Thơ cách mạng của Xuân Diệu

  • Truyền Thống
  • Phân tích văn học

Xuân Diệu Ông Hoàng Thơ Tình Của Thi Ca Việt Nam

28 Tháng Chín, 2020
0
2141
Share
Facebook

Xuân Diệu là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng bậc nhất trong thi đàn văn học Việt Nam. Hơn hết, ông được mệnh danh là Ông hoàng thơ tình của Việt Nam và là một nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới giai đoạn 1930 1945.

1. Tổng quan về Xuân Diệu

Nhà thơ Xuân Diệu [1916 1985]

1.1. Tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu có tên thật đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916. Ông có nguyên quán ở làng Trảo Nha, Can Lộc, Hà Tĩnh, nhưng được sinh ra và trưởng thành tại mảnh đất Bình Định. Ông là nhà thơ nổi tiếng, xếp hạng thứ 3 trong danh sách các nhà thơ tình nổi tiếng nhất.

Năm 1927, Xuân Diệu theo học tại Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục học tú tài tại Huế. Đến năm 1937, ông đỗ vào trường luật tại Hà Nội và bắt đầu học chuyên ngành này. Cuối năm 1940, ông bắt đầu làm viên chức và được cử làm việc tại Mỹ Tho, Tiền Giang.

Xuân Diệu là nhà thơ và là một trong những thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Đây là một trong những tổ chức của văn nghệ sĩ tiêu biểu, nổi tiếng của miền Bắc trong thời kỳ đó.

Có thể nói, Xuân Diệu là một cây bút chủ lực của thơ mới và là một nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ Mới, được đăng trên báo Ngày Nay, nguyên là một tờ báo dưới sự quản lý của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Không những chỉ với thơ mà Xuân Diệu còn tham gia viết nhiều bào báo, bài phê bình cũng như dịch thuật nhiều đầu sách.

Cuộc đời của hoàng tử thơ tình gắn bó với cây bút

Cuộc đời của hoàng tử thơ tình Xuân Diệu gắn bó mật thiết với cây bút. Quả thực, ông sinh ra là dành cho nghề nhà văn này. Xuân Diệu từng nói rằng Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết..Hầu hết, phần lớn thời gian của ông là dành cho việc viết lách cho các tờ báo và sáng tác thơ ca.

1944, Phòng trào Việt Minh nổ ra và Xuân Diệu là một trong các trí thức nhiệt liệt hưởng ứng phong trào này. Trong kháng chiến, ông tham gia chiến dịch Việt Bắc và là thư ký tòa soạn của Tạp chí Văn nghệ. Sau giải phóng, Xuân Diệu làm việc tại Hà Nội. Cho đến năm 1985, ông qua đời.

1.2. Sự nghiệp

Xuân Diệu là người được mệnh danh là Ông hoàng thơ tình. Thật vậy, nguyên là một cây cổ thụ trong lĩnh vực thơ ca và hầu hết là những bài thơ tình. Vì thế, Sự nghiệp thơ ca của ông được chia làm hai giai đoạn đó là trước cách mạng và sau cách mạng.

Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn và là nhà thơ tiêu tiêu cho phong trào thơ mới giai đoạn trước 1945 với nhiều tập thơ đặc sắc như Tập Thơ Thơ xuất bản 1938 và tập thơ Gửi hương trong gió xuất bản 1945.

Trong đó, nội dung của các bài thơ là sự thể hiện niềm say mê, đam mê mãnh liệt, sự khát khao cháy bỏng với tình yêu và cuộc đời này hay viết về những nỗi cô đơn, hiu quạnh với cái tôi nhỏ bé. Hơn hết, thơ của ông là những nỗi ám ảnh về thời gian với những triết lý nhân sinh, lẽ sống vội vã.

Sau cách mạng, cũng là lúc phong cách nghệ thuật của ông đổi mới, đạt đến một trình độ nghệ thuật mới. Quả thật, Xuân Diệu từ một cái tôi nhỏ bé từ trước năm 1945 giờ đã trở thành một cái ta chung của mọi người. Từ một nhà thơ mới đi tìm lẽ sống giờ đã tìm được lẽ sống của cuộc đời đó chính là cách mạng. Từ đó mà ông trở thành một nhà thơ cách mạng hoạt động một cách say mê, hăng hái với niềm hân hoan như được khai sáng, lẽ sống mới, niềm tin mới vào cách mạng.

Cũng vì sự thay đổi đó mà Xuân Diệu cũng có sự chuyển biến trong tâm hồn và thơ của mình . Trở thành một trí thức yêu nước, tổ quốc và cách mạng đã đem đến cho ông nhiều cảm hứng sáng tác hơn với một góc nhìn mới mẻ và đặc sắc hơn. Các tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này như Riêng chung xuất bản 1960, Hai đợt sóng xuất bản 1967, Hồn tôi đôi cánh xuất bản 1976

1996, Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

Số lượng tác phẩm của ông rất đồ sộ, lên đến 450 tác phẩm bao gồm cả thơ và truyện ngắn. Ngoài ra còn có một số lượng hồi ký, phê bình văn học, các bài báo cũng có số lượng lớn đáng kể.

Ông là người góp công lớn với số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ

Một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu có thể kể đến như là:

  • Các tác phẩm thơ Xuân Diệu với nhiều tập thơ đặc sắc: Thơ thơ[46 bài], Gửi hương cho gió[51 bài], Ngôi sao[ 41 bài], Hội nghị non sông[1946], Riêng chung[49 bài]
  • Các tác phẩm văn xuôi như: Phấn thông vàng[1939], Trường Ca[1945], Việt Nam nghìn dặm
  • Các tác phẩm tiểu luận phê bình Xuân Diệu: Thanh niên với quốc dân, Tiếng thơ, Ba thi hào dân tộc, Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm.

2. Phân tích chữ tình trong thơ Xuân Diệu

Thơ mới là phong trào thơ tiêu biểu trong giai đoạn Việt Nam trước 1945. Đây là một trào lưu sáng tác thơ một cách phi cổ điển và nó chịu ảnh hưởng bởi các phép tu từ, niêm luật của thơ hiện đại phương Tây. Có thể nói, thơ mới là hiện tượng Tây hóa thơ ca ở Việt Nam giai đoạn 1930 1945.

Thơ mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam đầu năm 1930, trước sự du nhập của văn hóa phương Tây ở giai đoạn này, văn học Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là với lĩnh vực thơ, tạo ra những làn sóng thơ cá tính, độc đáo, vượt ra ngoài những khuôn khổ thông thường.

Ứng với giai đoạn này thì Việt Nam những năm 1930 1945 là thời kỳ đen tối của Việt Nam, chịu ách đô hộ của thực dân Pháp. Vì thế mà đặc điểm của văn học giai đoạn này thường thể hiện sự bất lực, đau khổ khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan của các nhà thơ nhà văn.

Hơn hết, các nhà văn nhà thơ thường tìm đến sáng tác như một cách trốn tránh thực tại tàn khốc này. Tựu chung, thơ mới có khuynh hướng chung là khuynh hướng lãng mạn trong đó, các nhà thơ thường đề cao cái tôi cá nhân, thẩm mỹ hóa cuộc sống rối ren, tàn khốc giai đoạn lúc bấy giờ với tâm trạng u sầu, lạc lõng giữa cuộc đời.

Như Thế Lữ đã từng viết:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!

Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!

Quả thực, đứng trước hiện thực tàn khốc của quê hương, đất nước, bất lực và không lối thoát như thế, các nhà thơ của chúng ta không biết phải làm gì, đi hướng nào. Họ cũng không thể chấp nhận một cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt và vô nghĩa như thế này. Vì thế mà họ càng ngày càng lạc lõng và chơi với giữa cuộc đời. Đó cũng là đặc điểm chung phong trào thơ mới tại Việt Nam.

Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước

Chọn một dòng hay để nước trôi đi

Xuân Diệu là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam

Xuân Diệu là một nhà thơ sinh ra trong giai đoạn này, chứng kiến những cảnh quê hương, đất nước bị đày đọa, trong thâm tâm ông cũng bơ vơ và lạc lõng, có một cảm giác bất lực không hề nhẹ. Vì thế mà ông cũng thể hiện những tâm trạng ấy thông qua phong trào thơ mới.

Là một nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới, không phải tự dưng mà ông lại có danh xưng là Ông hoàng thơ tình mà bởi vì cái sự nồng nàn, đam mê cháy bỏng, khát khao mãnh liệt của ông với tình yêu và cuộc sống được thể hiện rất rõ qua các bài thơ của Xuân Diệu.

Tình yêu đối với ông là một cái gì đó rất tươi mới, tràn đầy sức sống nhưng cũng rất bí ẩn, nó khiến ông phải tò mò, giục giã, khao khát có được nó. Ông sợ tuổi thanh xuân sẽ qua đi, sợ tình yêu sẽ không còn mãi bên mình nữa, sợ già, sợ cái hữu hạn của thời gian. Vì thế mà Xuân Diệu luôn có những vần thơ thể hiện sự vội vàng, hấp tấp của mình để có thể tận hưởng mọi thứ.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay xa

[Vội vàng]

Hay câu thơ:

Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em em ơi tình non sắp già rồi!

Ông muốn sống trọn từng khoảnh khắc, muốn sống một cách cuồng nhiệt nhất, sống hết mình, yêu hết lòng để hưởng hết trọn vẹn những ngày tháng còn thanh xuân, còn tuổi trẻ, còn mùa xuân và tình yêu. Đối mặt với sự trẻ nhạt và vô vị của thực tại, ông muốn tránh xa khỏi nó, tìm kiếm tình yêu và lẽ sống, muốn làm tất cả để không bị hối hận về sau.

Thà một chút huy hoàng rồi chợt tối.

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

[Giục Giã]

Hoàng tử thơ tình Xuân Diệu là một người luôn khát khao có được tình yêu, với ông, tình yêu là một thứ gì đó thật bí ẩn và vô tận. Nó mang đến cho ta những cung bậc cảm xúc đáng nhớ vui, buồn, giận, hờn, nhớ, ghétÔng luôn tự hỏi tình yêu là gì? liệu có thể cắt nghĩa được tình yêu?

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có khó gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu

[Vì sao]

Tình yêu không chỉ là những giây phút lãng mạn, ngọt ngào mà cũng đem lại cho chúng ta những cảm giác đắng cay, đau khổ. Đó là những điều mà Xuân Diệu luôn trăn trở trên cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa của tình yêu:

Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu;

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

[Yêu]

Với thi sĩ Xuân Diệu, chữ Tình không chỉ gói gọn trong tình yêu lãng mạn, lứa đôi mà chữ Tình còn bao gồm cả tình người. Quả thật, trên cuộc đời này, ngoài tình yêu đôi lứa còn tình yêu thương gia đình, bạn bè hay đơn giản là lòng thương cảm đối với cuộc đời của những con người bất hạnh, éo le, đặc biệt là những cô gái giang hồ:

Em sợ lắm . Giá băng tràn mọi nẻo .

Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da .

Người giai nhân bến đợi dưới cây già,

Tình du khách : thuyền qua không buộc chặt.

[Lời kỹ nữ]

Thật vậy, có thể thấy rằng Xuân Diệu đến với thơ ca như một cuộc dạo chơi giữa cuộc đời, là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời thơ ca Việt Nam. Thơ ông có những nét đặc sắc, độc đáo và rất Tây. Thơ của ông đại diện cho tiếng lòng của biết bao người khác.

Đọc những vần thơ vô cùng phóng khoáng, tự do mà Xuân Diệu viết, người đọc sẽ được đưa đến một vườn hoa ong bướm với tràn đầy tình yêu và sức sống mà ở đó có sự vội vã, giục giã của ông, như muốn ôm trọn hết tình yêu của cuộc đời này.

Video liên quan

Chủ Đề