Thủ môn được cầm bóng bao lâu

Vì sao thủ môn không được giữ bóng quá 6 giây?

Sự kiện: Premier League 2022-23 Liverpool

Phút 31 ở trận đấu giữa Liverpool và Bordeaux  trong khuôn khổ Europa League, Mignolet có pha xử lý ai hại khiến đội chủ nhà phải trả giá. Anh cầm bóng tới 22 giây và bị trọng tài Alon Yefet thổi phạt. 

Theo quy định, một thủ môn không được giữ bóng trong tay quá 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.

Mignolet [áo vàng] có pha xử lý khó hiểu

Ở quả đá phạt gián tiếp "trời cho" sau đó, Bordeaux  đã vươn lên dẫn trước nhờ cú sút tuyệt vời của Henri Saivet. Rất may là trong những phút còn lại, thủ thành người Bỉ đã chơi tốt và anh phải cảm ơn 2 người đồng đội Benteke và Milner vì họ đã giúp Liverpool ngược dòng thắng lại 2-1.

Sau trận anh thừa nhận mắc sai lầm nhưng sau đó đánh trống lảng bằng cách đề cao các đồng đội.

"Thật không may là tôi đã đợi quá lâu và những chuyện như thế này có thể luôn xảy ra", Mignolet nói. "Nhưng điều quan trọng là cách mà toàn đội phản ứng sau đó. Chúng tôi không để chuyện này ảnh hưởng và chiến đấu mạnh mẽ". 

Video Mignolet cầm bóng tận 22 giây:

Theo HD [Khám phá]

Luật thi đấu bóng đá sân 11 được IFAB quản lý và được FIFA sử dụng để áp dụng chung cho các trận đấu của các liên đoàn thành viên trong đó quy định về số lượng cầu thủ trong thi đấu bóng đá 11 người. Phát bóng lên là một hành động hay xảy ra khi đưa bóng vào tiếp tục thi đấu.

Giới thiệu về môn bóng đá 

Bóng đá [hay còn gọi là túc cầu, đá banh, đá bóng] là một môn thể thao đồng đội được chơi với quả bóng hình cầu giữa hai đội bao gồm 11 cầu thủ mỗi bên. Nó có khoảng hơn 250 triệu người chơi ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến nó trở thành môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Nó chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi là sân bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu. Mục tiêu là ghi bàn vào khung thành đối phương. Đội nào có số bàn thắng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Xem thêm: Kích thước sân bóng đá 11 người

Tìm hiểu về quả phát bóng trong bóng đá 

  • Quả phát bóng là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
  • Quả phát bóng được thực hiện khi bóng đã hoàn toàn vượt ra khỏi đường biên ngang, dù là ở mặt đất hay trên không, do cầu thủ của đội tấn công chạm bóng lần cuối cùng, và không có bàn thắng được công nhận theo Luật X.
  • Một bàn thắng có thể trực tiếp được ghi từ quả phát bóng, nhưng chỉ được tính nếu bóng vào cầu môn đội đối phương.
  • Luật phát bóng là điều luật thứ 16 trong bộ luật bóng đá được quy định bởi Liên đoàn bóng đá Thế giới [FIFA]. Mời các bạn đón đọc bài viết chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn về điều luật này.

    2. Trình tự thực hiện quả phát bóng

    Khi một cầu thủ của đội tấn công chạm bóng cuối cùng và để quả bóng vượt ra khỏi đường biên ngang thì sẽ có quả phát bóng.

    Quả phát bóng phát lên có thể tính là bàn thắng hợp lệ nếu bóng đi vào khung thành đội đối phương. Bóng được đá từ bất kỳ điểm nào trong khu vực cầu môn.

    Quả phát bóng được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bóng được một cầu thủ của đội phòng ngự đá từ bất cứ điểm nào trong phạm vi khu cầu môn.
  • Các cầu thủ đối phương đứng ở phía ngoài khu phạt đền cho tới khi bóng vào cuộc.
  • Cầu thủ phát bóng không được phép chạm lại bóng cho tới khi bóng chạm cầu thủ khác.
  • Bóng được coi là vào cuộc khi được đá trực tiếp ra ngoài khu phạt đền.
  • Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Luật giao bóng trong bóng đá

    3. Những lỗi khi thực hiện quả phát bóng

    Dưới đây là một số trường hợp lỗi khi thực hiện phát bóng

    Nếu khi thực hiện quả phát bóng, bóng không được đá trực tiếp ra khỏi khu phạt đền:

  • Quả phát bóng được thực hiện lại.
  • 3.1. Trường hợp cầu thủ [không phải thủ môn] thực hiện quả phát bóng

    a. Nếu, sau khi bóng trong cuộc, cầu thủ đã đá quả phát bóng lại chạm bóng lần hai [không phải bằng tay] trước khi bóng chạm một cầu thủ khác, thì theo luật trọng tài bóng đá:

  • Đội đối phương được hưởng quả đá phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi [xem Luật XIII - Vị trí đá phạt].
  • b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đã đá quả phát bóng cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác, thì theo luật trọng tài bóng đá:

  • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí phạm lỗi [xem Luật XIII - Vị trí đá phạt].
  • Đội đối phương được hưởng quả phạt đền nếu lỗi xảy ra trong khu phạt đền của cầu thủ phát bóng.
  • 3.2. Trường hợp thủ môn thực hiện quả phát bóng

    a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần hai [không phải bằng tay] trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

    Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi [xem Luật XIII - Vị trí đá phạt].

    b. Nếu sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:

    Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp nếu vị trí vi phạm ngoài khu phạt đền của thủ môn, quả phạt được thực hiện tại vị trí xảy ra vi phạm [xem Luật XIII - Vị trí của quả phạt].

  • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp nếu vị trí vi phạm trong khu phạt đền của thủ môn, quả phạt được thực hiện tại vị trí xảy ra vi phạm [xem Luật XIII - Vị trí của quả phạt].
  • 3.3. Đối với bất cứ trường hợp vi phạm nào khác của Luật này:

  • Quả phát bóng được thực hiện lại
  • Tham khảo thêm bài viết  khác: Luật việt vị và Luật đá phạt góc                                          

    Kết luận

    Trên đây là toàn bộ thông tin về luật phát bóng trong thi đấu bóng đá 11 người cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu được tổng hợp và chia sẻ bởi Thế Giới Thể Thao. Hy vọng những thông tin này dễ hiểu và chúc bạn nhanh chóng có thể nắm vững được luật để không bị mất điểm đáng tiếc khi tham gia thi đấu. Bạn có thể tham khảo nhiều bài viết khác qua tại Thegioithethao.vn như Quy trình, biện pháp thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo

    Thế Giới Thể Thao là đơn vị chuyên cung cấp dụng cụ thiết bị bóng đá uy tín và giá rẻ nhất tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu mua các dụng cụ thiết bị bóng đá, liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn hỗ trợ và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

    Địa chỉ: Số 5, Nguyễn Khả Trạc, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Hotline:0946 795 885

    Trong bóng đá, luật thủ môn đã tồn tại rất lâu, nhưng vì rất nhiều lí do mà các luật đã được chỉnh sửa, bổ sung để tạo nên một trận đấu công bằng hơn, gay cấn hơn. Bài viết này sẽ đem đến cho các bạn 2 sự thay đổi đáng kể trong luật bóng đá đối với thủ môn.

    Thủ môn có được bắt bóng khi đội nhà chuyền về?

    Nguyên tắc:

    Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy lật ngược thời gian để quay về làng túc cầu nhiều năm trước đây, cụ thể là vào đầu những năm 1990, khi đó luật thủ môn cho phép những người gác đền có thể bắt bóng bằng tay khi hậu vệ đội nhà chuyền về và giữ trái bóng, sau đó tùy ý phát bóng trở lại cuộc chơi. 

    Tuy nhiên nhận thấy một sự không “fair-play” rằng, khi trận đấu trở nên căng thẳng hơn, nhiều thủ môn thậm chí đã “câu giờ” bằng cách cầm bóng trong nhiều phút, FIFA  đã đưa ra luật rằng thủ môn không được bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về, mà phải sử dụng chân hay bộ phận khác.

    Ngoài ra khi nhận trực tiếp một quả ném biên từ đội nhà, những người gác đền cũng không được phép chạm bóng bằng tay trong vòng cấm địa.

    Cách áp dụng:

    Vậy cầu thủ và thủ môn phải xử lí như thế nào trong pha chuyền về và bắt bóng để không bị trọng tài thổi phạt?

    Nếu bạn là một cầu thủ, việc bạn cần làm là chuyền bóng bằng đầu, ngực,.. , nói chung là các bộ phận ngoài tay và chân về cho thủ môn đội nhà sẽ không bị phạm luật.

    Còn nếu bạn ở cương vị là người đứng trong khung gỗ, để không vi phạm luật thủ môn, khi bắt bóng bằng tay phải đứng ở trong vòng 16m50.

     Nếu cầu thủ lỡ chuyền bóng về bằng chân thì bạn buộc phải dùng chân chạm bóng ít nhất 1 lần rồi mới được bắt bóng bằng tay, nhưng tất nhiên bạn vẫn phải ở trong vòng 16m50 nhé.

    Tuy nhiên, trong trường hợp cầu thủ thực hiện đường chuyền bằng chân nhưng chạm người cầu thủ đối phương khiến đổi hướng bóng và gây nguy hiểm cho khung thành thì thủ môn hoàn toàn có quyền dùng tay để cản phá pha bóng.

    Xem thêm thông tin về luật bóng đá asiad bạn nhé

    Nếu bị thổi phạt trong pha chuyền về thì sẽ thế nào?

    Tất nhiên, trong bóng đá có lỗi thì phải có phạt, nếu đội bóng của bạn vi phạm luật bóng đá khi chuyền bóng về sẽ bị phạt quả đá phạt gián tiếp ở cự li tầm 5.50 m có hàng rào chắn. Các cầu thủ của đội bị phạt sẽ đứng làm hàng rào ở vạch vôi cầu môn. 

    Tuy tình huống này gần như cơ hội thành bàn lên tới hơn 90% nhưng rất hiếm khi có quả phạt này [ai không phải một fan cuồng bóng đá và theo dõi một cách thường xuyên sẽ ít khi được chứng kiến].

    Tuy khó gặp nhưng không phải là không có những thủ môn yếu kém và non kinh nghiệm cũng như không hiểu sâu về luật thủ môn khi chuyền bóng về, phải không nào?

    Quả phạt gián tiếp cho các đội vi phạm

    Luật phát bóng mới của thủ môn

    Sự thay đổi:

    Luật của thủ môn cũng giống như những luật khác trong bóng đá, luôn được cập nhật. Có lẽ chúng ta đã quen thuộc với những cú phát bóng từ cầu môn mà trái bóng phải lăn ra ngoài vòng cấm địa thì các hậu vệ mới được chạm bóng.

    Nhưng với sự thay đổi trong luật bóng đá từ ngày 1/6/2019, hậu vệ sẽ được quyền nhận quả phát bóng ngay khi nó rời chân thủ môn trong vòng cấm. Tất nhiên các tiền đạo đối phương vẫn phải ở ngoài vạch vôi của vùng cấm địa.

    Nguyên nhân:

    Lý giải cho sự thay đổi về luật phát bóng này, trước hết là vì sự liền mạch cho trận đấu. Hậu vệ có thể nhanh chóng nhận bóng và xây dựng đường lối tấn công nhanh chóng ngay từ phần sân nhà để tránh nguy cơ bị áp sát ngay tức thì bởi các tiền đạo đối phương.

    Luật phát bóng mới đối với thủ môn được áp dụng

    Bên cạnh đó cũng một nguyên do từ các đội chơi “lách luật”, có nghĩa là khi pha bóng phát quá tệ, hậu vệ có thể chủ động chạy lại và chạm bóng trong vùng cấm để trọng tài cho phát lại pha bóng. 

    Khi áp dụng luật mới này, cho dù tiền đạo đối phương có đứng ngoài vòng cấm vẫn có cơ hội can thiệp sớm để tận dụng những cú phát bóng kém, ngăn cản những pha tấn công. 

    Sự ra đời của luật thủ môn mới này có lẽ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho những đội chơi có những cầu thủ phòng ngự với đôi chân khéo léo và kĩ năng xử lí linh hoạt, từ đó có thể triển khai bóng nhanh chóng và phá thế pressing của các tiền đạo đối phương, điển hình như Inter.

    Tuy nhiên điều này sẽ là một sự bất lợi đối với các đội có hàng phòng ngự mỏng manh trước những cỗ máy ghi bàn tốc độ cao luôn trong trạng thái sẵn sàng lao vào để săn bàn thắng ngay khi bóng vừa “sống” sau khi chạm chân hậu vệ đội bạn trong vòng cấm.

    Lời kết:

    Thủ môn hay bất kì cầu thủ nào khác của một đội bóng cũng là linh hồn của đội, luật thủ môn mới được đưa ra cũng chính là cơ hội cũng như thử thách để các người gác đền chơi bóng một cách công bằng hơn, cống hiến hơn cho đội nhà cũng như cho người hâm mộ. Rất mong rằng, những luật bóng đá dành cho thủ môn chúng tôi đề cập bên trên sẽ là những thông tin hữu ích.

    Video liên quan

    Chủ Đề