Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam

-->

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINHLỚP: T07TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔTHÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAMNHÓM 8:Đặng Kim Ngọc AnhNguyễn Thị DungTrịnh Thị Mỹ LoanTrần Thị Thùy NinhNgô Thị Thanh TâmNguyễn Thị Mỹ TrinhDương Thị Thùy VânGVHD: Ths. Trần Mạnh Kiên1 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03/11/2012MỤC LỤC1. MỞ ĐẦU 42. NỘI DUNG 4 2.1. Khái niệm. phân loại 4 2.1.1. Ngân sách nhà nước 4 2.1.2. Thâm hụt ngân sách nhà nước 4 2.1.3. Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước 5 2.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước trong những năm gần đây 5 2.2.1. Thực trạng kinh tế những năm gần đây 5 2.2.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách 6 a. Thu ngân sách nhà nước 6 b. Chi ngân sách nhà nước 9 c. Thực trạng bội chi NSNN (thâm hụt NSNN) 12 2.2.3. Hậu quả của thâm hụt NSNN đối với nền kinh tế 13 2.3. Nguyên nhân 2.3.1. Thất thu thuế nhà nước 13 2.3.2. Đầu tư công kém hiệu quả 13 2.3.3. Nhà nước huy động vốn để kích cầu 14 2.3.4. Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên 14 2.3.5. Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn 14 2.3.6. Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế 14 2.4. Tác động đối với nền kinh tế 15 2.4.1. Ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế 15 2.4.2. Ảnh hưởng lạm phát 15 2.4.3. Nợ quốc gia và những bất ổn trong nền kinh tế 17 2.4.4. Thâm hụt ngân sách và vấn đề thoái lui đầu tư 17 2.4.5. Lãi suất 19 2.4.6. Cán cân thương mại và tỉ giá 20 2.4.7. Tăng trưởng 21 2.4.8. Hạ cánh cứng 21 2.5. Giải pháp 222 2.5.1. Phát hành tiền 22 2.5.2. Vay nợ 22 2.5.3. Tăng thuế 23 2.5.4. Cắt giảm chi tiêu 23 2.5.5. Dự trữ ngoại hối 233. KẾT LUẬN 23TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 1. MỞ ĐẦUTrong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, vai trò quản lý và điều tiết vĩmô nền kinh tế - xã hội của nhà nước được đề cao hơn bao giờ hết. Để đảm tráchvai trò này, nhà nước phải nắm bắt các công cụ tài chính - tiền tệ, trong đó cân đốingân sách nhà nước được xem là một trong những công cụ sắc bén để nhà nước canthiệp toàn diện vào nến kinh tế. Nói đến ngân sách nhà nước thì không thể khôngnói đến tình trạng thâm hụt ngân sách_căn bệnh kinh niên của mọi nhà nước. Ngaycả khi Hoa Kỳ - một trong những cường quốc có nền kinh tế đứng đầu thế giới hiệnnay cũng phải đối mặt với vấn đề này và tất nhiên V iệt Nam là một nước khôngngoại lệ.Mức độ thâm hụt ngân sách ở nước ta đang có xu hướng gia tăng và ngàycàng tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân cũng như toàn bộ nền kinh tế. Haynói cách khác đay chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế,gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính sachtài khóa và tiền tệ.Vậy thâm hụt ngân sách nhà nước là gì? Thực trạng vấn đề thâm hụt ngânsách diễn ra ở Việt Nam trong các năm qua như thế nào? Giải pháp nào để xử lýthâm hụt ngân sách nhà nước, ổn định vĩ mô nền kinh tế, thực hiện hiệu quả cácmục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chếlạm phát hiện nay? Bài tiểu luận này với đề tài "Thâm hụt ngân sách Việt Nam ” làquá trình nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm, phân loại2.1.1. Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước; các quan hệkinh tế tài chính giữa nhà nước với nền kinh tế trong quá trình phân phối, sử dụngcác nguồn lực tài chính và quản lý nhà nước.Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, để đảm bảo nhà nướcthực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinhtế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại đất nước. Là công cụ điều chỉnh vĩ mônền kinh tế xã hội, được biểu hiện trên 3 khía cạnh:- Kích thích sự tăng trưởng kinh tế ( vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế),chống độc quyền.- Giải quyết các vấn đề xã hội ( vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội)- Góp phần ổn định thị trường giá cả, chống lạm phát( điều chỉnh trong lĩnhvực thì trường).Vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theotừng giai đoạn nhất định.2.1.2. Thâm hụt ngân sách nhà nước4Thâm hụt Ngân sách nhà nước hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, làtình trạng tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu khôngmang tính hoàn trả của Ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thểảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế tùy theo tỷ lệ thâm hụt và thờigian thâm hụt. Nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trongthời gian dài sẽ gây 2.1.3. Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi các chínhsách tùy biến của chính phủ như quyết định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm hayquy mô chi tiêu cho gia đình, quốc phòng… Thâm hụt chu kì: là khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kì kinh tế,nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ: khi nềnkinh tế suy thoái, tỷ lệ thât nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân từ thuế giảm xuốngtrong khi chi ngân sách cho trợ cấp tăng lên.2.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước trong những năm gầnđây2.2.1. Thực trạng kinh tế những năm gần đâyVấn đề đáng quan tâm đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay chính là lạm phátvà tăng trưởng GDP. Theo ba báo cáo được đưa ra trong năm 2012 thời gian cuốitháng 7, đầu tháng 8 của JPMorgan Chase, HSBC và ANZ, với nỗ lực của Chínhphủ, tốc độ lạm phát của Việt Nam đã liên tục giảm trong thời gian qua, tạo thuậnlợi việc hạ lãi suất nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Năm 2011, các biện pháp thắt chặt tín dụng đã được áp dụng nhằm hạn chếnhu cầu. Kết quả, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 vừa qua chỉ tăng hơn 5% so vớicùng kỳ, từ mức đỉnh 23% vào tháng 8 năm 2011 (theo báo cáo “Vietnam at agalance” của HSBC). Ngoài ra thâm hụt thương mại trong 7 tháng đầu năm 2012chỉ còn 58 triệu USD, so với mức khoảng 6 tỷ USD cùng kỳ năm 2011. Tỷ giáVND/USD đã ổn định từ đầu năm đến nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăngnhờ thâm hụt thương mại giảm và dòng vốn giải ngân FDI mạnh( trích báo cáoHSBC). Sự suy giảm của nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam thểhiện qua sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu banđầu, mức tăng trưởng xuất khẩu của tháng 7/2012 đã giảm mạnh xuống còn 3% sovới cùng kỳ năm 2011, từ mức tăng 16,9% trong tháng 6/2012.Cùng quan điểm, HSBC nhận định, ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp ởViệt Nam đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu thấp ở cả trong và ngoài nước.Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Việt Nam trong tháng 7, do HSBC thực hiện, đãgiảm xuống mức thấp nhất kể từ khi được công bố lần đầu vào tháng 4/2011. TheoHSBC, điều này phản ánh thực trạng người tiêu dùng không còn sẵn sàng chi tiêudo mức nợ cao hoặc do triển vọng tăng trưởng kinh tế kém. Việt Nam hiện khôngphải là quốc gia duy nhất phải đối mặt với sự suy giảm của nhu cầu tại thị trườngnội địa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng được HSBC dự báo có thể còn ởtrong tình trạng trì trệ trong thời gian tới, trong khi những cải cách mang tính cơ cấucần được thực hiện để giải quyết những vấn đề đã ăn sâu trong nền kinh tế.5Trong khi đó, báo cáo đưa ra cuối tháng 7 của Ngân hàng JPMorgan Chasecho rằng, lạm phát cơ bản của Việt Nam (không tính tới các yếu tố giá nhiên liệu vàlương thực-thực phẩm) vẫn ở mức 0,6% trong tháng 7 so với tháng 6 và ở mức 8%so với cùng kỳ năm 2011. Biểu đồ tăng trưởng thực GDP và lạm phát của Việt Nam2.2.2. Thực trạng thâm hụt ngân sácha. Thu ngân sách nhà nướcTheo Quyết toán NSNN của MoF, trung bình giai đoạn 2007-2011, tổng thungân sách nhà nước của Việt Nam khá ổn định và vào khoảng 29,0% GDP. Theo sốliệu thống kê từ đầu năm đến 15/8/2012 tổng thu NSNN ước tính đạt 418.500 tỷđồng, bằng 56,5% dự toán nămHình 1: Các nguồn thu của Việt Nam (% GDP)Nguồn: Quyết toán cà Dự toán NSNN 2003-2012Theo Ủy ban Tài chính ngân sách (TCNS), thu ngân sách tính đến hết tháng9.2012 vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên (dầu khí), còn thu nội địa và thu cânđối xuất nhập khẩu giảm mạnh (tổng số giảm 25.500 tỉ đồng). Thu nội địa:6Năm 2011 thu nội địa ước 390.000 tỷ đồng, đạt 102% dự toán năm, tăng16,6% so cùng kỳ 2010 (trong đó: tính đến hết tháng 11/2011, thu từ kinh tế quốcdoanh đạt 89,1% dự toán, tăng 12,1% so cùng kỳ; thu khu vực công thương nghiệpvà dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 98,7% dự toán, tăng 23,7% so cùng kỳ; thu từdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 94,0% dự toán, tăng 15,3% so với cùngkỳ…)Khoản thu đáng lưu ý trong giai đoạn 2008-2012 là thu từ thuế phí, tác độnglớn đến NSNN cũng như đến toàn xã hội.Mức thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô của Việt Nam là rất cao sovới các nước khác trong khu vực. Cụ thể, tính đến năm 2010 tỷ lệ thu từ thuế vàphí/GDP của Việt Nam là 21,6% , Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Ma-lay-xi-axấp xỉ 15,5%, Phi-líp-pin là 13,0%, In-đô-nê-xia là 12.1%, và của Ấn Độ chỉ là7,8%.(Nguồn: ADB Key Economic Indicator for Asia and the Pacific (2011))Ngoại trừ năm 2009 khi Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp cắt vàmiễn giảm thuế nhằm kích thích tổng cầu thì thu thuế và phí, không kể dầu thô, củaViệt Nam chưa có dấu hiệu giảm. Những ước tính sơ bộ của năm 2010 và 2011 từQuyết toán NSNN cho thấy tỷ lệ này tiếp tục duy trì ở mức cao và thậm chí còn giatăng, lần lượt khoảng 22,6% và 24,4% GDP. Như vậy, ngoài việc chịu “thuế lạmphát” hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuếđang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.Về thuế thu nhập, Việt Nam có các thang bậc thuế suất khá tương đồng sovới các nước trong khu vực, song khoảng thu nhập chịu các thang thuế suất tươngứng lại thấp, nên tính chung số thuế phải nộp là khá cao so với khu vực. Ví dụ mứcthu nhập phải chịu thuế 10% tại Việt Nam khoảng 3.450 - 5.175 USD một năm, thìở Thái Lan là 4.900 - 16.400 USD, Trung Quốc là 3.800 - 9.500 USD một năm.Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện được thu ở mức 25% đối với mọi doanh7nghiệp, trong khi tại các nước, thuế suất dao động 2 - 30%. Tuy nhiên, số liệu thốngkê những năm gần đây cho thấy, chiếm khoảng 20% GDP trong toàn nền kinh tếnhưng các doanh nghiệp FDI lại chỉ đóng góp trên dưới 10% tổng thu ngân sáchnhà nước. Nhiều doanh nghiệp trong khu vực này liên tục báo lỗ nhưng lại xin mởrộng đầu tư. Như vậy với tổng mức thu thuế/GDP cao đã hạn chế khả năng tích lũy,làm giảm đầu tư phát triển, và năng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân,xuất hiện các hành vi gian lận về thuế của các doanh nghiệp.Bên cạnh thuế thu nhập, Việt Nam còn áp dụng nhiều khoản thuế cao khácđánh vào tiêu dùng như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu. Đặc biệt, ngoàicác khoản thuế và phí, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải trả các chi phí khôngchính thức cao. Theo kết quả điều tra Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI)năm 2011, mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn có tới hơn 52% số doanh nghiệp đượchỏi trả lời rằng họ phải chi trả dưới dạng tiền lót tay cho các cán bộ hành chính địaphương, 7% số doanh nghiệp phải chi trả tới hơn 10% tổng thu nhập của họ cho cáckhoản chi phí không chính thức; có tới 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dựán của nhà nước cho biết việc chi trả hoa hồng là phổ biến. Điều này đã góp phầnlàm gia tăng sự bất công giữa các nhóm lợi ích và đại đa số dân chúng, đồng thờilàm suy giảm niềm tin vào bộ máy công quyền.Con đường giảm thâm hụt ngân sách thông qua tăng thuế suất và cơ sở đánhthuế là rất hạn chế. Việc tăng thu chỉ có thể được thực hiện nhờ các biện pháp nângcao tỉ lệ tuân thủ, chống thất thu và buôn lậu. Thu ngân sách thiếu bền vững Các khoản thu không bền vững gồm thu từ viện trợ, thu từ bán nhà thuộc sởhữu nhà nước và giao đất, thu từ dầu thô. Nguồn: Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 quyếttoán ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm của Bộ Tài chính (MoF) cho thấy, tổngthu thuế và phí ở nước ta chủ yếu đến từ 3 nguồn chính, gồm: thuế giá trị gia tăng(VAT); thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); thuế xuất nhập khẩu (XNK) và thuếtiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu. Trong đó, tỷ trọng thuế TNDN đang có xuhướng giảm dần từ 36% trong giai đoạn 2006-2008 xuống còn 28% trong giai đoạn2009-2011. Trong khi đó, tỷ trọng thu thuế VAT và thuế XNK lại tăng nhanh. Sựgia tăng tỷ trọng các khoản thu từ thuế XNK và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàngnhập khẩu đang từ 10% trong năm 2006 lên 18,4% trong năm 2009 và 14,5% trongnăm 2010. Kết quả này cho thấy sự phụ thuộc lớn vào nguồn thuế này khi lộ trìnhcắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết với WTO sẽ khiến cho mức độ thâm hụtngân sách của Việt Nam có thể trở nên trầm trọng hơn trong những năm tới.Đặc biệt, thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đấtđang có xu hướng ngày càng giảm dần về quy mô tuyệt đối cũng như tỷ trọng trongtổng thu và viện trợ, từ 9,3% năm 2007 xuống khoảng 6,6% trong năm 2011, khicác tài sản loại này thuộc sỡ hữu nhà nước đang dần cạn. Để có cái nhìn sâu hơn vềbức tranh tài khóa, chúng ta nên có them thước đo thâm hụt ngân sách loại trừ cáckhoảng thu từ việc bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Việc đưa những khoản thunày vào tính toán cán cân ngân sách sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của tìnhtrạng bội chi từ những con số báo cáo. Về bản chất, việc này cũng giống như việc8một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm nhưngtài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi.Thu từ việc khai thác dầu thô và các tài nguyên khác cũng có bản chấtgiống các khoản thu từ việc bán tài sản quốc gia và không bền vững do nguồn tàinguyên thiên nhiên là hữu hạn. Cụ thể, thu từ dầu thô đã có tỷ trọng liên tục giảmtrong những năm qua trong tổng thu NSNN. Khoản thu này từ chiếm tới 28,8%trong tổng thu ngân sách năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 11,6% trong năm 2011.Năm 2012 thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, dầu thô chỉ đạt dưới 70% dự toán. Ngoài ra, thu từ viện trợ không hoàn lại cũng nên được loại trừ khi tính toánthâm hụt ngân sách hàng năm do bản chất ngắn hạn không ổn định của chúng.b. Chi ngân sách nhà nước Chi đầu tư phát triển:Bảng chi đầu tư phát triển (2008-2012)Đơn vị: Tỷ đồngNguồn: Quyết toán của Bộ tài chính (Cân đối thu – chi NSNN)Tính sơ bộ trong khoảng 5 năm (2008-2012) tổng vốn đầu tư phát triển màngân sách nhà nước đã cấp ra ước khoảng 782.825 tỷ đồng luôn chiếm trên 20%tổng chi NSNN đặc biệt là vào năm 2009 chiếm khoảng 27,4% tổng chi NSNN.Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 thì chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm nhẹ vềtỉ trọng trong tổng chi ngân sách, từ 28,3% năm 2010 xuống khoảng 24,6% trongnăm 2011 nhờ việc nỗ lực cắt giảm chi tiêu công nhằm bình ổn nền kinh tế.Chi đầu phát triển càng ngày được chú trọng, tuy nhiên cũng còn hạn chếtrong việc giám sát chặt chẽ việc chi các khoản tiền. Ví dụ trong năm 2008, dự ánxử lý nước thải khu công nghiệp Vĩnh Niệm – Hải Phòng vốn đã cấp phát 3 tỷ đồngvà dự án xử lý nước thải Khu du lịch Vịnh Tùng Dinh (Cát Bà, Hải Phòng) vốn đãcấp phát 23,52 tỷ đồng hoàn thành nhưng không hoạt động gây lãng phí NSNN;năm 2009, có nhiều khoản chi tăng đột biến, trong tổng chi hơn 561.200 tỷ đồng(tăng 14,2% so với dự toán) thì chi đầu tư phát triển tăng vượt dự toán đến 60,8%.Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều sai phạm và tăng hơnso với năm trước. Tình trạng xây dựng dở dang, nợ khối lượng xây dựng cơ bản,…vẫn xảy ra. Từ năm 2011 đến nay, chi đầu tư phát triển tiếp tục tăng. Năm 2011,nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong vàngoài nước đưa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2011 đạt khoảng 34,5%GDP,góp phần tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế. 9 tháng đầu năm 2012 ước tínhtăng 5% so với cùng kỳ. Thực tế việc thực hiện chi ngân sách vẫn có thất thoát, làmlãng phí nguồn ngân sách và chưa đạt được hiệu quả mong muốn.92008 2009 2010 (ướcthực hiện)2011 (dựtoán)2012 (dựtoán)Tổng chi (không baogồm chi trả nợ gốc)549.784 661.972 588.210 676.360 852.760Chi đầu tư phát triển 119.462 181.363 150.000 152.000 180.000 Chi trả nợ và viện trợ:Trong quá trình phát triển, nước ta vẫn luôn cố gắng đảm bảo các khoảnthanh toán nợ đầy đủ và đúng kì hạn cùng với việc viện trợ khi cần cần thiết. Sốtiền này tăng từ 58.390 tỷ đồng năm 2008 đến 101.000 tỷ đồng năm 2011 nhằmđảm bảo tăng chi trả nợ ngoài nước do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tăngtrả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn hạn để giảm áp lực bố trí trả nợ các năm sau.Hiện nay, theo thống kê cho biết 9 tháng đầu năm ước tính chi trả nợ tăng 0,5%.Bên cạnh đó trong giai đoạn này, Việt Nam đang ngày càng chú trọng hỗ trợ chocác doanh nghiệp nhà nước(DNNN). Hầu hết các DNNN hoạt động vẫn chưa cóhiệu quả, thay vì tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi thì các tập đoànnày lại phát triển thành mạng lưới chằng chịt với hàng trăm các tổng công ty, côngty con và công ty liên doanh. Điển hình như tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy ViệtNam (Vinashin). Tháng 12/2010 Vinashin chính thức mất khả năng thanh toán 60triệu USD vốn gốc, một phần trong khoản nợ 600 triệu USD phát hành năm 2007,cho các chủ nợ quốc tế. Chính phủ Việt Nam đã bị Elliott Advisers LP, một trongcác chủ nợ, gửi đơn kiện lên Tòa thượng thẩm London đòi bồi thường cho nhữngkhoản nợ không được thanh toán. Mặc dù gần đây Elliott Advisers LP đã rút đơnkiện do một công ty trong nước đã đứng ra mua lại nợ cho Vinashin, Vinashin đã vàđang được tái cấu trúc nhưng hậu quả mà nó gây ra đối với toàn nền kinh tế sẽ cònkéo dài. Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninhTừ năm 2008 đến năm 2010 Chính phủ đã giải ngân được khoảng 31.690 tỷđồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, đạt 79,21%. Các dự án y tế kế hoạch vốn Chínhphủ giao là 5.600 tỷ đồng, số vốn giải ngân là 4.315,9 tỷ đồng đạt 77,07%; Các dựán giáo dục kế hoạch vốn Chính phủ giao là 6.180 tỷ đồng, số vốn giải ngân là4.600 tỷ đồng đạt 74,43%; dự án giao thông đạt 73%; dự án thủy lợi gần 65%, nângcấp bệnh viện đạt gần 73%; kiên cố trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên gần86%. Ngoài ra, Bộ Tài chính còn triển khai tổ chức thực hiện ứng chi 6.467,5 tỷ đểbổ sung vốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách, có khảnăng hoàn thành trong năm 2010. Trong đó, đã trích dự phòng ngân sách trungương 730 tỷ đồng và xuất cấp 14.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cáctỉnh miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ; cứu đói, hỗ trợ dân sinh; khôi phục cơsở hạ tầng thiết yếu tại các vùng bị thiên tai Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế bền vững, nhà nước tăng cường hỗtrợ xã hội bằng việc tăng khoản chi an sinh xã hội, chi hỗ trợ cho quốc phòng, anninh. Nhìn chung cho tới nay đã đạt được những thành công nhất định, góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống chung của xã hội Chi chương trình mục tiêu quốc giaNhà nước ta đang chú trọng phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia vìmục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững. Tất cả các mục chi tiêu của chương trìnhđều tăng hơn 25% so với năm 2008. Trong đó, các khoản chi cho chương trình antoàn thực phẩm và chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nằmtrong chương trình mục tiêu quốc gia tăng nhanh và mạnh. Với chương trình antoàn thực phẩm, năm 2009 tăng khoảng 57.5% và năm 2010 tăng gần 164 % so với10năm 2008. Còn với chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năm2009 – 2010, tăng 2,2 – 3,3 lần so với năm 2008.Năm 2012, sửa đổi một số điều trong quyết định số 135/2009/QĐ-TTG vềQuy chế quản lý và điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giaiđoạn 2011-2015. Trong đó có 16 chương trình sau: 1- Việc làm và dạy nghề; 2-Giảm nghèo bền vững; 3- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 4- Y tế; 5-Dân số và Kế hoạch hóa gia đình; 6- Vệ sinh an toàn thực phẩm; 7- Văn hóa; 8-Giáo dục và đào tạo; 9- Phòng, chống ma túy; 10- Phòng, chống tội phạm; 11- Sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; 12- Ứng phó với biến đổi khí hậu; 13- Xâydựng nông thôn mới; 14- Phòng, chống HIV/AIDS; 15- Đưa thông tin về cơ sởmiền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; 16- Khắc phục và cải thiện ônhiễm môi trường. Phát triển việc xây dựng mô hình mới. Qua đó có thể thấy nhànước đang mở rộng chương trình mục tiêu quốc gia, do vậy việc chi cho chươngtrình mục tiêu quốc gia thực sự cần thiết. Chi cải cách tiền lươngTheo Đề án Cải cách chính sách tiền lương được duyệt, trong những nămqua Chính phủ đã thực hiện việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung. Từnăm 2008 đến năm 2011 qua 4 lần điều chỉnh, mức lương tối thiểu chung đã đượctăng từ 450.000 đồng lên 830.000 đồng/tháng. Mặc dù mức lương tối thiểu đã đượcđiều chỉnh lên tới 830.000 đồng/tháng và luôn duy trì tốc độ tăng bình quân từ 16–20% hàng năm trong nhiều năm, song mức lương tối thiểu áp dụng với cán bộ côngchức vẫn giữ ở mức bằng mức lương tối thiểu chung và luôn nằm ở vùng thấp nhấtnếu so sánh với mức lương tối thiểu áp dụng đối với khu vực doanh nghiệp. Cụ thể,lương công chức mới chỉ bằng 59,3% mức lương tối thiểu vùng thấp nhất và bằng41,5% mức lương tối thiểu vùng cao nhất của doanh nghiệp quy định tại Nghị địnhsố 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ. Trong năm 2012, với đề án tănglương tối thiểu lên mức 1,05 triệu đồng, ngân sách nhà nước dự kiến sẽ cần thêmkhoảng 11.000 tỷ đồng. Tùy theo cơ chế thị trường mà có sự điều chỉnh tiền lươngcho hợp lý. Chi thường xuyênCó thể nói các khoản chi thường xuyên của NSNN là tương đối ổn định,không có biến động mạnh. Song, việc quản lý khoản chi này vẫn không đảm bảoyêu cầu. Bởi mỗi năm, có hơn 7.000 khoản chi sai quy định. Nếu các khoản nàykhông được kiểm tra, thì Nhà nước sẽ mất đi hơn 500 tỷ đồng, gây tổn thất choNSNN.Năm 2012, 9 tháng đầu năm ước tính chi thường xuyên tăng 20,5%. Trongtổng mức chi NSNN 9 tháng 605.000 tỉ đồng, chi thường xuyên chiếm tới hơn 70%(hơn 477.000 tỉ đồng), riêng chi quản lý hành chính gần 58.000 tỉ đồng. Chi thườngxuyên đang là nỗi lo lớn, việc tiêu xài hoang phí, “vung tay quá trán”, lạm chi đangkhá phổ biến đặc biệt chi cho lễ hội, khánh tiết, hội họp, đi công tác nước ngoài… Ngoài các khoản chi trên, nhà nước ta còn sử dụng một phần nguồn ngânsách cho các khoản chi khác như: chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào cácdoanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước, chi cho cácquỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ hỗ trợ phát triển, chi sự nghiệp như sự nghiệp giáo11dục, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học công nghệ…Những khoản chi ngàycàng phát sinh lớn nên việc cân đối thu-chi là điều vô cùng quan trọng trong tiếntrình phát triển kinh tế-xã hội. c. Thực trạng bội chi NSNN (thâm hụt NSNN)Qua các số liệu trong bảng thống kê có thể thấy tình hình bội chi ngân sáchnhà nước ta trong những năm gần đây xấp xỉ khoảng 5% ở trong mức giới hạn chophép. Những khoản vay chủ yếu được đầu tư cho phát triển, ngoài ra còn khoản tíchlũy được từ nguồn thu thuế, phí và lệ phí. Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 doUBKT công bố ngày 4/9/2012, thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã diễn ra liên tụctrong khoảng hơn một thập kỷ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâmhụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giaiđoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7%GDP trong giai đoạn 2008 - 2012. Trong Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơcấu” đã chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong hơn một thập kỉ qua vàcó mức độ ngày càng gia tăng. Các tổ chức quốc tế đưa ra những con số khác xa vớibáo cáo của Bộ Tài chính. Cụ thể, tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sáchchỉ tính riêng năm 2009 không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tàichính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển ChâuÁ (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0%GDP.Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của ViệtNam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm.Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần sovới Thái Lan. Trong giai đoạn 2008-2012 thực trạng bội chi NSNN có chuyển biến kháphức tạp, chính vì thu-chi bất cân đối đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu. Đặc biệttrong năm 2009, nền kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, lạm phát tại Việt Namkhoảng 6,88% tác động rất lớn tới việc sử dụng NSNN. Theo tính toán IMF thâmhụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 lên đến 9%, Ngân hàng Phát triển châu Á12(ADB) cho là 9,8%, khác với con số 6,9% mà Việt Nam đưa ra. Tình hình thực hiệntiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NSNN tuy đã có kết quả tích cực, song vẫnthấp so với tiềm năng và yêu cầu. Tình trạng lãng phí trong 1 số lĩnh vực như đầu tưxây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai vẫn chậm được khắc phục (thậm chí cótrường hợp do động cơ tham nhũng dẫn đến các vi phạm về quản lý, kéo theo hậuquả lãng phí); trong đó đặc biệt là những tồn tại, hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch( bao gồm cả quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạchsử dụng đất…). Theo Tổng cục Thống kê công bố ngày 27/10/2012 con số bội chingân sách đã lên tới hơn 155.000 tỉ đồng, vượt dự toán cả năm Quốc hội phê duyệtlà 140.200 tỉ đồng (vượt hơn 10,7% kế hoạch bội chi cả năm 2012). Với thực trạngnày có thể thấy thâm hụt ngân sách đang ở mức báo động và nhà nước ta cần phảicó sự điều chỉnh kịp thời, hạn chế mức thâm hụt cho đến cuối năm nay.2.2.3. Hậu quả của thâm hụt NSNN đối với nền kinh tếThâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phảiphát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt, dễ gây lạm phát. Việc gia tăng thâm hụtngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay giatăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài cònlàm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làmtăng kì vọng lạm phát của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chínhphủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Bên cạnh đó thâm hụtngân sách cũng tác động chung tới toàn bộ nền kinh tế và liệu thâm hụt ngân sáchcàng nghiêm trọng thì khoản chi của Chính phủ sẽ lấy từ đâu?Thực sự đó là trăn trởlớn đối với nền kinh tế hiện nay của nước ta. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao vàkéo dài sẽ đe dọa tới sự ổn định vĩ mô.2.3. Nguyên nhân2.3.1 Thất thu thuế nhà nướcThuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnhcác nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đãtạo kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượngđáng kể cho ngân sách nhà nước…. Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễnthuế một mặt giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộngsản xuất. Tuy nhiên,việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới cáckhoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách nhà nước.2.3.2 Đầu tư công kém hiệu quảTrên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫnchưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia cònchậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sựphát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhànước. Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệuquả. Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nêntrầm trọng. 2.3.3. Nhà nước huy động vốn để kích cầu Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính13phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kíchcầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mứcthâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP 2.3.4. Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thườngxuyênĐây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách và áp lựcvới bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấythông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơchế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phươngđược phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thểtrong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽđòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trìnhkhi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các côngtrình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách.Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trênbổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.2.3.5 Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn.Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thờitrong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủiro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giámsát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Chi tiêu của chính phủmột khi vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây raphân bổ nguồn lực không hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước và cuốicùng là gây ra lạm phát.2.3.6. Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụngnhư một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tếChúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằngnăm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định đượcsố thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sáchchúng ta thường xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mứcQuốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sangnăm sau. Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi mộtcách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưngphải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tưphát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn việc làm,tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN trong tương lai haykhông.2.4. Tác động đối với nền kinh tếĐặc biệt, thâm hụt ngân sách cao, do hậu quả của những chính sách kíchthích kinh tế kéo dài thông qua chi tiêu công, đang tiếp tục là những nguy cơ tiềmẩn làm xấu thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trongtương lai. Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6% GDP.Để làm rõ tác động của thâm hụt ngân sách tới các biến số vĩ mô quan trọng củanền kinh tế bao gồm tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, cán thương mại và tỉ giá14hối đoái chúng ta thực hiện phân tích định tính các kênh truyền dẫn có thể có củathâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ thâm hụt lên các biến số này.2.4.1. Ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tếVới S là tiết kiệm tư nhân, (T – G) (thuế - chi tiêu của chính phủ) là tiết kiệmchính phủ, cũng chính là chênh lệch giữa thu ngân sách và chi ngân sách. Trườnghợp (T – G) = 0 tức NSNN cân bằng, trường hợp (T – G) > 0 NSNN có thặng dư,trường hợp (T – G) < 0 NSNN bội chi. Trong bối cảnh NSNN bội chi, chính phủphải tìm cách bù đắp bội chi bằng cách vay trong nước hoặc nước ngoài. Vay trongnước làm cho tiết kiệm tư nhân giảm, tổng đầu tư giảm; để duy tri được mức tổngđầu tư chính phủ phải lựa chọn phương án đi vay nước ngoài. Mỗi khi chính phủchi tiêu quá một đồng vượt số thu ngân sách, buộc phải tài trợ bằng cách tăng nợcông một đồng.2.4.2. Ảnh hưởng lạm phátNhìn vào những nước đã từng trải qua lạm phát cao sẽ thấy rằng, lạm phát ởnhững nước này thường là hệ quả của việc in tiền nhằm tài trợ cho thâm hụt ngânsách. Như vậy, thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nướcbuộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt, và điều này đến lượt nó dẫn tớilạm phát. Về cơ bản, hầu hết chính phủ các nước đều dùng các biện pháp sau để khắcphục bội chi NSNN: vay trong nước, vay nước ngoài hoặc phát hành tiền. Tùy từngđiều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà các nguồn bù đắp bội chi được sử dụng riêng rẽhay kết hợp. Từ đó cũng gây ra tác động lên nền kinh tế khác nhau.Khi chính phủ sử dụng giải pháp bù đắp bội chi NSNN bằng cách phát hànhtrái phiếu (kể cả phát hành trong nước và phát hành ra nước ngoài), thi tất yếu chínhphủ phải trả tiền nợ gốc và lãi trái phiếu trong tương lai đồng thời gây áp lực lên xãhội bằng việc tăng thuế. Tuy nhiên bằng cách này, bội chi NSNN sẽ không gây lạmphát và đặc biệt trong trường hợp bội chi được tài trợ cho các dự án đầu tư sinh lợithì nó lại là động lực cho sự phát triển của nên kinh tế trong dài hạn. Khi chính phủ sử dụng giải pháp bù đắp bội chi NSNN bằng việc phát hànhtiền, hành động này ngay lập tức làm cho lượng tiền cung ứng trong lưu thông tăng.Cung tiền tăng là một yếu tố quan trọng làm tăng tổng cầu. Trong bối cảnh suythoái kinh tế tăng cung tiền có tác dụng kích thích nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư tăngtổng sản phẩm tiến tới mức tiềm năng, ảnh hưởng lạm phát là tối thiếu. Tuy nhiênduy trì bội chi kéo dài trong thời kỳ kinh tế tăng trường phát hành tiền sẽ gây ra lạmphát cao, rất nguy hại.Những khoản chi tiêu chính phủ không được tài trợ bởi thu thuế hoặc cáckhoản thu khác có thể góp phần dẫn đến sự dư thừa của tổng cầu và gây lạm phát.Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi chi tiêu chính phủ được tài trợ bằng cách làm tăngcung tiền trong nền kinh tế. Nếu chỉ một phần nhỏ thâm hụt tài khóa được tài trợbằng cách tăng cung tiền thì có thể không gây lạm phát. Tuy nhiên, nếu việc tài trợnày là lớn và liên tục trong nhiều năm thì chắc chắn nền kinh tế cuối cùng sẽ phảitrải qua lạm phát cao và kéo dài. Điều này có thể được giải thích đơn giản thôngqua vai trò quyết định trong dài hạn của cung tiền đối với lạm phát của nền kinh tế.15Sự gia tăng của cung tiền có thể không làm tăng lạm phát nếu như nền kinh tế đangtăng trưởng và cầu tiền giao dịch tăng theo, hoặc khi các thị trường tài sản khácđang kém hấp dẫn. Sự gia tăng cung tiền lúc đó có thể được hấp thụ hết bởi sự giatăng của cầu tiền và do vậy không gây ra sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụtrong nền kinh tế. Tuy nhiên, khi khu vực tư nhân đã hài lòng với lượng tiền mà họđang nắm giữ thì việc gia tăng cung tiền cuối cùng sẽ làm họ tăng chi tiêu và, trongđiều kiện cung hàng hóa và dịch vụ không tăng theo kịp, nó sẽ kéo giá cả lên caocho tới khi trạng thái cân bằng mới được khôi phục. Những tác động này diễn ra rấtgiống với thực tế ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Thâm hụt tài khóa được tàitrợ phần lớn bởi vay nợ thông qua phát hành trái phiếu chính phủ và thậm chí làứng trước ngân sách (một hình thức in tiền để chi tiêu). Tuy nhiên, trái phiếu chínhphủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh chủ yếu được bán cho các ngân hàng thươngmại lớn. Lượng trái phiếu này sau đó được các ngân hàng thương mại cầm cố lại tạiNHNN để lấy tiền. Cuối cùng, điều này sẽ làm tăng cung tiền và gây lạm phát trongnền kinh tế. Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX),tổng lượng trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh đang lưu hành cógiá trị và khoảng 336 ngàn tỉ đồng, tương đương với hơn 13% GDP danh nghĩa vàgần 12% cung tiền M2 của năm 2011. Như vậy, cùng với nhu cầu tín dụng cao củakhu vực tư nhân, chi tiêu công tài trợ thông qua phát hành trái phiếu cũng đã giántiếp dẫn đến sự gia tăng mạnh của cung tiền trong những năm gần đây. Về việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách: Đây là biện pháp đãđược Chính phủ nhiều nước sử dụng; kể cả nước ta trong thời gian trước đây. Ưuđiểm của biện pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, trong một số trường hợp, việcphát hành thêm tiền cũng có tác dụng phân bố lại nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế,đặc biệt là phân bố lại vốn đầu tư giữa Nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân. Trongtrường hợp này, lợi thuộc về Nhà nước, thiệt hại rơi vào nhà đầu tư tư nhân, vì thựcchất phát hành tiền đã trở thành một loại " thuế" vô hình đánh vào nguồn thu nhậpdân cư, hậu quả gây ra cho nền kinh tế là lạm phát. Và lạm phát lại là một trongnhững nguyên nhân tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế, làm cho hoạt động sản xuấtkhó khăn và trì trệ hơn. Chính vì vậy trong những năm gần đây Nhà nước ta cũngnhư các nước khác không sử dụng biện pháp phát hành tiền để bù đắp bội chi ngânsách nhà nước trong những trường hợp không thật sự cần thiết.Thâm hụt ngân sách là một trong những nguyên nhân gây lạm phát và mấtcân bằng vĩ mô. Theo PGS, TS Lê Quốc Lý, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Tiền tệ ( BộKế hoạch và Đầu tư): “Chính những yếu kém trong ngân sách (thu ngân sách nhànước không đủ chi và bù đắp thâm hụt ngân sách không chỉ phải vay trong và ngoàinước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành) là một yếu tố quan trọng gây nênlạm phát ”Xét về mặt thu ngân sách thì thất thu ngân sách hằng năm dẫn đến một lượngtiền không nhỏ chưa được thu vào ngân sách nhà nước để đáp ứng chi ngân sách,làm mất cân đối thu - chi ngân sách, tức là thâm hụt ngân sách. Điều này làm tăngsố nợ của chính phủ (nếu chính phủ phải vay trong nước và vay nước ngoài để bùđắp) hoặc phải phát hành tiền. lượng tiền không nhỏ thất thu ở trên cộng với lượngtiền mới đưa ra lưu thông sẽ tạo sức ép và gây nên lạm phát.16Xét về mặt chi ngân sách thì có một số lượng tiền không nhỏ đã bị lãng phí,thất thoát thông qua việc đầu tư công, thông qua việc chi tiêu của các cơ quan nhànước, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. đầu tư,chi tiêu kém hiệu quả góp phần làm tăng thâm hụt ngân sách nhà nước, làm tăng nợnần của chính phủ và tăng sức ép đối với lạm phát.Xét về thâm hụt ngân sách thì tỉ lệ thâm hụt so với GDP hằng năm vẫn còncao, chiếm trên dưới 5%. Việc xử lí số thu vượt dự toán cần được dành cho việc trảnợ, dành cho việc giảm thâm hụt ngân sách, dành cho việc tăng số dự phòng, quỹdự trữ quốc gia. Trong khi số chi thường xuyên thường vượt dự toán cao hơn cũngtạo sức ép lạm phát.2.4.3. Nợ quốc gia và những bất ổn trong nền kinh tếQuy mô nợ công của Chính phủ tùy thuộc vào số nợ vay là để tài trợ cho tiêudùng hay đầu tư và hiệu quả của việc đầu tư đó đến đâu. Nếu chính phủ chấp nhậnbội chi để tài trọ cho các dự án có hiệu quả, có khả năng sinh lời trong dài hạn, thìchính lợi tức từ dự án lại tạo ra và làm tăng nguồn thu trong dài hạn cho ngân sáchnhà nước, giúp NSNN trả được gốc và lãi cho các khoản vay tài trợ bội chi trongquá khứ. Trường hợp bội chi NSNN được sử dụng cho mục đích tiêu dùng tức thờithì phần lớn ảnh hưởng của nó chỉ tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn (tại thờiđiểm bội chi xảy ra), và trong dài hạn nó không tạo ra một nguồn thu tiềm năng chongân sách mà chính nó làm nặng nề hơn khoản nợ công trong tương lai.2.4.4. Thâm hụt ngân sách và vấn đề thoái lui đầu tư Khi Chính phủ tăng chi tiêu cho các dự án của mình trong ngắn hạn, theo môhình số nhân, nếu không có thay đổi nào trong thị trường tài chính thì GDP sẽ tănglên ΔG x Số nhân của nền kinh tế. Nhưng khi GDP tăng lên, nhu cầu về tiền giaodịch cũng tăng lên. Mức GDP cao hơn có chiều hướng đi đến thắt chặt tiền tệ (đặcbiệt là trong trường hợp NHTW quan tâm đến lạm phát). Lãi suất tăng và thắt chặttín dụng sẽ có chiều hướng bóp nghẹt hay “thoái lui” đầu tư và những chi tiêu cónhạy cảm với lãi suất. Kết quả là dẫn đến tổng cầu giảm, sản lượng và công ăn việclàm giảm xuống.Tuy nhiên, cơ chế thoái giảm này chỉ áp dụng cho thâm hụt cơ cấu. Khôngáp dụng cho thâm hụt chu kỳ (thâm hụt tăng do suy thoái) vì suy thoái gây ra giảmcầu tiền và dẫn đến lãi suất giảm. Thoái lui không được áp dụng trong các cuộc đạisuy thoái là một nhắc nhở: không có liên hệ nghiễm nhiên nào giữa thâm hụt và đầutư.Tác động của thâm hụt cơ cấu: Hầu hết các nhà kinh tế học vĩ mô đều đồng ýrằng: Thoái lui thực sự chỉ là một hiệu ứng phụ của chi tiêu Chính phủ. Tuy nhiên,vẫn có tranh luận trong vấn đề đầu tư bị giảm đi bao nhiêu và những khu vực nàochịu tác động nhiều nhất. Thoái lui hoàn toàn là trường hợp cực đoan nhất của thoáilui khi mà phản ứng tiền tệ là quá mạnh. Giả sử rằng, khi mà NHTW xác định bấtkỳ sự tăng lên nào trong sản lượng cũng đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vậy,NHTW sẽ tăng lãi suất lên đủ để bù lại mọi tác động mở rộng của các chương trìnhChính phủ.17Tuy nhiên, do có phản ứng tiền tệ, nên lãi suất tăng lên, làm giảm đầu tư vàxuất khẩu ròng. Vậy, trong trường hợp cực đoan thoái lui 100%, phản ứng nàymạnh đến nỗi đường chi tiêu (tổng cầu) mới dịch chuyển xuống quay trở lại vị trícủa đường tổng cầu ban đầu. Nói cách khác là thắt chặt tiền tệ đã làm triệt tiêu toànbộ sự mở rộng tài khóa.Chi tiêu Chính phủ làm tăng tổng cầu, nhưng lãi suất cao hơn dẫn đến sựgiảm sút của đầu tư và xuất khẩu ròng (do việc tăng tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ).Cuối cùng lãi suất phải tăng đủ mạnh để giảm đầu tư và xuất khẩu ròng đúng bằnglượng G đã tăng lên.Tóm lại, trong trường hợp cực đoan của phản ứng tiền tệ mạnh, đầu tư bịthoái lui 100% do sự tăng lên trong chi tiêu của Chính phủ. Thoái lui có thể xảy rakhi NHTW có hành động nhằm triệt tiêu tác động mở rộng tài khóa thông qua thắtchặt tiền tệ. Từ đồ thị trên ta có thể thấy: Trước tiên, tăng chi tiêu bằng tiền chohàng hóa và dịch vụ làm dịch chuyển đường tổng cầu (C+I+G+NX) lên đến đườngtổng cầu mới (C+I+G’+NX). Tiếp theo, phản ứng của tiền tệ làm tăng lãi suất vàlàm giảm những bộ phận nhạy cảm với lãi suất, dẫn đến tổng cầu giảm xuốngđường (C+I”+G’+NX”) và điểm cân bằng mới là điểm E”, đúng với điểm cân bằnglúc ban đầu tại điểm E. Trong trường hợp này đầu tư và xuất khẩu ròng bị chi tiêucủa Chính phủ làm thoái lui hoàn toàn. Mục đích của việc nghiên cứu cơ chế này làgiúp ta có giải pháp để phối hợp giữa các chính sách kinh tế trong việc ổn định hóanền kinh tế.Một trường hợp cực đoan liên quan đến nghịch lý của tiết kiệm, xảy ra khiđầu tư trên thực tế được khuyến khích bằng những thâm hụt lớn. Lập luận này có cơsở như sau: Lãi suất cao không khuyến khích đầu tư. Mặt khác sản lượng cao hơnkích thích đầu tư do các doanh nghiệp mua nhiều vốn hơn và nhà xưởng hiện tạiđược tận dụng nhiều hơn. Từ đó đầu tư có thể được chính sách tài khóa kích thíchkhi năng lực sản xuất còn chưa được sử dụng hết. Nghịch lý này có thể xuất hiệnkhi nguồn lực chưa được sử dụng hết và sản lượng được quyết định bởi tổng cầuchứ không phải bởi phía cung.2.4.5. Lãi suấtKhi không chịu các ràng buộc hành chính thì lãi suất sẽ được quyết định bởicung cầu trên thị trường vốn vay, tức là nơi gặp gỡ giữa tiết kiệm của các hộ giađình và đầu tư của các doanh nghiệp. Tổng của tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm tưnhân, hay còn gọi là tiết kiệm quốc gia, sẽ phản ánh cung còn đầu tư đại diện cho18phía cầu của thị trường vốn vay. Thâm hụt tài khóa sẽ làm giảm tiết kiệm chínhphủ, giảm tiết kiệm quốc gia, do vậy làm giảm cung và làm tăng lãi suất vốn vaytrên thị trường. Sự gia tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư của khu vựctư nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân của chi tiêu công. Hay nói cáchkhác, khi chi tiêu công thái quá sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách. Chính phủ buộcphải vay nợ thông qua phát hành trái phiếu và làm giảm lượng vốn vay trên thịtrường mà đáng lẽ ra khu vực tư nhân có thể tiếp cận được với giá thấp.Trong những năm gần đây, cơ cấu nợ của Việt Nam có chiều hướng thay đổichuyển từ vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước. Nợ nước ngoài hiện naychiếm khoảng 58% và đang có xu hướng giảm, còn nợ trong nước là 42% và đangcó xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một xu hướng tốt phản ánh sựgiảm lệ thuộc vào nước ngoài. Điều này thực chất phản ánh các khoản vay ưu đãicủa nước ngoài đối với Việt Nam đang ngày càng giảm. Lãi suất thương mại của nợnước ngoài cao cộng với rủi ro tỉ giá buộc chúng ta phải chuyển dần sang vay nợtrong nước. Việc vay nợ lớn trong nước tuy nhiên lại chèn ép mạnh đầu tư của khuvực tư nhân và làm giảm tăng trưởng kinh tế một khi đồng vốn vay không được khuvực công sử dụng hiệu quả.Trái phiếu chính phủ phát hành qua các năm (ngàn tỉ đồng)Trung bình trong hai năm 2010 và 2011 Chính phủ Việt Nam đã vay nợ hơn110 ngàn tỉ đồng mỗi năm thông qua phát hành trái phiếu trong nước. Con số nàyxấp xỉ gấp đôi so với 56 ngàn tỉ đồng mỗi năm của giai đoạn 2007-2009. Lãi suấtvốn vay trên thị trường tiền tệ trong thời kì 2010-2011 cũng cao hơn gấp đôi so vớilãi suất của giai đoạn 2007-2009. Đây chính là ví dụ điển hình của hiện tượng đầutư công lấn át đầu tư tư nhân. Nghiêm trọng hơn, khả năng huy động vốn trongnước thông qua phát hành trái phiếu của Chính phủ nhiều khi không phải được hìnhthành một cách tự nhiên theo quy luật cung cầu của thị trường. Trong những năm2010-2011, với mức trần lãi suất trái phiếu chính phủ dao động trong khoảng từ 10-12%/năm, trong khi lãi suất cho vay trên thị trường lên tới hơn 20%/năm, thôngthường sẽ không có một ngân hàng thương mại nào sẵn lòng mua trái phiếu chínhphủ. Tuy nhiên, đây lại là hai năm thành công nhất đối với việc phát hành trái phiếuchính phủ. Bản chất ẩn sau hiện tượng này đó là việc các ngân hàng thương mại cóthể bán/cầm cố trái phiếu chính phủ tại NHNN tại mức lãi suất chiết khấu thấp, sauđó cho các ngân hàng thiếu hụt thanh khoản vay với lãi suất cao nhằm hưởng lợilớn. Hành động này đã khiến cho có thời kì vốn chỉ chạy loanh quanh từ thị trườngtrái phiếu chính phủ sang thị trường liên ngân hàng, và ngược lại mà không đếnđược khu vực tư nhân.2.4.6. Cán cân thương mại và tỉ giá19Thâm hụt cán cân thương mại: Bù đắp bội chi NSNN bằng cách tăng vay nợgóp phần làm tăng lãi suất. Lãi suất thị trường của nước này tăng lên cao so với cácđồng tiền các nước khác trên thế giới thì người nước ngoài sẽ tìm kiếm đồng nội tệcủa nước có bội chi để mua các chứng khoán chính phủ và các tài sản tài chínhkhác. Dẫn đến tình trạng nhập siêu ở nước có ngân sách bội chi lớn.Dân cư một nước có thể có chi tiêu vượt mức giá trị hàng hóa và dịch vụ màhọ sản xuất ra thông qua nhập khẩu hàng hóa từ nước khác. Do vậy, Chính phủ phảisử dụng các chính sách hạn chế chi tiêu của khu vực tư nhân thì sẽ làm tăng cầunhập khẩu và thâm hụt thương mại. Mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và cán cânthương mại có thể được biểu diễn đơn giản như sau: Y = C + I + G + NX(1). Trongđó Y là tổng sản phẩm quốc nội (GDP); C là tiêu dùng tư nhân; I là đầu tư tư nhân;G là chi tiêu công; NX là cán cân thương mại. Tiết kiệm quốc gia bằng tổng của tiếtkiệm tư nhân (Y − T − C ) và tiết kiệm chính phủ (T − G) , trong đó T là tổng thu thuế. Dovậy, tiết kiệm quốc gia có thể được viết lại dưới dạng: S= Y − C − G(2). Cuối cùng,thay (2) vào (1) ta thu được mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và cán cân thươngmại như sau: S = I + NX(3)Phương trình hạch toán này cho biết tiết kiệm quốc gia sẽ bằng với tổng củađầu tư tư nhân và cán cân thương mại. Thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệmquốc gia ở vế trái và do vậy làm giảm đầu tư tư nhân và hoặc làm giảm xuất khẩuròng ở vế phải. Sự giảm sút đầu tư tư nhân gây ra bởi thâm hụt ngân sách có thểhiểu được qua hiệu ứng lấn át đầu tư. Còn sự giảm sút của xuất khẩu ròng có thểgiải thích thông qua tác động của việc gia tăng chi tiêu chính phủ đối với nhậpkhẩu. Sự gia tăng chi tiêu công và thâm hụt ngân sách, sẽ ngay lập tức làm cho tổngchi tiêu trong nước lớn hơn sản lượng trong nước. Để đáp ứng lượng chi tiêu tăng,bên cạnh sản xuất trong nước tăng, thì nhập khẩu cũng sẽ tăng và gây thâm hụtthương mại. Hình 2.6. Tiết kiệm, đầu tư và thâm hụt thương mạiNguồn: ADB (2011) Key Economic Indicator for Asia and the Pacific. Việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ dẫn đến sự dịch chuyển ngượccủa dòng tài sản ra nước ngoài. Khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, ban đầu chúngta phải trả ngoại tệ cho người nước ngoài. Sau đó, lượng ngoại tệ này có thể đượcngười nước ngoài sử dụng để mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủhoặc bất động sản. Do vậy, khi thâm hụt ngân sách xảy ra, Việt Nam trở thành nướcnhập khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là nước xuất khẩu ròng tài sản.Lượng tài sản trong nước nắm giữ bởi người nước ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn.Thâm hụt ngân sách làm giảm lượng cung vốn vay đối với khu vực tư nhân20và do vậy làm tăng lãi suất. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, gia tăng lãisuất có thể thu hút dòng vốn quốc tế vào trong nước. Cung ngoại tệ tăng và đồngnội tệ có thể lên giá. 2.4.7. Tăng trưởngChính sách tài khóa có thể tác động đến tăng trưởng sản lượng của một nềnkinh tế qua hai kênh. Thứ nhất, nó có thể làm thay đổi tiết kiệm và đầu tư, và do vậylà năng lực sản xuất trong dài hạn của một quốc gia. Thứ hai, nó có thể làm thay đổihiệu quả sử dụng nguồn lực, và do vậy làm thay đổi cả sản lượng hiện tại lẫn tăngtrưởng trong tương lai. Trong thời kì suy thoái kinh tế, mở rộng tài khóa và chấpnhận thâm hụt ngân sách ở một mức độ nhất định có thể giúp sản lượng trong nướctăng trở lại nhờ kích thích tổng cầu. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đã ở gần mức sảnlượng tiềm năng và trước đó nền kinh tế liên tục thâm hụt tài khóa thì hiệu quả củachính sách là rất hạn chế, có thể dẫn đến lạm phát cao, lãi suất cao, thâm hụt vãnglai và bất ổn tài chính. Bài học kích thích tổng cầu Việt Nam trong năm 2009 và hậuquả của nó trong năm 2010-2011 là ví dụ điển hình. Để phản ứng lại sự gia tăng của lạm phát và thâm hụt vãng lãi do hậu quảcủa thâm hụt tài khóa kéo dài, Chính phủ Việt Nam thường áp dụng các biện pháphành chính kiểm soát giá cả trong nước, hạn chế thương mại, và kiểm soát tỉ giá.Tuy nhiên, những biện pháp này lại làm tăng sự thiếu hụt tổng cung do chúng bópméo thị trường các nhân tố sản xuất trong nước, nguồn lực sẽ được phân bổ mộtcách không hợp lý, và do thiếu nguyên vật liệu nhập khẩu làm hạn chế năng lực sảnxuất và xuất khẩu. Sự mở rộng tài khóa kéo dài tiếp tục làm cán cân vãng lãi xấuthêm và lạm phát tăng tốc. Giảm niềm tin vào đồng nội tệ và kinh tế trong nước cóthể dẫn đến sự tháo chạy của dòng vốn ngoại trừ khi Chính phủ thắt chặt tiền tệ,tăng lãi suất nhằm khôi phục lại niềm tin vào đồng nội tệ. Vòng luẩn quẩn giữathâm hụt tài khóa - thâm hụt thương mại - thâm hụt tài khóa có thể tiếp tục diễn rakhi các chính sách kiểm soát giá và thương mại này làm giảm nguồn thu thuế, đặcbiệt là thu từ hàng nhập khẩu. Điều này làm cho việc kiềm chế thâm hụt ngân sáchcàng khó khăn hơn và việc tăng hoặc áp thuế/phí mới là những biện pháp cuối cùngChính phủ có thể sử dụng. Gánh nặng thuế/phí cao sẽ làm giảm động cơ sản xuất,giảm tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân, nền kinh tế sẽ có tăng trưởng thấphoặc là âm.2.4.8. Hạ cánh cứng“Hạ cánh cứng” là thuật ngữ phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế mộtnước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó là suythoái. Tình huống này thường xảy ra khi Chính phủ nước đó cố gắng cắt giảm thâmhụt ngân sách và kiểm soát nợ công. Việc khuyến cáo về vấn đề này sẽ là cần thiếtcho việc định hướng chính sách tài khóa lâu dài trong tương lai. Hạ cánh cứng cóthể xảy khi nợ quốc gia tăng nhanh đến một ngưỡng nào đó làm kích hoạt sự tháochạy khỏi tài sản trong nước của dòng vốn ngoại. Thứ nhất, thâm hụt ngân sách cóxu hướng dẫn đến thâm hụt thương mại. Thâm hụt thương mại được tài trợ bằngviệc bán tài sản trong nước cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên nó sẽ không tăngmãi theo thâm hụt thương mại. Nếu thâm hụt kép cứ tiếp tục diễn ra thì đến một lúcnào đó cầu về tài sản trong nước sẽ bão hòa và giá của chúng sẽ giảm mạnh. Thứ21hai, khi thâm hụt tài khóa kéo dài và nợ công tăng đến một ngưỡng nào đó sẽ gây ramối lo ngại của các nhà đầu tư về nguy cơ mất khả năng thanh toán chính phủ. Điềunày sẽ khiến cho cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn nhà đầu tư trong nước tháo chạy khỏicác tài sản trong nước. Hậu quả là giá tài sản sẽ giảm, lãi suất sẽ tăng, đầu tư sụtgiảm, đồng nội tệ mất giá, và lạm phát tăng vọt. Sự gia tăng của lãi suất sẽ khiến cho khủng hoảng tài khóa thêm trầm trọngdo gánh nặng nợ tăng nhanh. Lãi suất cao cũng dẫn đến thu thuế giảm do cầu tiêudùng sụt giảm. Để đối phó với nguy cơ phá sản này, Chính phủ phản ứng lại bằngcách tăng các loại thuế thu nhập và thuế tài sản nhằm đạt được thặng dư ngân sáchcơ bản 80. Chính sách này lại làm tiêu dùng sụt giảm thêm và gây ra suy thoái kinhtế. Hậu quả của sự hạ cánh cứng còn là sự gia tăng mạnh của lạm phát thông quakênh nhập khẩu khi đồng nội tệ mất giá do sự tháo chạy của dòng vốn ngoại. Ngoàira, sức ép in tiền để trả nợ trong thời kì này cũng là rất lớn. Hậu quả là lạm pháttăng vọt. Cuối cùng, sự hạ cánh cứng cũng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tàichính. Giá tài sản giảm và gánh nặng lãi suất sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp cónguy cơ phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp đến lượt nó lại gây khó khăn tàichính cho hệ thống ngân hàng do nợ xấu gia tăng. Kịch bản xấu nhất của tình huốngnày có thể là sự đổ vỡ tín dụng và phá sản của các trung gian tài chính. 2.5. Giải pháp:2.5.1. Phát hành tiềnKhi ngân sách nhà nước thâm hụt,Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt củamình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở,đặc biệt là trong trường hợp nềnkinh tế đất nước suy thoái.Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năngthì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơsở sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn định hoá kinh tế thôngqua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng tiềm năng mà không gây lạmphát. Ngược lại,khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơnmức sản lượng tiềm năng) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mìnhbằng cách tăng nhanh lượng tiền cơ sở ,vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu lên cao vàđẩy sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng,hậu quả là làm tăng lạmphát 2.5.2. Vay nợ- Vay nợ trong nước: Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dướihình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước pháthành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng. Ở Việt Nam,Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới cáchình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình. - Vay nợ nước ngoài: Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cácnguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trước nước ngoài hoặc vay nợnước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngânhàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế 222.5.3. Tăng thuếTrên thực tế, tăng thuế là giải pháp không dễ áp dụng và rất tốn kém. Tăngthuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế, phụthuộc vào hiệu quả làm việc của hệ thống thu,phụ thuộc vào hiệu suất của từng sắcthuế. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì tăng thuế khôngnhững không khả thi mà còn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh,trực tiếp làmtăng số lượng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp vào tìnhtrạng tài chính không lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách.2.5.4. Cắt giảm chi tiêuĐây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng vớimỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm cáckhoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệuquả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dựán chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác,bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thườngxuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi nàykhông hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.2.5.5. Dự trữ ngoại hốiSử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia (bao gồm ngoại tệ mạnh vàvàng) để bù đắp thâm hụt NSNN. Đây là một trong những giải pháp tương đối chutoàn vừa đảm bảo ổn định tỷ giá vừa đảm bảo không gây ra lạm phát. Tuy nhiên đốivới Việt Nam điều này không khả thi cho lắm do dự trữ ngoại tệ quốc gia đang ởmức thấp và tình trạng mất kiểm soát đối với thị trường ngoại tệ chợ đen cònnghiêm trọng. Thông tin nhà nước giảm dự trữ ngoại tệ sẽ khiến cho tình trạng đầucơ găm giữ ngoại tệ trở nên phổ biến và điều này sẽ khiến cho những cố gắng ổnđỉnh tỷ giá hối đoái thêm khó khăn.3. KẾT LUẬNThâm hụt NSNN là 1 vấn đề mà hầu hết các quốc gia đều gặp phải. Việc xửlí vấn đề này hết sức nan giải, bởi nó không chỉ tác động đối với nền kinh tế mà còntác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Có nhiều cách để chính phủbù đắp thâm hụt NSNN, nhưng phải sử dụng cách nào thì còn phải tùy thuộc vàođiều kiện và hoàn cảnh của mỗi quốc gia, bởi mỗi cách có ưu nhược điểm làm ảnhhưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải tính toán kĩlưỡng để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực trạng hiện nay, khi nền kinh tế ViệtNam đang hoạt động theo cơ chế thị trường và có sự quản lí vĩ mô của nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO- http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwMLQ1dLA09_X AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.research/vn.sbv.research.research/d333aa804bdccbeca6a3e7133deae6cc- http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-boi-chi-ngan-sach-23viet-nam-2010.510288.html- http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Nhan-dien-cai-cach-tien-luong-va-giai-phap-tao-nguon-thuc-hien-tien-luong/5711.tctc- http://www.baomoi.com/Danh-43300-ti-dong-chi-cai-cach-tien-luong/144/7359161.epi- http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Nhan-dien-cai-cach-tien-luong-va-giai-phap-tao-nguon-thuc-hien-tien-luong/5711.tctc- http://yume.vn/coolabit/article/thao-luan-thuc-trang-su-dung-nguon-von-duoc-cap-phat-tu-ngan-sach-nha-nuoc-viet-nam-hien-nay.35D81D2B.html- http://www.baomoi.com/Danh-43300-ti-dong-chi-cai-cach-tien-luong/144/7359161.epi- http://yume.vn/coolabit/article/thao-luan-thuc-trang-su-dung-nguon-von-duoc-cap-phat-tu-ngan-sach-nha-nuoc-viet-nam-hien-nay.35D81D2B.html- http://www.tinmoi.vn/11-thang-viet-nam-chi-93410-ty-dong-tra-no-vien-tro-10675234.html- http://www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/shared_app.utils.print_preview_recurrent_news?p_page_url=http%3A%2F%2Fwww.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fmof_vn%2F1670950&p_itemid=52807401&p_siteid=33&p_persid=&p_language=vi- http://www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/shared_app.utils.print_preview_recurrent_news?p_page_url=http%3A%2F%2Fwww.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fmof_vn%2F1351583%2F2126549&p_itemid=39648960&p_siteid=33&p_persid=&p_language=vi- http://stc.binhdinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=184:tinh-hinh-thc-hin-thu-chi-ngan-sach-nm-2011-va-d-toan-ngan-sach-nm-2012-&catid=69:tin-tc-s-kin&Itemid=110- http://www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/shared_app.utils.print_preview_recurrent_news?p_page_url=http%3A%2F%2Fwww.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fmof_vn%2F1670950&p_itemid=52807401&p_siteid=33&p_persid=&p_language=vi- http://cafef.vn/20101023032149942CA33/nam-2010-von-dau-tu-phat-trien-toan-xa-hoi-uoc-thuc-hien-800-nghin-ty-dong.chn24- http://phapluattp.vn/2011072111314846p0c1013/2009-chi-phat-trien-giam-chi-quan-ly-tang.htm- http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/1-tranh-nhung-cu-soc-tai-khoa-tieu-cuc-4136.html- http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/09/nguoi-viet-nang-ganh-thue-phi/- http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/journal_content/tham-hut-ngan-sach-va-no-cong-cua-viet-nam-tang-nhanh- http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/8646/Tang-truong-va-lam-phat-cua-Viet-Nam-qua-con-mat-chuyen-gia.aspx- .hanthechuyen.violet.vn/entry/showglobal/entry_id/6706613- baigiang.violet.vn- http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/8646/Tang-truong-va-lam-phat-cua-Viet-Nam-qua-con-mat-chuyen-gia.aspx- http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/journal_content/tham-hut-ngan-sach-va-no-cong-cua-viet-nam-tang-nhanh- http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/09/nguoi-viet-nang-ganh-thue-phi/- http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/1-tranh-nhung-cu-soc-tai-khoa-tieu-cuc-4136.html- Báo điện tử pháp luật, “2009: chi phát triển giảm, chi quản lý tăng”, 2011(http://phapluattp.vn/2011072111314846p0c1013/2009-chi-phat-trien-giam-chi-quan-ly-tang.htm)- (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121029/lo-ngai-boi-chi-ngan-sach.aspx),Thanhniênonline, “ Lo ngại bội chi ngân sách”, 2012 - (http://baodientu.chinhphu.vn/Home/16-Chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-giai-doan-2012 2015/201112/105080.vgp), Báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, “16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015”, 2012 - Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012, “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, NXB. Trithức, chủ biên: Tô Trung Thành – Nguyễn Trí Dũng- http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/8646/Tang-truong-va-lam-phat-cua-Viet-Nam-qua-con-mat-chuyen-gia.aspx- http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/09/nguoi-viet-nang-ganh-thue-phi/- http://www.vietnamplus.vn/Home/Thu-ngan-sach-Nha-nuoc-nguy-co-tham-hut-tram-trong/20128/156440.vnplus25


Page 2

-->

LỜI MỞ ĐẦU Ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi thời đại và trong mọi nền kinh tế, nó là công cụ huy động tài chính đảm bảo việc thực hiện hoạt động của bộ máy nhà nước, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, có vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường. Bởi vậy, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống ngân sách nhà nước quy định cụ thể chi tiết và hoàn chỉnh các vấn đề về thu, chi, phân cấp cũng như quản lý ngân sách…Ngoài ra, mỗi năm còn có hội nghị thường niên nhằm báo cáo các kết quả đạt được của ngân sách nhà nước trong năm và đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ về ngân sách cho năm tới. Tại Việt Nam, tình hình kinh tế trong những năm gần với, với việc thu và chi tiêu ngân sách không hợp lý và kém hiệu quả đã khiến cho ngân sách nhà nước luôn luôn bị thâm hụt và ở mức khá cao. Nguồn thu của ngân sách nhà nước hiện tại còn rất nhiều hạn chế về mặt cơ cấu cũng như quản lý nguồn thu trong khi nhu cầu đầu tư các dự án và chương trình kinh tế lớn của nhà nước cần một số lượng vốn lớn, chính những điều đó đã dẫn tới việc bội chi ngân sách và tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của đất nước. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài : “ Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt Ngân sách nhà nước ở Việt Nam”. Để có thể hiểu rõ hơn về các vai trò của ngân sách nhà nước cũng như các khoản mục thu chi, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách cũng như các biện pháp khắc phục nó, cấu trúc của bài đề án gồm 3 phần:Chương 1: Tổng quan về Ngân sách nhà nước và thâm hụt Ngân sách nhà nước.Chương 2: Thực trạng Ngân sách nhà nước và thâm hụt Ngân sách nhà nước tại Việt Nam.Chương 3: Kết luận về Ngân sách nhà nước và thâm hụt Ngân sách nhà nước tại Việt Nam.1Chương 1: Tổng quan về Ngân sách nhà nước và thâm hụt Ngân sách nhà nướcI. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Ngân sách nhà nước:Khi nhà nước xuất hiện, để có tiền chi tiêu nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa bắt toàn dân phải cống nạp và từ các khoản thu đó hình thành nên quỹ tiền tệ của nhà nước. Đầu tiên, nhà nước sử dụng quỹ tiền tệ này để nuôi dưỡng viên chức và binh lính của nhà nước, ngoài ra còn sử dụng để chi tiêu cho hoàng gia. Sau đó, phạm vi được mở rộng và như chúng ta thấy ngày nay, nhà nước còn dùng tiền quỹ của mình để chi tiêu cho các khoản phúc lợi và kinh tế.Trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, nhà nước không hề có một văn bản tài chính nào bao quát hết tất cả các khoản thu, chi của mình trong từng thời kì. Mỗi một khoản chi được đảm bảo bằng một hay nhiều khoản thu nhất định và được thể hiện trong một bảng dự toán riêng biệt, thậm chí có những khoản chi không cần dự toán. Lúc đó, quyền hành thu chi đều thuộc về những người đứng đầu nhà nước, thấy thiếu thì họ thu, không chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào của xã hội.Khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, đã tạo ra những tiền đề để hình thành và phát triển một hệ thống tài chính hoản chỉnh, nhất là ngân sách nhà nước. Giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng chống lại những luật lệ tài chính vô lý của nhà nước phong kiến, đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước, sửa đổi hệ thống thuế khóa và thiết lập sự kiểm tra của xã hội đối với các khoản thu, chi của nhà nước. Kết quả của quá trình đấu tranh bền bỉ này là đã xóa bỏ được sự độc quyền chi tiêu của người đứng đầu nhà nước, hình thành nên một ngân sách nhà nước theo những tiêu chuẩn định mức công khai và được lập cho từng thời kỳ nhất định, và như chúng ta thấy hiện nay là một hệ thống ngân sách nhà nước tương đối hoàn chỉnh.1. Khái niệm:• Điều 1 của Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ hai, năm 2002 có ghi:2“ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.• Bản chất của ngân sách nhà nước:- Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm do cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành.- Xét về bản chất kinh tế: Ngân sách nhà nước là tập hợp các mối quan hệ trong phân phối, gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung. - Về tính chất xã hội: Ngân sách nhà nước là công cụ kinh tế của nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.2. Đặc điểm:- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước.- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng.- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định.- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.33. Vai trò của Ngân sách nhà nước:3.1. Ngân sách nhà nước – công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước:Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nước, mà trong cơ chế nào và trong thời đại nào ngân sách nhà nước cũng phải thực hiện. Vai trò này của ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước. Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu của nhà nước phải được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế.3.2. Ngân sách nhà nước – công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội của nhà nước:Khi đề cập đến các công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội, nhà nước không thể không sử dụng một công cụ rất quan trọng, đó là ngân sách nhà nước. Bởi lẽ , phạm vi phát huy vai trò của ngân sách nhà nước rất rộng và trên một mức độ lớn, nó tương đồng với phạm vi phát huy chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội . Song, nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện điều chỉnh thành công khi có nguồn tài chính đảm bảo, tức là khi sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ ngân sách nhà nước. Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của ngân sách nhà nước có thể được khái quát hóa trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và thị trường như sau :3.2.1 Về mặt kinh tế:Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.- Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, để trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.4- Việc hình thành doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.- Hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới, cao hơn.- Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.- Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay nợ của nhà nước cũng là một vấn đề cần phải xem xét thận trọng khi quyết định thực hiện các biện pháp huy động tiền vay.3.2.2. Về mặt xã hội:- Đầu tư của ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội : chi Giáo dục - đào tạo, y tế, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, thể thao, truyền thanh, chi bảo đảm xã hội, sắp xếp lao động và việc làm, trợ giá mặt hàng ...- Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm điều tiết thu nhập để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp.- Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng công cụ NSNN để điều chỉnh các vấn đề xã hội không đơn giản, đòi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp. Chẳng hạn: Khi trợ giá điện, xăng dầu, công tác truyền hình . . . thì những đối tượng được hưởng không phải là người nghèo, mà chính là những người có thu nhập trung bình hoặc cao.3.2.3. Về mặt thị truờng:Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá cả, thị trường và chống lạm phát. Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí,vay và chính sách chi ngân sách nhà nước có thể điều chỉnh được giá cả, thị trường một cách chủ động.- Một chính sách ngân sách thắt chặt hay nới rộng đều có thể tác động mạnh mẽ đến cung - cầu xã hội.5- Việc huy động của ngân sách nhà nước dưới các hình thức thuế, phí, lệ phí,vay và kể cả bảo hiểm xã hội trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng cao thì sự cung ứng vốn đầu tư dài hạn, vốn tiền tệ ngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư của dân sẽ giảm, vốn tự đầu tư sẽ khan hiếm hơn. Mặt khác, nó sẽ làm cho cầu về hàng hóa, dịch vụ của dân cư giảm xuống, nhưng ngân sách nhà nước lại có điều kiện để tăng cầu với quy mô lớn và chi cho đầu tư lớn sẽ kích thích tăng cung. Ngược lại, nếu ngân sách nhà nước huy động trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng thấp thì nguồn tự đầu tư tăng lên, thúc đẩy tăng cung, đồng thời kích thích tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ, nhưng ngân sách lại không có điều kiện để tăng cầu và chi cho đầu tư.- Trên thị trường tài chính, nhà nước vay vốn với lãi suất cao sẽ có tác động tăng cung ứng vốn từ phía các nhà đầu tư và tiết kiệm tiêu dùng để dành cho tương lai, đồng thời làm giảm lượng cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.Ngược lại, khi lãi suất các khoản vay của nhà nước giảm xuống dưới mức lợi tức bình quân toàn xã hội, các nhà đầu tư sẽ tìm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà không muốn cho nhà nước vay. Mặt khác , lãi suất các khoản vay của nhà nước có vị trí quan trọng trên thị trường chứng khoán, có thể tham gia điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán.- Ở đây cần nhấn mạnh đến dự trữ nhà nước. Trong cơ chế thị trường, nhà nước không thể bắt buộc các doanh nghiệp bán hàng theo giá cả quy định, mà ngược lại, giá cả là do thị trường quyết định, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu và các yếu tố khác. Trong quá trình biến đổi của mình, sẽ có lúc giá cả lên cao, gây ra những cơn sốt nhất thời và có lúc giá cả lại xuống quá thấp. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và kích thích sản xuất phát triển, nhà nước cần phải theo dõi sự biến động của giá cả trên thị trường và phải có nguồn dự trữ về hàng hóa và tài chính để điều chỉnh kịp thời. Nguồn dự trữ này được hình thành từ kinh phí cấp phát của NSNN. Do đó, sự thành công của nhà nước trong điều chỉnh giá cả và thị trường thông qua công cụ dự trữ nhà nước phụ thuộc vào kinh phí cấp phát của NSNN cho mục đích này.6- Chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình điều chỉnh thị trường. Nguyên nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu, chi tài chính của Nhà nước.+ Khi đồng vốn ngân sách được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì tác dụng tích cực của nó rất lớn, ngược lại sẽ gây ra bất ổn định trên thị trường, thúc đẩy lạm phát tăng lên.+ Phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng lạm phát gia tăng.- Mặt khác, NSNN có cân bằng hay không sẽ tác động sâu sắc đến sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế, bởi vì:+ Cân bằng của ngân sách tác động trực tiếp đến sự cân bằng của cán cân thương mại.+ Cân bằng của ngân sách thực hiện được hay không nói lên khả năng trả nợ đến hạn các khoản vay nước ngoài có thực hiện được hay không.II. Thu ngân sách nhà nước:1. Khái niệm, đặc trưng:Để thực hiện các chức năng của mình Nhà nước phải huy động một bộ phận nguồn tài chính của xã hội tập trung vào NSNN. Bộ phận nguồn tài chính này được tập trung vào quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng những phương thức và hình thức khác nhau. Hình thức cổ truyền được sử dụng từ trước cho đến nay để tạo nguồn thu cho NSNN đó là thuế. Ngoài ra Nhà nước còn có các nguồn thu khác như: thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ vay nợ, viện trợ . . . a. Khái niệm:Ta có khái niệm : “ Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước sử dụng quyền lực của mình để tập trung một phần hoặc toàn bộ nguồn lực tài chính quốc gia để tạo thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước”.Hay nói các khác, bản chất của thu NSNN phản ánh quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Nó mang tính bắt buộc, cưỡng chế các chủ thế kinh tế khác phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước.b. Đặc trưng:7Thu NSNN được đặc trưng bởi một số đặc điểm sau:- Cơ cấu các khoản thu NSNN đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của nhà nước. Trên cơ sở quyền lực chính trị của mình, nhà nước định ra các chính sách thu NSNN. Ngược lại, các khoản thu NSNN là tiền đề để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.- Thu NSNN luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế và các phạm trù giá trị. Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ vận động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu NSNN. - Thu NSNN phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiện ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v...- Ngoài ra, thu NSNN được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.Do đó, cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN.2 .Nội dung, phân loại thu ngân sách:Xét theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối ngân sách, thu NSNN bao gồm các khoản:Thu trong cân đối NSNN:Thu trong cân đối NSNN bao gồm các khoản thu chủ yếu sau:- Thuế, phí và lệ phí- Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.- Thu lợi tức cổ phần của Nhà nước.- Các khoản thu khác theo luật định.Trong các khoản thu trên, thuế là khoản thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách nhà nước hàng năm mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Để phát huy tốt các tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, nhìn chung ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế giới, nội dung của chính sách thuế thường xuyên có thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống kinh doanh xã hội và phù hợp 8với yêu cầu của quản lý kinh tế, tài chính. Các sắc thuế chủ yếu hiện đang được áp dụng ở nước ta hiện nay gồm có: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với ngưới có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp,…Thu để bù đắp sự thiếu hụt của NSNN:Bao gồm các khoản vay trong nước và ngoài nước cho chi tiêu ngân sách nhà nước khi các khoản chi ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu trong cân đối của ngân sách.- Vay trong nước: gồm cả vay của các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước. Việc vay này được thực hiện dưới hình thức phát hành các công cụ nợ của chính phủ (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) như các tín phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu Chính phủ.- Vay ngoài nước:Ngoài ra còn một số các phân loại thu NSNN:• Căn cứ vào tính chất kinh tế của các nguồn thu: Thu NSNN chia làm 2 loại:- Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế như phí, lệ phí. Đây là các khoản thu có tính chất bắt buộc, không hoàn trả và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách.- Các khoản thu không mang tính chất thuế hay thu ngoài thuế.Các phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định tỷ lệ động viên từ thuế vào ngân sách hay tỷ suất thuế ( tỷ lệ giữa số thuế thu được/ GDP) dùng trong việc phân tích đánh giá chính sách động viên vào NSNN từ thuế. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa tỏng việc xác định và đánh giá tỷ trọng nguồn thu thuế trong tổng số thu.• Căn cứ vào tính chất thường xuyên của các khoản thu, thu NSNN bao gồm:- Thu thường xuyên bao gồm chủ yếu từ thuế, lệ phí, phí. Ngoài ta có các khoản thu khác là:+ Thu từ sở hữu tài sản ngoài thuế như thu từ hoạt động sự nghiẹp, thu sử dụng vốn ngân sách, tiền cho thuê mặt đất…9+ Thu lãi từ các khoản cho vay+ Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước+ Tiền phạt, tịch thu…- Thu không thường xuyên có các khoản như thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước, thu từ viện trợ, vay nợ…Trên cơ sở mức chi thường xuyên mà chủ yếu căn cứ vào thuế, phí, lệ phí giúp xác định tỷ lệ giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên. Tỷ lệ này rất cần khi cân đối NSNN nhằm đảm bảo ổn định chi tiêu dùng thường xuyên và tăng tích lũy cho nền kinh tế.• Căn cứ vào phạm vi của nguồn thu :- Thu nước ngoài, gồm có viện trợ và vay nước ngoài- Thu trong nước và vay nợ trong nướcCách phân loại này có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ phụ thuộc của NSNN vào bên ngoài và mức độ can thiệp trực tiếp của nhà nước thông qua tỷ trọng chi đầu tư và tiêu dùng của khu vực nhà nước.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước:- Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước:- Nhân tố GDP bình quân đầu người:- Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế:- Mức độ và hiệu quả chi tiêu của nhà nước:- Tổ chức bộ máy thu ngân sách:10III. Chi ngân sách nhà nước:1. Khái niệm, đặc trưng:Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Thực chất của chi ngân sách nhà nước là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của nhà nước.Chi NSNN có một số đặc trưng riêng:- Chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia.- Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thực hiện ở tầng vĩ mô và mang tính toán diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả xã hội và chính trị ngoại giao.- Phần lớn các khoản chi ngân sách đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Vì vậy, các nhà quản lý cần có sự phân tích tính toán cẩn thận khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được những lãng phí không cần thiết.2. Nội dung, phân loại chi ngân sách nhà nước:2.1. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chi NSNN phân thành:- Chi đầu tư kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sản xuất xã hội. Khoản chi này có vai trò điều tiết quan trọng, được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, tạo ra sự tác động tổng hợp kích thích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, tạo thế cân bằng cho nền kinh tế.- Chi cho y tế : bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động y tế.- Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển hoạt động giáo dục đào tạo.- Chi cho phúc lợi xã hội: là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ quan tâm, giúp đỡ. Đó là các khoản trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ mồ 11côi, người lao động chưa có việc làm, nhân dân các vùng thiên tai, địch họa, cho thương binh, gia đình liệt sĩ...- Chi cho quản lý hành chính : là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, chi về ngoại giao . . .- Chi cho an ninh và quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực lượng vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước.2.2. Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội, chi NSNN được phân thành:- Chi tích lũy: bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước, chi dự trữ . . .- Chi tiêu dùng: chi tiêu dùng đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với chi tích lũy bao gồm, chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù giá và chi khác.2.3. Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi, chi NSNN được phân thành 3 nhóm:- Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, bao gồm : chi lương và các khoản có tính chất tìên lương, chi bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụ phí, chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa chữa thường xuyên, chi trợ cấp, bù giá, chi trả lãi tiền vay trong và ngoài nước, chi cho quỹ dự trữ thường xuyên, dự bị phí . . .- Chi đầu tư phát triển: Là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao gồm: Chi đầu tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các địa phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư, chi viện trợ, đầu tư cho nước ngoài. . . - Chi trả khác: bao gồm, chi cho vay (cho vay các tổ chức nhà nước, cho vay nước ngoài...) và trả nợ gốc (trả nợ trong nước, trả nợ ngoài nước).3. Những nhân tố ảnh hưởng:- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thiên nhiên như bão, lũ lụt, sóng thần…- Nhiệm vụ của đất nước trong từng thời kì.- Khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực kinh tế.12


Page 3