Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá bao nhiêu giờ trong 01 ngày?

Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên

1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. 

Do lao động chưa thành niên hiểu biết xã hội, hiểu biết cuộc sống còn hạn chế, khả năng tự bảo vệ chưa cao, dễ bị bóc lột và lợi dụng, nên trong thực tế, nhiều chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ, tổ hợp tác, cá nhân trong các làng nghề, cơ sở xây dựng, sử dụng lao động sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thủ công,… đã kéo dài thời giờ làm việc trong ngày, thậm chí có trường hợp bóc lột tối đa sức lao động của lao động chưa thành niên tới 14, 15 giờ trong một ngày.

Họ hầu như không được nghỉ ngơi, học tập, tham gia các hoạt động xã hội khác, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần của lao động chưa thành niên. 

Bởi vậy, để bảo vệ lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động, ngoài quy định các nghề, công việc được sử dụng lao động chưa thành niên, điều kiện tuyển dụng lao động chưa thành niên, các quyền lợi về việc làm, tiền lương,… pháp luật còn đặc biệt quan tâm đến điều kiện lao động vệ sinh, an toàn và thời giờ làm việc. Theo đó, Điều 146 giới hạn cụ thể về thời giờ làm việc của người chưa thành niên nói chung, trong đó chủ yếu đối với lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động.

Cụ thể, người sử dụng lao động phải bố trí thời giờ làm việc hợp lý, không được vượt quá mức trần thời gian làm việc do BLLĐ quy định. Đặc biệt, đối với người chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động không được bố trí họ làm việc quá 04 giờ trong 01 ngày, 20 giờ trong 01 tuần, tức là bằng nửa thời giờ làm việc của người lao động thành niên làm công việc bình thường trong điều kiện bình thường. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho họ được nghỉ ngơi, dành thời gian để học tập và tham gia các hoạt động xã hội khác. 

Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thời giờ làm việc không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần, đồng thời chỉ được làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường. Do người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có sự phát triển tương đối về thể lực, sức khỏe và trí lực, nên để đáp ứng nhu cầu thu nhập của họ và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp thủ công, vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, họ có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào họ cũng được thỏa thuận làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm mà chỉ trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Mục đích của quy định này là nhằm bảo đảm cho người lao động chưa thành niên phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định về thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định. 

Con trai tôi năm nay 17 tuổi, cháu đang làm việc tại công ty may Bảo Hưng. Tôi thấy cháu hay phải làm thêm giờ thường hay đi sớm về muộn. Tôi không rõ quy định của pháp luật về vấn đề thời gian làm việc đối với người lao động dưới 18 tuổi là như thế nào? Và liệu rằng công ty yêu cầu cháu phải làm thêm giờ là đúng hay sai. Kính mong luật sư tư vấn giúp.

Người gửi: Nguyễn Thị Hòa [Hưng Yên]

[ Ảnh minh họa:Internet]
Tư vấn luật: 1900 6589

Xin chào cô! cám ơn cô đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của cô, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho cô như sau:

Bộ Luật lao động năm 2012 có quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”.Thời giờ làm việc đối với người lao động chưa thành niên được quy định tại Khoản 2, khoản 3 Điều 163 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:

“2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”

Ngoài ra người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.

Điều 106 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về thời gian làm thêm giờ như sau:

“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Được sự đồng ý của người lao động;

b] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c] Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Như vậy trong trường hợp của con trai cô, con cô sẽ được làm thêm giờ trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp công ty thực hiện đúng theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động, danh mục ngành nghề được phép làm thêm giờ thì việc công ty yêu cầu con cô làm thêm giờ là đúng không trái với quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về thời giờ làm việc đối với người chưa thành niên. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Pháp luật lao động quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên như thế nào? Người lao động chưa thành niên có thể được bố trí làm thêm giờ không? Luật Minh Gia tư vấn trường hợp này như sau:

 1. Luật sư tư vấn luật lao động

Theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Do đó, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.

Vì vậy, nếu bạn và doanh nghiệp của bạn có những vướng mắc liên quan đến vấn đề sử dụng người lao động chưa thành niên, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về việc làm thêm giờ đối với người lao động chưa thành niên

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gởi Quý luật sư

Xin cho tôi được hỏi vấn đề sau: Công ty tôi chuyên may mặc và có sử dụng lao động dưới 18t [may, phụ may], Theo quy định pháp luật thì NLĐ dưới 18t giờ làm việc không quá 7g/ngày hoặc 40g/tuần nhưng pháp luật cũng có nêu là người lao động từ 15 - dưới 18t có thể thoả thuận tăng ca. Tôi tìm hiểu trong luật LĐ thì không thấy nêu rõ giờ tăng ca LĐ dưới 18t. Vậy xin cho hỏi, người lao động từ 15 đến dưới 18t nếu tăng ca thì giờ tăng ca tối đa như thế nào? và văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này?

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thời gian làm tăng ca đối với lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng cảm ơn.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi cấu hỏi đền nghị tư vấn tới công ty Luật Minh gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn đã cung cấp, công ty bạn chuyên về may mặc và có sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên

Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với thời gian làm thêm giờ, Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định:

Điều 4. Làm thêm giờ

1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:

a] Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;

b] Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:

a] Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

b] Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

Như vậy, đối với lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì thời giờ tăng ca cũng được xác định không quá 50% số giờ làm việc trong một ngày. Thời giờ làm việc tối đa là 8 giờ 1 ngày, theo đó, thời gian tăng ca không quá 4 giờ 1 ngày. Tuy nhiên, thời giờ làm việc tối đa cũng được xác định là 40 giờ 1 tuần nên thời gian tăng ca cũng phải đảm bảo không quá 20 giờ 1 tuần.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thời gian làm tăng ca đối với lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề