Thời Tiền Lê nước ta được chia thành máy lộ

Lịch sử lớp 7

Hãy trình bày cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy :

- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy và bộ tiến đánh nước ta.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.

- Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh địch quyết liệt. Quân Tống đại bại.

Xem tiếp...

Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

- Bộ máy cai trị ở trung ương : vua nắm mội quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.

- Chính quyền địa phương :cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

- Xây dựng quân đội: 10 đạo quân và hai bộ phận cấm quân và quân địa phương.

Xem tiếp...

Nhà Đinh đã làm những gì để xây dựng đất nước ?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Nhà Đinh xây dựng đất nước:

- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế [Đinh Tiên Hoàng], định đô ở Hoa Lư, Ninh Bình.

- Không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc, tự dặt niên hiệu là Thái Bình.

- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng bộ máy chính quyền mới.

- Cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống.

- Đúc tiền riêng để lưu thông trong nước.

Xem tiếp...

Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao: cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài [nhà Tống], giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.

Xem tiếp...

Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Xem tiếp...

Page 1 of 2

  • Start
  • Trang trước
  • 1
  • 2
  • Trang sau
  • End

Tóm tắt mục 2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra triều Tiền Lê. Triều Tiền Lê có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước với thắng lợi vang dội của cuộc kháng chiến chống Tống [năm 981] và bình định Chăm-pa [năm 982].

Cho đến năm 1005, vua Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn tranh chấp ngôi vua, đem quân đánh lẫn nhau; các hoàng tử hoặc bị giết, hoặc đầu hàng Lê Long Đĩnh. Dưới thời Lê Long Đĩnh [1005 - 1009], Nhà nước Đại Cồ Việt cũng có những bước phát triển nhất định, nhưng do Lê Long Đĩnh sớm đi vào con đường ăn chơi sa đọa nên lòng người chán nản, oán giận. Vì vậy, sau khi Lê Long Đĩnh chết [năm 1009], triều đình đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra triều Lý [1009 - 1225]. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu mới về phát triển nhà nước phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin, quyết tâm của cả dân tộc trong việc giữ vững nền độc lập. Cùng với tinh thần, ý chí đó, năm 1054, nhà Lý [vua Lý Thánh Tông] đổi tên nước là Đại Việt.Như vậy, quốc hiệu "Đại Cồ Việt" tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh [968 - 980], Tiền Lê [980 - 1009] và thời kỳ đầu của nhà Lý [1009 - 1054].

Dưới thời Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý [980 - 1054], Nhà nước Đại Cồ Việt tiếp tục phát triển về mọi mặt; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được củng cố vững chắc.

- Về tổ chức bộ máy nhà nước:

Chính quyền trung ương thời Tiền Lê được giữ nguyên như thời Đinh, vua nắm mọi quyền hành cả dân sự lẫn quân sự; dưới vua là các chức quan văn, võ, hầu hết là những người có công phò tá nhà vua lên ngôi. Vua Lê Hoàn [tức Lê Đại Hành] vẫn đóng đô ở Hoa Lư; năm 984, cho xây dựng nhiều cung điện với quy mô to lớn hơn. Năm 1006, Lê Long Đĩnh cho sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn, võ và tăng đạo theo đúng như chế độ của nhà Tống. Chế độ phong tước và cấp thái ấp dưới thời Tiền Lê được thực hiện quy củ hơn trước. Thái tử được phong tước Đại vương, còn các hoàng tử đều được phong tước Vương và được chia đất để cai trị.

Thời nhà Lý: Các vua Lý tự xưng là Thiên tử, lập các ngôi Hoàng hậu và Thái tử, phong tước cho con cháu, người thân trong họ hàng cùng quan lại có công tôn phù. Hệ thống quan chức được chia làm 9 phẩm cấp; ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên trách, giúp việc cho vua.

Chính quyền địa phương đầu thời Tiền Lê vẫn giữ nguyên 10 đạo như thời Đinh; đến năm 1002, đổi các đạo thành lộ, dưới có phủ, châu, giáp, xã.

Sang thời Lý, năm 1010, Lý Công Uẩn chia nước thành các lộ và phủ; dưới phủ là huyện và cuối cùng là hương, giáp; miền núi và vùng xa trung ương thì chia thành châu, trại. Đây là công cuộc cải tổ hành chính có quy mô lớn, góp phần quan trọng trong công cuộc quản lý toàn diện đất nước.

- Về tổ chức quân đội: Thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý, việc xây dựng lực lượng quân sự rất được chú trọng, nhằm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền quốc gia, dân tộc. Bên cạnh quân đội thường trực của triều đình [thiên tử quân, cấm vệ quân... ] được tuyển lựa cẩn thận và tổ chức, huấn luyện chu đáo, còn có quân đội địa phương [dân binh, hương binh] làm nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ các lộ, phủ, châu và có thể được chính quyền trung ương điều động bất cứ khi nào cần thiết. Cùng với lực lượng bộ binh, lực lượng thủy quân cũng được tập trung xây dựng. Thời Tiền Lê đã có những chiến thuyền lớn, được trang bị đầy đủ. Thời Lý, quân đội có nhiều binh chủng phong phú hơn.

- Về luật pháp:

Dưới thời Tiền Lê, cùng với việc củng cố và tăng cường thiết chế bộ máy nhà nước quân chủ, nhà vua cũng quan tâm đến việc xây dựng pháp luật và đề cao luật pháp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1002, vua Lê Đại Hành "định luật lệ"; tuy nhiên, việc xét xử ở thời kỳ này còn khá tùy tiện.

Sang đến thời nhà Lý, năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ "Hình thư" gồm 3 quyển, xuống chiếu ban hành trong dân gian. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam, thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc trị nước của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ. Ở các làng xã, hình thức luật tục [tập quán pháp] vẫn duy trì và được mọi người tuân theo.

- Về kinh tế:

Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền vào mùa xuân hàng năm, mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sang thời nhà Lý, triều đình cũng thi hành nhiều chính sách trọng nông, khuyến nông. Sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước hết sức bảo vệ; do đó, sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển hơn trước.

Các nghề thủ công dưới thời Tiền Lê và đầu thời Lý như nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng, chạm khắc, sơn thếp... đều được phát triển và có nhiều tiến bộ lớn.

Ngoài ra, ở thời kỳ này, việc giao thương, buôn bán, trao đổi giữa các địa phương trong nước và với nước ngoài khá phát triển. Vua Lê Đại Hành và các vua Lý đều cho đúc tiền đồng để lưu thông rộng rãi và có dùng thêm tiền đồng Trung Quốc thời Đường, Tống.

- Về văn hóa: Đạo Phật vẫn giữ vai trò lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý. Nhiều nhà vua và quý tộc đã theo đạo Phật, đề cao tư tưởng từ bi, bác ái. Trong triều, có hệ thống tăng quan, một số được phong là Quốc sư. Các loại hình văn hóa dân gian đã có từ thời Đinh vẫn được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm loại hình hát tuồng.

- Về đối ngoại:

Tiếp nối truyền thống từ thời Đinh, sang thời Tiền Lê, sau chiến thắng quân Tống [năm 981], vua Lê Đại Hành vẫn tỏ ra thần phục và cử sứ bộ sang dâng cống phẩm, sính lễ đầy đủ cho nhà Tống. Mặc dù vậy, triều đình nhà Tiền Lê vẫn luôn tỏ rõ tinh thần tự cường và độc lập. Do đó, nhà nước Đại Cồ Việt thời Tiền Lê được gần 30 năm yên tĩnh, để củng cố và phát triển mọi nguồn lực ở trong nước.

Những năm đầu thời Lý, quan hệ hòa hiếu với nhà Tống tiếp tục được chăm lo củng cố. Đối với Chăm-pa ở phía Nam, đến năm 1018, quan hệ Việt - Chăm tương đối tốt đẹp, nhưng những năm về sau, quan hệ Việt - Chăm trở nên căng thẳng, các vua Lý phải sai quân hoặc thân chinh đi đánh dẹp.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy [Còn nữa]

Video liên quan

Chủ Đề