Thông điệp của bức tranh là gì

Trong hầu hết các nền văn hóa, những con mèo đen được coi là điềm xấu. Vì vậy, ở nhiều nơi người ta thường gắn chuông vào cổ mèo đen để báo hiệu khi chúng đến. Vì vậy khi bạn nhìn vào bức hình này có thể hiểu sai về ỹ nghĩa của nó. Bạn có thể nghĩ người đàn ông đang đóng chiếc móng ngựa vào chân con mèo để khi con èo di cuyển sẽ phát ra tiếng và mọi người sẽ biết được con mèo đen đang tới [tức là điềm xấu đang đến].

Tuy nhiên hình vẽ này không đơn giản như thế. Mèo là động vật có móng vuốt rất mềm. Và con mèo trong tác phẩm này lại tự nguyện đeo những chiếc móng ngựa vào chân. Tại sao lại như vậy?

Mèo đen đại diện cho một nhóm người có những định kiến khác nhau về con người trong xã hội. Vì thế họ đang tự bảo vệ đôi chân dễ bị tổn thương của họ khỏi những địa hình khắc nghiệt. Hay nói cách khác họ đang bảo vệ chính mình khỏi những điều xấu, những nguy hiểm trong cuộc sống.

Tuy nhiên có 2 điểm lưu ý trong bức tranh mà người xem có thể thắc mắc:

  1. Tại sao lại chỉ có 3 chiếc móng ngựa?
  2. Tại sao người thợ rèn lại bé hơn so với con mèo?

Bạn đọc hãy cùng trả lời xem nhé.

2. 

Bức vẽ này khiến bạn tưởng tượng rằng cả 2 con mèo sẽ cùng tiến đến gần con chuột và khi đó con chuột sẽ tự động được hạ xuống. Như thế nó sẽ được an toàn. Người xem cũng có thể nghĩ rằng hai con vật săn mồi đang ở trong tình trạng không có hi vọng và chúng đang có vẻ miễn cưỡng an ủi, làm thỏa mãn con mồi của chúng.

Tuy nhiên, ở đây 2 con mèo đang bảo vệ và làm hài lòng con chuột vì đấy là con chuột cuối cùng còn lại trên trái đất. Hai con mèo không tin tưởng nhau nên chúng đã đưa ra một cách an toàn là chúng sẽ cùng nhau bảo vệ con chuột khỏi bị bên kia ăn thịt.

Từ đó ta có thể nhận thấy thông điệp cuộc sống: Con người chúng ta đang bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường bởi vì chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng.  

Có 2 câu hỏi đặt ra cho bạn đọc: 

  1. Tại sao con mèo bên phải nhấc một chân lên?
  2. Có điều gì đặc biệt về nút dây ở phía sau cổ của 2 con mèo?

3. 

Hầu hết mọi người sẽ cho rằng bức hình này ám chỉ con người đang lặn xuống đại dương kiến thức. Ỹ nghĩa thực sự của tác phẩm này lại hoàn toàn khác.

Người đàn ông không phải đang lao xuống biển mà là đang nhảy bungee [một trò chơi giải trí] và sợi dây buộc vào người anh ta chính là sợi chỉ đánh dấu trang của quyển sách. Trò nhảy bungee là một trò chơi cực kỳ mạo hiểm và người chơi phải chắc chắn sợi dây kéo đủ khỏe để giữ lấy người họ trong khi họ nhảy.

Bức vẽ này đưa ra thông điệp: “ Những người ngốn sách đặc biệt yêu thích một số điểm trong quyển sách của họ, điều mà họ tin tưởng sẽ có đủ sức mạnh để truyền cảm hứng cho họ. Họ có thể đánh đổi cuộc sống của họ để đi sâu vào chi tiết và phát triển cuốn sách theo nhiều hướng mới.” Nói cách khác, con người khi đã đam mê điều gì, họ có thể từ bỏ mọi thứ, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để đạt được thứ đó. 

4. 

Để hiểu được ỹ nghĩa của hình ảnh này, bạn phải chú ý đến tờ giấy và những xu tiền bên dưới cánh tay của người đàn ông.Nếu bạn biết bàn tính là cái gì thì chắc chắn bạn sẽ có thể nắm bắt được thông điệp của tác phẩm.

Cánh tay của con người đang sử dụng bàn tính tay để tính toán lợi nhuận từ việc kinh doanh của họ. Chiếc bàn tính luôn có các hạt để tính nhưng trong bức vẽ này những chiếc hạt được thay bằng hình những người lính bé nhỏ. Điều cho thấy cánh tay ở đây là cánh tay của ngành công nghiệp vũ khí, thứ mà chỉ thu được lợi nhuận khi có chiến tranh và thương vong. Cánh tay con người đang đếm số người chết từ chiến tranh nhưng cũng đang tính toán lợi nhuận từ việc bán vũ khí.

Chiến tranh mang lại những đau thương, mất mát cho bao nhiêu gia đình, nhưng lại đem đến cơ hội buôn bán vũ khí cho nhiều tổ chức. Nó là thiệt hại của đất nước này, nhưng lại là nơi đem lại chiến lợi phẩm cho đất nước khác. 

Thông điệp từ tranh minh họa

Quỳnh Chi

10:00 06/09/2020

Có thâm niên mấy chục năm làm xuất bản, họa sĩ Ngô Xuân Khôi cho rằng, bìa sách và các xuất bản phẩm của ta ngày càng đẹp, cập nhật với công nghệ thế giới nhưng cũng đã xuất hiện những lệch chuẩn thẩm mỹ đồ họa. Họa sĩ Ngô Xuân Khôi cũng là một gương mặt gắn bó với các minh họa trên báo chí.

Đêm Trung thu - một bức tranh đẹp của họa sĩ Ngô Xuân Khôi.

1. Có thời điểm, bước vào hiệu sách, lật 10 cuốn sách mới thì gặp tới 6-7 cuốn do họa sĩ Ngô Xuân Khôi làm bìa. Họa sĩ Ngô Xuân Khôi cho biết, một bìa sách đẹp là bìa sách đảm bảo những yếu tố về màu sắc, hình ảnh, bố cục, kiểu chữ... phù hợp với nội dung cuốn sách, đồng thời phải có nét độc đáo bắt mắt và sáng tạo. Cũng như làm thơ, bìa sách phải tìm được cái tứ, phát hiện điểm mấu chốt, hồn cốt của cuốn sách để tạo nên một cấu trúc hài hòa.

Thường xuyên vẽ minh họa và làm bìa sách cho các nhà văn, nhà thơ nên anh cũng có nhiều kỷ niệm và quen biết thêm nhiều gương mặt văn nghệ. Anh kể: Một lần tôi vẽ minh họa truyện cho tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau khi truyện được in, tác giả truyện ngắn liên hệ với tôi xin được lưu giữ bản gốc của minh họa làm kỷ niệm. Tác giả này là nhà văn Nguyễn Hiệp ở Bình Thuận. Tôi đồng ý và hứa sẽ gửi tranh cho anh bằng đường bưu điện. Tranh vẽ trên giấy xuyến chỉ, tôi cứ cầm đi cầm về chưa ra bưu điện gửi được, dạo ấy thời tiết mưa nhiều, nước mưa thấm loang lổ vào tranh. Khi nhận tranh nhà văn nhắn: “Mình nhận được tranh rồi, nhìn tranh cảm động lắm vì cái tình”.

Gắn bó với công việc làm bìa suốt mấy chục năm qua, chứng kiến biết bao thăng trầm của ngành xuất bản, họa sĩ Ngô Xuân Khôi nhận ra sự thay đổi rất nhiều của bìa sách. Dù chỉ là “cái áo” bên ngoài, nhưng ngày càng được các đơn vị làm sách đầu tư. Anh cho rằng, sở dĩ sự đầu tư cho bìa sách ngày càng được các đơn vị xuất bản chú ý là do sự cạnh tranh trên thị trường sách. Bên cạnh đó, việc ra đời các nhà sách tư nhân thúc đẩy việc cạnh tranh chiếm thị phần diễn ra khốc kiệt. Nhu cầu của độc giả ngày càng đòi hỏi cao hơn. Việc cập nhật các công nghệ, vật liệu mới trợ giúp đắc lực cho các đơn vị xuất bản khuyến dụ người mua sách.

Bìa sách và các xuất bản phẩm của ta ngày càng đẹp, cập nhật với công nghệ thế giới đó là điều đáng mừng tuy nhiên họa sĩ Ngô Xuân Khôi vẫn có đôi điều băn khoăn về sự cầu kỳ của bìa sách hiện nay. Đó là xuất hiện những lệch chuẩn thẩm mỹ đồ họa. Các nhà sách chạy theo thị hiếu thị trường nhiều hơn là giúp bạn đọc nâng cao thẩm mỹ. Các vật liệu xuất hiện trên bìa sách đánh lừa giá trị nội dung cuốn sách, nhất là mảng sách dành cho thiếu nhi. Có những nhà sách người làm bìa không được đào tạo chuyên ngành mỹ thuật làm bìa khá ngô nghê nhưng lại lầm tưởng đấy là sự sáng tạo.

2. Bên cạnh làm bìa sách, họa sĩ Ngô Xuân Khôi còn tham gia vẽ minh họa cho nhiều tờ báo. Anh minh họa từ truyện ngắn của các nhà văn lão làng cho tới tác phẩm mới của các cây bút trẻ. Không chỉ minh họa truyện ngắn, họa sĩ Ngô Xuân Khôi còn minh họa bút ký, thơ… Thời 4.0, khi công nghệ phát triển, nhưng anh vẫn quen với vẽ minh họa bằng tay.

“Minh họa vẽ bằng các phần mềm máy tính rất hữu hiệu và công năng, nhưng minh họa văn chương tôi vẫn thích vẽ tay vì nó rung hơn, cảm xúc hơn, nhuần nhụy và ra được cái đặc trưng của từng chất liệu vẽ”- họa sĩ Ngô Xuân Khôi bày tỏ.

Họa sĩ Ngô Xuân Khôi bắt đầu việc vẽ minh họa chuyên nghiệp cho báo chí cách đây hơn 20 năm, ban đầu cộng tác với báo Văn nghệ. Từ đó đến nay Ngô Xuân Khôi gắn bó với công việc minh họa báo chí, và trở thành một người vẽ có duyên, thường xuyên nhận được lời mời cộng tác.

Theo anh, minh họa theo cách hiểu thông thường là vẽ để làm “sáng”, làm rõ nội dung truyện, nhưng không chỉ đơn giản và thuần túy vậy. Họa sĩ Ngô Xuân Khôi quan niệm, minh họa là một đơn vị thông tin độc lập và hoàn chỉnh, chứ không chỉ đóng vai trò phụ họa cho bài báo, càng không thể chỉ để lấp chỗ trống.

“Minh họa báo chí là một yếu tố quan trọng trong cấp độ đọc đầu tiên, thu hút sự chú ý tức thì của độc giả. Một hình minh họa tốt sẽ “giữ chân” độc giả và dẫn dụ họ đến với truyện, với câu chữ. Không chỉ là thông tin thông thường, minh họa còn có thể tạo ra một mối liên hệ đặc biệt, mối liên hệ cảm xúc, giữa tác giả với họa sĩ, giữa tác giả với độc giả, giữa tờ báo với bạn đọc”, họa sĩ Ngô Xuân Khôi chia sẻ.

Họa sĩ Ngô Xuân Khôi bảo, lần nào nhận được tác phẩm do các tòa soạn chuyển tới nhờ minh họa anh cũng phải đọc kỹ. Thời gian đọc có khi lâu hơn thời gian vẽ minh họa. Vì phải đọc, phải nuôi dưỡng cảm xúc và tìm ý tưởng thể hiện minh họa, rồi tính toán xem dùng bút gì, giấy dó hay giấy xuyến chỉ minh họa cho phù hợp với “chất” của từng tác phẩm văn chương.

Dù vẽ nhiều, nhưng họa sĩ Ngô Xuân Khôi thừa nhận, tên tuổi của tác giả, chất lượng của tác phẩm văn học có tác động đến việc hoàn thành những tác phẩm minh họa của mình.

“Tôi thường vẽ theo cảm xúc mà truyện mang đến. Truyện hay và có nhiều chi tiết, nhiều tình huống sâu sắc, gay cấn sẽ gợi ý, tạo hưng phấn rất nhiều cho người vẽ. Những truyện có nội dung và vùng miền địa lý mà mình am hiểu, có vốn sống càng thích thú, tự tin. Tạo âm hưởng văn hóa, không gian và thời gian mà các nhân vật trong truyện đang đang sống là điều tôi luôn chú ý, cố gắng tạo dựng cho bức vẽ”, họa sĩ nói.

Với họa sĩ Ngô Xuân Khôi, minh họa đôi khi là sự nối dài của truyện, nghĩa là không chỉ vẽ những gì được tả kể trong truyện mà nó là chắp nối sự liên tưởng, gợi mở những thông điệp mà câu chuyện muốn chuyển tải. Nhiều họa sĩ bản lĩnh và cá tính mạnh họa thường “áp đặt” minh họa, nghĩa là truyện gì, tác giả nào họ cũng vẽ theo lối ấy.

Chủ đề: thông điệp tranh minh họa họa sĩ Ngô Xuân Khôi

Video liên quan

Chủ Đề