Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ninh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Hồng
  2. Lí do chọn đề tài  NCKH là một hoạt động rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.  Đối với sinh viên, NCKH có tác động rất lớn đến sự phát triển tư duy sáng tạo, phát triển các kỹ năng và hoàn thiện bản thân  Trường ĐHKH là trường có nhiều phong trào, hoạt động NCKH. Song hoạt động này vẫn chưa thực sự thu hút được sự tham gia của sinh viên và chất lượng còn chưa cao
  3. Thông qua đề tài, tác giả mô tả thực trạng hoạt động NCKH của Mục tiêu Trường sinh viên ĐHKH, Đại học Thái nghiên cứu Nguyên để đưa ra những giải pháp thiết thực cho hoạt động này
  4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhi Tìm hiểu thực trạng hoạt động Đề xuất Làm rõ cơ NCKH của Chỉ ra những giải sở lý luận sinh viên nguyên nhân pháp, khuyến của đề tài trường nghị ĐHKH, Đại học Thái Nguyên
  5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHKH, Đại học Thái Nguyên
  6. KHÁCH THỂ Sinh Sinh viên chính THỰC quy khóa 6,7,8,9 HIỆN của trường Đại học Khoa học
  7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
  8. Hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHKH hiện nay VẤN như thế nào? ĐỀN NGHIÊ N CỨU Để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHKH cần những giải pháp nào?
  9. GIẢ GI THUYẾT NGHIÊN CỨU
  10. Kết cấu của đề tài
  11. C ơ sở lý luận
  12. Thực trạng hoạt động Chương 2. NCKH của sinh viên trường ĐHKH
  13. hình chung về hoạt động 2.1. Tình NCKH • Từ năm 2006-2010 hoạt động NCKH của trường có nhiều điểm nổi bật • Số đề tài NCKH cấp bộ, đề tài cấp cơ sở hay đề tài NCKHcủa sinh viên không ngừng tăng lên • Công tác NCKH của Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
  14. 2.2. Tình hình hoạt động NCKH của sinh viên
  15. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHKH
  16. Số lượng đề tài NCKH của sinh viên từ 2006-2010
  17. Biểu đồ số lượng đề tài và số lượng sinh viên tham gia NCKH giai đoạn 2006-2010


Page 2

YOMEDIA

NCKH là một hoạt động rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.  Đối với sinh viên, NCKH có tác động rất lớn đến sự phát triển tư duy sáng tạo, phát triển các kỹ năng và hoàn thiện bản thân  Trường ĐHKH là trường có nhiều phong trào, hoạt động NCKH.

28-05-2012 2342 210

Download

Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

ĐỀ TÀI:KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCỦA SINH VIÊN KINH TẾ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTITính cấp thiết của đề tàiHoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những hoạt động quan trọng trong quátrình giáo dục đại học, đóng góp tích cực đối với quá trình nâng cao trình độ chuyên môn củangười sinh viên. Bên cạnh đó NCKH còn góp phần hình thành nhân cách người cán bộ tương laitoàn diện về mặt lí luận, khoa học và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhưvậy, hoạt động NCKH đóng góp quan trọng vào sự tiến bộ của người sinh viên về nhiểu mặt, quađó đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Thế nhưng thực tiễn nghiên cứu cho thấy một tỉ lệ lớnsinh viên không hiểu rõ về đặc điểm, tính cần thiết của việc NCKH cũng như ảnh hưởng tích cựccủa việc NCKH đối với quá trình học tập nên chưa có ý thức tìm tòi, nghiên cứu. Bên cạnh đó,theo quan sát của nhóm tác giả tại trường đại học Thủ Dầu Một, hoạt động NCKH chưa thu hútđược nhiều sinh viên tham gia ở các cấp, và các hoạt động liên quan như hội thảo nghiên cứu,giao lưu học thuật, v.v…chưa được phổ biến.Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng NCKH trong sinh viên hiện nay: cơ sở vậtchất, tổ chức hoạt động trường đại học, trình độ chuyên môn của giảng viên hướng dẫn NCKH1v.v… Tuy nhiên, hiện tại chưa có nhiều đề tài nghiên cứu trên góc độ ảnh hưởng của tâm lý sinhviên ở ba khía cạnh: nhận thức, thái độ và hành vi đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.Vì vậy, nhóm tác giả đã chọn “khảo sát thực trạng NCKH của sinh viên khoa kinh tế trường đạihọc Thủ Dầu” dựa trên yếu tố tâm lý.II Mục đích nghiên cứuĐề tài nghiên cứu thực trạng của hoạt động NCKH của sinh viên kinh tế hiện nay. Từ đó, nhómtác giả sẽ xác định được nguyên nhân chủ yếu trong bản thân sinh viên, làm cơ sở để giúp đềxuất những giải pháp phù hợp và thiết thực cho hoạt động nghiên cứu trong sinh viên.III Đối tượng nghiên cứuThực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa kinh tế, đại học Thủ Dầu Một. Cụ thể,nghiên cứu về nhận thức của sinh viên thể hiện ở hiểu biết, thái độ và hành vi đối với hoạt độngNCKH.IV Giả thuyết khoa họcNhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên ảnh hưởng đến chất lượng NCKH của sinh viên.V Nhiệm vụ nghiên cứuBài nghiên cứu này sẽ chỉ ra được tầm quan trọng của hoạt động NCKH, và những yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động NCKH trong sinh viên thông qua những nghiên cứu của tác giả đi trước.2Đồng thời, nhóm tác giả cũng chỉ ra vai trò của tâm lý sinh viên cũng như biểu hiện tâm lý trongviệc tham gia một hoạt động học tập tại trường đại học.Bằng cách dùng bảng hỏi để khảo sát sinh viên kinh tế trường đại học Thủ Dầu Một, nhóm tácgiả sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của hoạt động NCKH trong sinh viên kinhtế trường và phân tích mối tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với hoạtđộng NCKH.Như vậy, từ kết quả đo lường tính chất mối quan hệ 3 yếu tố : nhận thức, thái độ, hành vi lênhoạt động NCKH cùng cơ sở lý luận đã phân tích trên nhóm tác giả sẽ đưa ra những kiến nghịnhằm hỗ trợ cải thiện hoạt động NCKH của sinh viên hiện nayVI Khách thể và phạm vi nghiên cứu1. Khách thể:Sinh viên năm 3 và năm 4 trường Đại học Thủ Dầu Một với số lượng dao động từ 300 – 400 sinhviên.2. Phạm vi nghiên cứu:Nội dung: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nghiên cứu khoa học trong sinhviên hiện nay: cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động trường đại học, trình độ chuyên môn củagiảng viên hướng dẫn NCKH, v.v… Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu trên góc độ ảnhhưởng của tâm lý sinh viên ở ba khía cạnh: nhận thức, thái độ và hành vi đối với hoạtđộng nghiên cứu khoa học.Khách thể: đề tài chỉ nghiên cứu sinh viên kinh tế, trường đại học Thủ Dầu Một.3VIIPhương pháp nghiên cứuNhằm mục tiêu xác định mức độ ảnh hưởng của ba yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạtđộng nghiên cứu khoa học, đề tài sử dụng nghiên cứu định lượng dưới dạng bảng câu hỏi. Có 3nhóm câu hỏi chính để tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên với thực trạng nghiêncứu khoa học. Đồng thời, bảng câu hỏi cũng kiểm tra mối quan hệ giữa 3 yếu tố trên với vấn đềnghiên cứu trong sinh viên.Bảng câu hỏi được gửi đến sinh viên thông qua ban cán sự lớp và email cá nhân của sinhviên. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.VIIIÝ nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễnĐề tài đưa ra một cách nhìn khác vào vấn đề (tâm lý sinh viên với vấn đề nghiên cứu khoahọc) và bổ sung vào khoa học phân tích thực trạng nghiên cứu khoa học ở sinh viên Việt Namhiện nay.Kết quả đề tài giúp lý giải được một phần nguyên nhân dẫn đến thực trạng của nghiên cứukhoa học trong sinh viên khoa kinh tế, đại học Thủ Dầu Một; làm cơ sở cho ban chủ nhiệm khoavà ban giám hiệu nhà trường đưa ra kế hoạch phù hợp cho nghiên cứu khoa học trong sinh viên.4

Đề tài: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ( Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên)

1.     1.  Lí do chọn đề tài

        Hoạt động nghiên cứu khoa học có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong phát triển toàn diện con người và trong bảo vệ Tổ quốc. Bởi các kết quả nghiên cứu khoa học đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng tư tưởng, xác lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc khẳng định nguồn gốc truyền thống lịch sử và bản sắc văn hoá dân tộc, cũng như trong việc tạo đà phát triển sản kinh tế của nước ta sánh vai cùng các nước trên thế giới.

          Hiện nay, nghiên cứu khoa học là một hoạt động quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Hoạt động này có tác động rất lớn đối với việc phát triển tư duy sáng tạo, phát triển những kỹ năng, kỹ xảo giúp sinh viên hoàn thiện bản thân. Nghiên cứu khoa học không chỉ giúp cho việc học tập, nghiên cứu hiệu quả mà còn là hành trang, phương tiện để sinh viên có thể làm việc sau khi ra trường.

         Trường Đại học Khoa học là một trường thành viên của Đại học Thái Nguyên, là một trong những trường có nhiều phong trào, hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đã được nhà trường quan  tâm hơn, song vẫn còn nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Về số lượng, số lượng sinh viên tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học qua các năm tăng lên nhưng tỉ lệ đó rất thấp so với số lượng sinh viên của trường: năm học 2007-2008 số 30 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học/ tổng 1055 sinh viên, chiếm 2,84% sinh viên toàn trường; năm học 2008- 2009 có 61 sinh viên/ tổng 2922 sinh viên, chiếm 2,09% sinh viên toàn trường; năm học 2009-2010 có 61 sinh viên/4661 sinh viên, chiếm 1,31% sinh viên toàn trường; năm học 2010-2011 có 77 sinh viên/5362 sinh viên, chiếm 1,44% sinh viên toàn trường; Về chất lượng, số lượng các đề tài được đánh giá là xuất sắc còn thấp như: năm  2008-2009 có 3đề tài/31 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, chiếm 9,68% tổng đề tài; năm 2009-2010, có 13 đề tài/60 đề tài, chiếm 21,67%; năm 2010-2011, có17/71 đề tài, chiếm 23,94%; bên cạnh đó, từ năm 2006-2011, không có đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên giành giải thưởng ở các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc.

         Chính vì thế tác giả đã quyết định thực hiện đề tài Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên). Thông qua đề tài này, tác giả muốn đưa ra những hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay, và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này .

2. Tổng quan nghiên cứu

            Nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên không phải là một hướng mới, vì đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như:

         Đề tài “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên” của tác giả Đinh Thị Hà, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Đề tài đã đưa ra những định hướng nghiên cứu cho sinh viên và việc bồi dưỡng năng lực nghiên cứu cho sinh viên thuộc trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương;

          Đề tài “ Sinh viên luật với cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học – Thực trạng và giải pháp”, của tác giả Trương Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp, đề tài đã chỉ ra thực trạng, nhận thức của sinh viên và lợi ích của việc tham gia nghiên cứu khoa học.

         Đề tài “Các biện pháp quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Vân Anh, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Đề tài này đã khái quát được thực trạng hoạt động nghiên cứu của sinh viên trường sư phạm và đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các ngành sư phạm.

         Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên còn mang tính khái quát hoặc mới chỉ đi sâu nghiên cứu đối với sinh viên khối ngành sư phạm, ngành luật, mà chưa có nghiên cứu, khảo sát nào được thực hiện đối với sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Cho nên, đề tài “Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên” là một hướng tiếp cận mới. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học hiên này tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay của trường.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu:

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

           - Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài

           - Tìm hiểu thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.

           - Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên;

           - Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.