Thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú

  • 18:00 21/01/2022
  • Xếp hạng 4.8/5 với 20294 phiếu bầu

Thuốc chống dị ứng là các loại thuốc nhằm làm thuyên giảm các biểu hiện khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt hay phát ban trên da. Nhìn chung, các loại thuốc này là tương đối lành tính cho phần lớn đối tượng. Tuy nhiên, tính an toàn khi sử dụng thuốc chống dị ứng ở phụ nữ có thai và cho con bú cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Các triệu chứng dị ứng là những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường bên ngoài, thường là trong không khí. Đây là tình trạng rất thường gặp ở mọi người, không chỉ riêng phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các bệnh lý có cơ chế bệnh sinh là dị ứng có thể ảnh hưởng đến 1/5 đến 1/3 các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chính vì vậy, việc lựa chọn thuốc chữa dị ứng cho bà bầu bị dị ứng cũng là vấn đề phổ biến.

Trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, đây là bao gồm các thuốc như brompheniramine, chlorpheniramine, dimenhydrinate, diphenhydramine, doxylamine, hydroxyzine và pheniramine. Các thuốc này được điều chế đầu tiên và đã được dùng rất lâu đời, cho thấy tính an toàn khá cao trên những bà bầu bị dị ứng. Gần như toàn bộ các thuốc trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất đều được báo cáo là không có bằng chứng làm tăng nguy cơ cho thai nhi dù sử dụng trong bất kỳ thời điểm nào trong cả ba tam cá nguyệt. Tất cả các trẻ sơ sinh chào đời từ các bà mẹ có dùng thuốc chống dị ứng trong thai kỳ đều chưa từng ghi nhận mắc phải dị tật bẩm sinh có liên quan .

Thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú

Phụ nữ có thai tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc


Sau đó, thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được ra đời và rất được ưa chuộng vì chúng khắc phục được tác dụng phụ là gây buồn ngủ của nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất. Các ví dụ về thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai là cetirizine, desloratadine, fexofenadine và loratadine. Đối với tính an toàn khi sử dụng trong thai kỳ của nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, nhóm thuốc này cũng cho thấy các bằng chứng khả quan. Cụ thể là các nghiên cứu không tìm ra mối tương quan nào giữa tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ và các bà mẹ có dùng thuốc chống dị ứng bất cứ lúc nào trong quá trình mang thai. Mặc dù vậy, so với nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, sự theo dõi dài hạn của nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai còn hạn chế hơn; theo đó, những thuốc kinh điển vẫn được ưu tiên chọn lựa và chấp nhận tác dụng phụ ảnh hưởng thần kinh trung ương.

Phần lớn các thuốc trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất cho thấy là không bài tiết qua sữa mẹ hay chỉ có với lượng rất ít. Theo đó, có một số trẻ sơ sinh bị tác dụng phụ khi mẹ dùng thuốc là buồn ngủ nhưng với tỷ lệ không cao. Tuyệt đối là chưa từng ghi nhận phản ứng nghiêm trọng nào ở trẻ nhỏ mà cần đến sự can thiệp y tế khi bú sữa mẹ và dùng thuốc chống dị ứng kinh điển.

Tương tự như vậy, số lượng nghiên cứu rất hạn chế, những số liệu ban đầu cho thấy, nếu người mẹ dùng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, nồng độ thuốc bài tiết qua sữa vào cơ thể trẻ cũng thấp hơn nhiều lần so với liều điều trị ở trẻ sơ sinh. Như vậy, dựa trên mức độ phơi nhiễm này, khả năng dẫn đến tác dụng phụ ở trẻ nhỏ từ phụ nữ đang cho con bú có dùng thuốc chống dị ứng là rất thấp.

Thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú

Phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Mặc dù các bằng chứng về việc sử dụng thuốc chống dị ứng ở phụ nữ có thai và cho con bú là tương đối an toàn, các đối tượng này vẫn cần được theo dõi nhất đình trong quá trình dùng thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn ngủ; tuy nhiên, điều này không gây nguy hại gì nếu không điều khiển phương tiện, máy móc hay lái xe. Song, hệ quả an thần này đôi khi lại gây bất lợi nếu các bà mẹ phải chăm con vất vả mà không có người trợ giúp. Đôi khi sự lơ là, thiếu tập trung lại gây nguy hiểm cho trẻ.

Ngoài ra, tương tự như các đối tượng khác khi dùng thuốc chống dị ứng, khi có các dấu hiệu bất thường nghiêm trọng thì phải ngưng dùng thuốc và nhập viện ngay như nhịp tim nhanh hoặc không đều, co giật, ảo giác, khó thở...

Tóm lại, mặc dù dị ứng trong phần lớn các trường hợp không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng các triệu chứng khó chịu này sẽ bớt đi rất nhiều nếu được dùng thuốc chống dị ứng. Tính an toàn của thuốc phần lớn đã được đảm bảo, ngay cả đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, vì chỉ có vai trò điều trị triệu chứng, thuốc cần được sử dụng hợp lý theo đúng chỉ định và ngưng khi tình trạng đã cải thiện nhằm phòng tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú

Trước khi sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov, gpnotebook.com

Video đề xuất:

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

XEM THÊM

Dị ứng sau sinh trở thành tình trạng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ, gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.

Một trong những bệnh da liễu phổ biến ở phụ nữ sau sinh là dị ứng, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng ngoài da mà còn tác động nhiều tới sức khỏe bên trong của người mẹ và sữa mẹ cho con bú.

Sau sinh thường hay sinh mổ từ 1 đến 3 tháng sẽ gặp phải những triệu chứng dị ứng như da xuất hiện nốt mề đay, ngứa…

Có 2 thể lâm sàng của dị ứng sau sinh đó là:

  • Nổi mề đay cấp tính: dấu hiệu sẽ xuất hiện vào buổi đêm, trong khoảng vài giờ đồng hồ hoặc kéo dài đến dưới 6 tuần.
  • Nổi mề đay mãn tính: dấu hiệu kéo dài hơn 6 tuần, diễn ra trong nhiều đợt bệnh, tái phát và lặp lại nhiều lần, thời gian dài.

Dị ứng sau sinh có những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Nổi mẩn đỏ sần và phù trên da như vết muỗi đốt, chủ yếu ở bụng, cổ tay, chân và lan ra thành mảng lớn trên khắp cơ thể.
  • Vùng nổi mề đay có cảm giác ngứa nhiều về ban đêm hoặc chiều tối, gây khó chịu.
  • Sưng phù kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng mí mắt, môi và bộ phận sinh dục.

Thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú

Dị ứng sau sinh xảy ra là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng quá mức với những dị nguyên khiến cơ thể sản sinh ra chất Histamin làm da bị nổi những nốt mề đay, viêm, sưng lên…

Phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch ở người phụ nữ là do thời gian mang thai và sau sinh có sự thay đổi về nội tiết tố nhưng lại không cân bằng với nhau nên dẫn đến hiện tượng dị ứng sau sinh.

Một số nguyên nhân làm phụ nữ bị dị ứng sau sinh đó là:

  • Không đầy đủ chất trong chế độ dinh dưỡng khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, huyết thanh
  • Tiêu thụ một số loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng…
  • Dị ứng với một số tác nhân như phấn hoa hoặc lông của một số loài động vật
  • Thời tiết cũng làm nổi dị ứng sau sinh
  • Phụ nữ sau sinh suy giảm chức năng gan
  • Thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, stress, căng thẳng…
  • Khả năng bị dị ứng sau sinh sẽ cao hơn ở phụ nữ sinh mổ so với sinh thường, tuy nhiên vẫn có trường hợp sinh thường bị dị ứng sau sinh

Thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú

Ở những người phụ nữ khác nhau thì thời gian phục hồi dị ứng sau sinh cũng sẽ khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phục hồi của dị ứng sau sinh bao gồm:

Cơ địa

Cơ địa và cấu trúc da khác nhau sẽ có thời gian phục hồi khác nhau, những triệu chứng dị ứng trong 2 – 3 ngày sẽ tự động hết hoặc có thể kéo dài trong vòng vài tuần.

Sức khỏe, chế độ ăn uống

Thời gian hết bệnh sẽ nhanh hơn nếu chị em có sức khỏe tốt và có một chế độ dinh dưỡng sau sinh đầy đủ chất cần thiết.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh

Thời gian lành bệnh của dị ứng cấp tính sẽ nhanh hơn dị ứng mãn tính.

Dị ứng sau sinh sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ của người phụ nữ và gây nên một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da, có khi gặp phải tình trạng bội nhiễm.
  • Phù mạch, phù lưỡi gà
  • Thanh quản bị co thắt, khó thở
  • Huyết áp tụt
  • Sốt cao sau sinh
  • Sốc phản vệ
  • Mất ngủ dài ngày
  • Stress, căng thẳng, cơ thể bị suy nhược kiệt quệ, trầm cảm
  • Nhiễm trùng da

Một số cách có thể áp dụng tại nhà để điều trị dị ứng sau sinh là:

  • Uống thật nhiều nước, có thể uống trà xanh hoặc những trà làm từ thảo mộc
  • Tắm với bột yến mạch
  • Chỉ mặc áo quần rộng và thoáng mát.
  • Chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học như ngủ sớm, đúng giờ, giảm căng thẳng stress
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, tránh gió, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay
  • Giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày

Đối với người dị ứng sau sinh thể nặng hoặc dị ứng mãn tính thì sẽ được các bác sĩ điều trị chỉ định các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng Histamin như Chlorpheniramine.
  • Thuốc nhóm Corticosteroid như Budesonide.
  • Thuốc nhóm Steroid dùng để bôi ngoài da.

Phụ nữ sau sinh đang cho con bú cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về loại thuốc sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của trẻ trong giai đoạn này và thời gian sau.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/