Theo em trật tự thế giới hai cực là gì

Giải chi tiết:

- Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đứng đầu hai phe Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mỗi bên có vùng ảnh hưởng khác nhau ở các khu vực trên thế giới.

- Sự phân chia ảnh hưởng đó thuộc nội dung của hội nghị Ianta.

ð Trât tự Ianta được gọi là trật tự hai cực.

Chú ý:

đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta là thế giới bị chia thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Đặc trưng hai cực – hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.

Gọi là trật tự hai cực Ianta vì tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe, với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe là đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi:

Vì sao gọi là trật tự hai cực Ianta?

  1. Đại diện hai nước Liên Xô va Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
  1. Tại Hội nghị, các nước bàn biện pháp kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ hai.
  1. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
  1. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột Ianta.

Đáp án đúng C

Gọi là trật tự hai cực Ianta vì tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe, với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe là đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

– Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mĩ (Rudơven), Anh (Sớcsin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

– Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vị thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.

Với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe: đế quốc chủ nghĩa (tư bản chủ nghĩa) và xã hội chủ nghĩa. Đó chính là trật tự hai cực Ianta.

– Nội dung của Hội nghị:

+ Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á:

+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.

+ Theo thỏa thuận của hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17/7/1945 đến ngày 2/8/1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

– Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”. Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Hội nghị Yalta là gì?

Trả lời: Hội nghị Yalta là cuộc họp diễn ra từ ngày 4 đến 11 tháng 2 năm 1945 tại Yalta, một thành phố ven biển ở Crimea, Liên Xô (nay là Ukraina). Cuộc hội nghị này diễn ra trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai và tham gia bởi các lãnh đạo của Ba Quốc Gia lớn: Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Chủ tịch Liên Xô Joseph Stalin.

Câu hỏi 2: Mục tiêu chính của Hội nghị Yalta là gì?

Trả lời: Mục tiêu chính của Hội nghị Yalta là thảo luận về việc hoàn tất chiến dịch chống Đức ở Châu Âu, sắp xếp thứ tự thế giới sau chiến tranh và quyết định về tương lai của các khu vực châu Âu sau chiến tranh.

Câu hỏi 3: Những quyết định quan trọng nào đã được đưa ra tại Hội nghị Yalta?

Trả lời: Tại Hội nghị Yalta, các quyết định quan trọng bao gồm:

  • Việc thành lập Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình và hợp tác quốc tế sau chiến tranh.
  • Chia Châu Âu thành các vùng kiểm soát: Liên Xô kiểm soát phần Đông Âu và đồng ý tham gia cuộc chiến tranh chống Nhật ở Thái Bình Dương sau khi Đức đầu hàng, trong khi Hoa Kỳ và Anh kiểm soát phần Tây Âu.
  • Quyết định về việc di dời biên giới Ba Lan về phía Tây và cấp cho Ba Lan đại diện dân chủ hơn, nhưng cũng đồng ý cho Liên Xô tiếp tục kiểm soát vùng Ba Lan phía Đông.
  • Thỏa thuận về việc Liên Xô sẽ tham gia cuộc chiến tranh chống Nhật ở Thái Bình Dương sau khi Đức đầu hàng.

Câu hỏi 4: Ảnh hưởng của Hội nghị Yalta như thế nào?

Trả lời: Hội nghị Yalta đã thiết lập cơ sở cho việc tạo ra một thế giới hậu chiến tranh. Tuy nhiên, trong thực tế, các quyết định tại Yalta đã gặp nhiều tranh cãi và thách thức sau đó, khi cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và các quốc gia phương Tây ngày càng gia tăng. Một số người cho rằng Hội nghị Yalta đã tạo ra sự chia rẽ và dẫn đến việc chia cắt Châu Âu thành Đông và Tây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ vào năm bao nhiêu?

Cùng với những sự kiện này, sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 28-6-1991) và Tổ chức hiệp ước Vac-sa-va (1-7-1991) đã làm cho Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

Trật tự thế giới sau Thế chiến II có tên gọi là gì?

Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn là một trật tự thế giới mới mà các nước thắng trận áp đặt đối với các nước bại trận.

Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ là do đâu?

Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang. Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại.

Trật tự thế giới hai cực được hình thành khi nào?

những năm 1945-1949.