giới hoạt động Việt Nam?

Ông Chính phát biểu tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc sáng 9/10.

Theo thông tin chính thức của Chính phủ, tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra rằng trong hai tuần qua, nổi lên việc người dân trở về quê và từ quê quay trở lại; vận tải, lưu thông hàng hóa còn ách tắc; ứng dụng công nghệ còn trục trặc.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, các địa phương "phải nắm chắc tình hình, chia sẻ, phối hợp tổ chức thật tốt việc đưa đón người về quê và từ quê trở lại, bảo đảm kiểm soát dịch bệnh và an toàn, an ninh cho nhân dân".

Ông lưu ý, nếu hàng chục nghìn người dân trở về thì không cơ sở cách ly tập trung nào đáp ứng được, do đó cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tốt của Tiền Giang, An Giang trong việc đưa người dân về cách ly tại cơ sở.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành được ông Chính giao nhiệm vụ phải "quyết liệt chỉ đạo" để việc lưu thông và giao thông vận tải thực hiện thống nhất trên toàn quốc, cả hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ.

Các địa phương theo điều tiết chung, không ban hành giấy phép con, không cát cứ, không chia cắt.

"Thận trọng, không chủ quan nhưng phải làm, có bước đi, có lộ trình, trước hết thí điểm 1 tuần, sau đó sơ kết, cái gì tốt thì tiếp tục làm, không tốt thì dừng", Thủ tướng Việt Nam nói.

Bộ GTVT tham khảo ý kiến các địa phương nhưng người quyết định phải là Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ GTVT, đồng thời tăng cường kiểm tra, không để mỗi địa phương làm một kiểu, theo lời báo Tuổi Trẻ hôm 9/10.

Chụp lại hình ảnh,

Cảnh dân chúng ở TPHCM ngày 1/10

'Hàng trăm ngàn dân tìm đường về quê'

Dựa theo tin từ các tỉnh vùng châu thổ Cửu Long, được biết tính từ ngày 1/10 đến nay, đã có khoảng 10.000 người dân về Cần Thơ và trên 100.000 người di chuyển bằng xe máy qua địa phận Cần Thơ để về các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau…

Tại Cần Thơ, chính quyền nói dân muốn vào nội ô, cảnh sát làm nhiệm vụ tại chốt sẽ kiểm tra các giấy tờ, thực hiện các thủ tục liên quan và lập danh sách đưa đến khu cách ly tập trung.

Những ai có chứng nhận tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine ngừa dịch COVID-19 và giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ thì được phép lưu thông vào nội ô Cần Thơ.

Còn chính quyền Đắk Lắk đã tổ chức 3 đợt đón công dân thuộc nhóm đối tượng ưu tiên và tiếp nhận hơn 18.000 người dân từ các tỉnh, thành phía Nam trở về.

Thông Tấn xã Việt Nam nói chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, nhà hảo tâm tại Đà Nẵng, Đồng Tháp. Đắk Lắk đã "tổ chức điểm nghỉ chân, cung cấp đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm, sửa xe... miễn phí" cho dân.

Tỉnh Lâm Đồng trong chiều 8/10 dự kiến sẽ tổ chức 2 đợt đón tiếp vào ngày 9/10 và 11/10, để đón 3.130 công dân có nguyện vọng trở về Lâm Đồng, đã đăng ký với chính quyền địa phương từ trước.

Đồng Nai trong ngày 9/10 sẽ tổ chức đón hơn 2.300 công dân đang ở TP.HCM và Bình Dương về Đồng Nai.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ một cung đường hai điểm đến là gì
Người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” của DN tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 sẽ được hỗ trợ bữa ăn. Ảnh minh họa
Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành quyết định hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” của DN tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg. Mức hỗ trợ một lần tối đa 1 triệu đồng/người. Thời gian thực hiện hỗ trợ là từ ngày 1 đến 31/10.

Công đoàn cơ sở báo cáo số lượng đoàn viên, người lao động được DN huy động để thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để thẩm định cấp kinh phí.

Trường hợp DN có đóng kinh phí công đoàn, nhưng chưa có tổ chức công đoàn, thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở làm việc với DN để kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, người lao động thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để chi hỗ trợ.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đề nghị LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ cấp hỗ trợ khi không cân đối được nguồn.

Trên cơ sở đề xuất của đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở (công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với DN chưa có tổ chức công đoàn) thống nhất với chủ DN về phương thức tổ chức, khẩu phần bữa ăn, chuyển kinh phí hỗ trợ cho DN để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của DN; đồng thời công đoàn cơ sở giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, người lao động.

Tính từ đầu thời điểm bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 tới nay, các cấp công đoàn đã chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động, lực lượng tuyến đầu và các quỹ phòng chống dịch tổng số tiền hơn 5.000 tỷ đồng. Ước tính, có khoảng 3,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động đã được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và qua các chương trình của tổ chức công đoàn như “Túi an sinh công đoàn”, hỗ trợ dinh dưỡng cho công nhân lao động làm việc “3 tại chỗ,” hỗ trợ dinh dưỡng cho y, bác sĩ tăng cường tại các vùng dịch...

Thu Cúc