Thủ tục trong python là gì

  • Các thủ tục vào ra dữ liệu Hàm print trong Python
    •  1. Hàm print[]
    • 2. Hàm input[]
      • Bài tập

 1. Hàm print[]

  • Để in một xâu string ra màn hình ta dùng hàm print[]chẳng hạn:
>>> print['Toi la Phu Ong']
Toi la Phu Ong
  • Hàm print[] có các tham số sau

print[value, sep, end, file, flush]

Trong đó, value là giá trị sẽ được in ra màn hình, giá trị này phải là một xâu kí tự, hoặc chỉ được là các giá trị thuộc cùng một kiểu dữ liệu, nếu có nhiều giá trị thì cách nhau bởi dấu phảy; sep là kí tự ngăn cách giữa các giá trị, end là kí tự khi kết thúc câu lệnh print[].

  • Để in nhiều xâu cùng lúc ta có thể sử dụng các toán tử trên xâu. Ở đây xin giới thiệu qua một số cách, chi tiết xin xem chương dữ liệu kiểu xâu.
  • Chẳng hạn ta muốn in ra màn hình nội dung của xâu chứa trong biến temp và xâu Tên tôi là
>>> temp = 'Phu Ong'
>>> print["Tên tôi là", temp]
Tên tôi là Phu Ong
  • Hoặc có thể sử dụng phép nối xâu để in
>>> temp = 'Phu Ong'
>>> print["Tên tôi là" + temp]
Tên tôi làPhu Ong
  • Tuy nhiên, nếu sử dụng phép nối xâu, ta thấy kết quả thu được sẽ không có dấu cách giữa các đối số của hàm print[] như cách trước nữa.
  • Phép in nội suy xâu
>>> print["Ten toi la %s va toi nang %d kg!" % ['Phu Ong', 51]]

Bản chất của câu lệnh trên là ta đã sử dụng các phép toán định dạng xâu, có thể viết như sau cũng thu được cùng một kết quả.

>>> temp = "Ten toi la %s va toi nang %d kg!" % ['Phu Ong', 51]
>>> print[temp]

Hoặc sử dụng kiểu mới để định dạng xâu:

print["Ten toi la {} va toi nang {} kg".format['Phu Ong', 51]]

2. Hàm input[]

  • Để nhập dữ liệu trực tiếp từ bàn phím vào chương trình ta dùng hàm input[]. Kiểu dữ liệu mặc định chương trình nhận vào sẽ là kiểu xâu.
>>> x = input['Ban ten gi? ']
Ban ten gi? Phuong
>>> print[x]
Phuong
  • Để nhập vào một số nguyên hoặc số thực, hoặc một kiểu có cấu trúc phức tạp hơn, thì ta làm thế nào? Chúng ta phải sử dụng các hàm chuyển đổi kiểu của Python. Chẳng hạn để nhập vào một số nguyên, ta dùng hàm int[] để chuyển sang kiểu số nguyên, dùng hàm float[] để chuyển sang kiểu số thực. Ví dụ
>>> a=input['Xin moi nhap mot so: ']
Xin moi nhap mot so: 13
>>> a*2
'1313'
>>> a = int[input['Xin moi nhap mot so: ']]
Xin moi nhap mot so: 13
>>> a*2
26
  • hoặc nhập vào một số thực
>>> a = float[input['Xin moi nhap mot so: ']]
Xin moi nhap mot so: 1.3
>>> a*2
2.6
  • Đối với các kiểu dữ liệu phức tạp hơn, ta phải sử dụng thêm các hàm để xử lý xâu kí tự nhập vào.
  • Để nhập một vào nhiều giá trị cùng một lần, các giá trị cách nhau bởi dấu phẩy hoặc một kí tự bất kì, ta dùng vẫn hàm input[] nhưng phải sử dụng thêm phương thức split[] của kiểu xâu. Ví dụ, nhập vào hai số nguyên a, b cách nhau bởi dấu phẩy.
>>> a, b = input["Xin moi nhap vao hai so:"].split[',']

hoặc cách nhau bởi dấu cách trắng

>>> a, b = input["Xin moi nhap vao hai so:"].split[' ']

dĩ nhiên, sau đó ta muốn sử dụng a, b như là các số nguyên thì phải chuyển đổi từ kiểu xâu này sang kiểu số nguyên, vì mặc định nhập vào luôn là kiểu xâu.

  • Để nhập vào một danh sách list, ta nhập vào một xâu, sau đó chuyển xâu đó sang danh sách bằng cách tách rời các phần tử. Ví dụ, người dùng nhập vào một dãy các số nguyên, cách nhau bởi dấu cách trắng, và chúng ta phải chuyển thành một list.
>>> a = [int[x] for x in input[].split[]]
3 4 5
>>> a
[3, 4, 5]

nếu cách nhau bởi dấu phẩy

>>> a = [int[x] for x in input[].split[',']]
3,4,5
>>> a
[3, 4, 5]

Ở cách này, chúng ta phải sử dụng thêm vòng lặp for, bạn có thể xem chi tiết ở chương sau. Hoặc có thể sử dụng hàm map[] để ánh xạ mỗi giá trị với một phần tử của danh sách.

>>> s = input[]
1 2 3 4 5
>>> numbers = list[map[int, s.split[]]]
>>> numbers
[1, 2, 3, 4, 5]

Bài tập

Bài 1. Viết chương trình nhập vào một số nguyên n và in ta màn hình giá trị bình phương của số đó.

Bài 2. Viết chương trình nhập vào bán kính r của đường tròn, là một số thực, và in ra diện tích của hình tròn đó.

Lập trình Python

1. Tìm hiểu về chương trình con

– Chương trình con trong Python gồm các package, module và các hàm được xây dựng sẵn hoặc do người lập trình tự xây dựng.

– Package là thư mục chứa một hoặc nhiều module hay các package khác nhau

– Module là tập hợp gồm các hàm liên quan như: math, random, pygame,…

– Chương trình con thường gồm 2 loại là hàm và thủ tục, nhưng trong Python không phân biệt hàm và thủ tục, mà chỉ dùng khái niệm hàm. Hàm chỉ được thực hiện khi được gọi

2. Cấu trúc hàm trong Python

a. Khai báo hàm:

def  [[]]:
	
	[return ]

b. Hàm ẩn danh:

 = lambda : 

c. Ví dụ: Viết hàm tính tổng 3 số bất kỳ

Cách 1: Khai báo hàm tong3

def  tong3[a, b, c]:
	t = a + b + c
	return t

Cách 2: Sử dụng hàm ẩn danh

tong3 = lambda a, b, c: a + b + c 

Lưu ý:

Danh sách tham số có thể được khởi tạo giá trị mặc định

Ví dụ:

def  tong3[a=0,b=0,c=0]
        return a + b + c

Lúc đó nếu không truyền tham số cho a, b, c thì a, b, c sẽ có giá trị mặc định là 0.

3. Thực hiện chương trình con

a. Đối với hàm: [[]]

Ví dụ:

tong = tong3[a, b, c]	#Gán giá trị trả về của hàm tong3 cho biến tong
tong = tong3[]		#Lúc đó biến tong sẽ có giá trị là 0, vì a, b, c sẽ nhận mặc định 0
n = math.abs[x] 	#Gán giá trị tuyệt đối của x cho biến n

b. Đối với Module

  import hoặc from import

Ví dụ:

import math		#Thêm thư viện Toán học
from math import sqrt	#Thêm hàm sqrt trong thư viện Toán học
from random import *	#Thêm toàn bộ hàm trong thư viện random

c. Đối với Package

  import .

Ví dụ:

#1
import demopackage.modules  #Thêm modules từ demopackage
demopackage.modules.say_hello[]  #Gọi hàm sayhello[] trong modules

#2
import demopackage.modules as modules  #Thêm modules từ demopackage
modules.say_hello[]  #Gọi hàm sayhello[] trong modules

4. Một số ví dụ về chương trình con

dụ 1: Viết chương trình có sử dụng hàm lambda để trả về số giây tương ứng với các tham số giờ, phút, giây tương ứng nhập vào từ bàn phím.

dụ 2: Viết chương trình tính tổng sau: S = 1! + 2! + … + n!, với n là số nguyên dương nhập vào từ bàn phím.

dụ 3: Viết chương trình để in ra màn hình các số nguyên tố từ 1 đến n, với n là số nguyên dương nhập vào từ bàn phím.

dụ 4: Viết chương trình giải bài toán Tháp Hà Nội

Bài toán Tháp Hà Nội [Tower of Hanoi] là một trò chơi toán học bao gồm 3 cột và với số đĩa nhiều hơn 1. Các đĩa có kích cỡ khác nhau và xếp theo tự tự tăng dần về kích cỡ từ trên xuống: đĩa nhỏ hơn ở trên đĩa lớn hơn. Nhiệm vụ của trò chơi là di chuyển các đĩa có kích cỡ khác nhau sang cột khác sao cho vẫn đảm bảo thứ tự ban đầu của các đĩa: đĩa nhỏ nằm trên đĩa lớn.

Xem tiếp Bài 11 – Làm việc với kiểu dữ liệu tệp trong ngôn ngữ lập trình Python

Chủ Đề