Thuốc giảm cân Phục Linh Collagen có tốt không

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường) 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Ngày 02/12, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phát đi cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramine trong sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Phục linh Collagen.

Phục linh Collagen chứa chất cấm Sibutramine

Theo thông tin từ Cục An toàn thực, Bộ Y tế thì, Cục nhận được văn bản của Viện Dinh dưỡng báo cáo kết quả mẫu giám sát phát hiện chất cấm Sibutramine trong mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các thông tin ban đầu về sản phẩm này như sau:

Thuốc giảm cân Phục Linh Collagen có tốt không

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm TPBVSK Phục linh Collagen chứa chất cấm Sibutramine. Nguồn:  ATTP.

Tên sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phục linh Collagen, quy cách đóng gói: viên nang 500mgx12 viên x3 vỉ/hộp.

Số lô: 20210326, ngày sản xuất: 26/03/2021, hạn sử dụng: 25/03/2024

Nhà sản xuất: American Biological & Technology (HK) Limied, địa chỉ: 903 Donnies, HSE, 20 Luard Road, Wanchai, HK.

Đơn vị phân phối: Sao Viet IMEC., JSC, địa chỉ: số 28, ngõ 62 Cù Chính Lan, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội. XNCB số: 15076/2017/ATTP-XNCB

Chất cấm phát hiện: Sibutramine: 3,63g/100g (13,43 mg/viên)

Nơi lấy mẫu: Nhà thuốc Nam Hồng, địa chỉ: số 36 Bùi Thị Xuân- khu đô thị Petro, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Thuốc giảm cân Phục Linh Collagen có tốt không

Nguồn: Cục ATTP.

Tác hại của Sibutramine nguy hiểm như thế nào?

Sibutramine là hoạt chất có tác động đến hệ thần kinh trung ương, làm tăng lượng sérotonine và noradrénaline trong não, từ đó tạo cảm giác no và không thèm ăn. Sản phẩm chứa sibutramine, cùng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục, đã được áp dụng để điều trị béo phì cho các bệnh nhân có chỉ số BMI ngoài mức cho phép. Vì thế, Sibutramine bị FDA cấm lưu hành từ tháng 10/2010.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Sibutramine có khả năng ức chế cảm giác thèm ăn, hạn chế hấp thu chất béo, giúp cơ thể giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, chất này lại gây những tác dụng phụ nguy hại như: Gây nên các triệu chứng đau đầu (tỷ lệ xảy ra khoảng 30,3%), đau lưng (chiếm 8,2%), dị ứng (3,8%), cảm cúm (8,2%), suy nhược (5,9%), đau bụng (4,5%), đau ngực (1,8%), đau nhức cổ vai gáy (1,6%).

Sibutramine nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch hay huyết áp. Chất này làm gia tăng trung bình huyết áp tâm thu và tâm trương khoảng 1-3 mmHg. Đồng thời, Sibutramine cũng làm tăng nhịp tim khoảng 4-5 nhịp mỗi phút, có thể gây rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và nguy hiểm hơn là có thể gây ngừng tim, đột quỵ.

Ngoài ra, Sibutramine cũng tác động lên hệ thần kinh, với các triệu chứng: Mất ngủ (10,7%), chóng mặt (7,0%), lo lắng (4,5%), trầm cảm (4,3%), kích thích thần kinh trung ương (1,5%), mất khả năng cảm xúc (1,3%), hội chứng Gilles de la Tourette, mất trí nhớ ngắn hạn, rối loạn ngôn ngữ… Cũng theo nghiên cứu, khoảng 0,1% bệnh nhân đã trải qua cơn động kinh trong khi sử dụng sản phẩm chứa Sibutramine.

Tại Việt Nam, Sibutramine từng được chỉ định trong điều trị béo phì gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, hoạt chất này bị Cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu, Mỹ và một số nước khuyến cáo về khả năng làm tăng nguy cơ tim mạch.

Ngày 08/06/2010, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ngưng cấp phép nhập khẩu Sibutramine. Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine. Các bệnh viện, viện có sử dụng thuốc này cũng bị Cục yêu cầu dừng ngay việc kê đơn, sử dụng thuốc.

Theo Thông tư số 10/2021/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành thì, Sibutramine thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, trên một số diễn đàn và mạng xã hội, các sản phẩm giảm cân chứa sibutramine vẫn được quảng cáo với công dụng "giảm cân cấp tốc", "giảm cân mà không cần ăn kiêng".

Vì thế, để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng xác minh, xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin nêu trên.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, thời gian qua, qua giám sát chủ động các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phát hiện có tình trạng trộn tân dược vào sản phẩm thực phẩm.

Như chất Sibutramine trộn vào thực phẩm quảng cáo là có tác dụng giảm cân, giảm hấp thụ chất béo; hay trong các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sinh lực có phát hiện trộn tân dược có thuốc kích dục.

Vì thế, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân sử dụng các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn, chứng nhận Bộ Y tế ban hành.