Thuốc nhỏ mắt ciprofloxacin giá bao nhiêu

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC VƯƠNG Trụ sở: Số 62 ngõ 6 đường Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Showroom: Quầy 435, Chợ thuốc Hapulico, số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: giathuochapu@gmail.com Tên người đại diện: Ông Vũ Mạnh Thắng Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0105 950 400 – Ngày cấp: 23/07/2012 – Nơi cấp: Sở KH&ĐT TP. Hà Nội Số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Số 01-0780/ĐKKĐ-HNO/ĐC – Ngày cấp: 05/07/2021 – Nơi cấp: Sở y tế Hà Nội

Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.

Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất

Xem sản phẩmNhận tư vấn

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Ciprofloxacin 0,3% F.T.Pharma

Công thức cho 1 chai 5 ml - Ciprofloxacin HCI qui ra ciprofloxacin base 15 mg - Tá dược: Benzalkonium clorid, Manitol, Dinatri edetat, Nước cất.

2. Công dụng của Ciprofloxacin 0,3% F.T.Pharma

Viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm bờ mi, viêm kết mạc bờ mi, viêm tuyến mi [Meibomius] cấp vả viêm túi lệ gây bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm với Ciprofloxacin. Phòng ngửa nhiễm khuẩn mắt sau khi ghép giác mạc và kết mạc, sau tổn thương gây ra do các tác nhân vật lý và hóa học, trước và sau khi mổ mắt. Phòng ngừa các nhiễm khuẩn mắt liên quan đến Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis.

3. Liều lượng và cách dùng của Ciprofloxacin 0,3% F.T.Pharma

Nhiễm khuẩn cấp tính: Khởi đều nhỏ 1-2 giọt mỗi 15- 30 phút, giảm dần số lần nhỏ mắt xuống nếu bệnh đã thuyên giảm. Các trường hợp nhiễm khuẩn khác: Nhỏ 1-2 giọt, 2-6 lần/ngày hoặc hơn nếu cần. Bệnh đau mắt hột cấp và mãn tính: 2 giọt cho mỗi mẳt, 2-4/lần mỗi ngày. Tiếp tục điều trị trong 1 - 2 tháng hoặc lâu hơn.

4. Chống chỉ định khi dùng Ciprofloxacin 0,3% F.T.Pharma

Các bệnh nhân có tiền căn quá mẫn với Ciprofloxacin hay các thành phần khác của thuốc, hoặc có tiền căn quá mẫn với Quinolon khác. Không được dùng ciprofloxacin cho ngưởi mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng.

5. Thận trọng khi dùng Ciprofloxacin 0,3% F.T.Pharma

Như với các kháng sinh khác dùng ciprofloxacin kéo dài có thể gây tình trạng bộc phát các vi khuẩn không nhạy cảm, kể cả vi nấm. Nếu có bội nhiễm, nên có biện pháp điều trị thích hợp. Ngay khi có nổi ban ở da hay một số dấu hiệu khác của phản ứng quá mẫn, nên ngưng dùng ciprofloxacin.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Không được dùng ciprofloxacin cho người mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

8. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn thường được báo cáo nhấ tlà cảm giác khó chịu hay rát tại chỗ. Ít gặp các trường hợp cứng bờ mi, có vảy tinh thể, cảm giác có dị vật, ngứa, sung huyết giác mạc và có vị khó chịu sau khi nhỏ. Hiếm gặp, các tác dụng như nhuộm màu giác mạc, bệnh kết mạc, phản ứng dị ứng, sưng mí mắt, chảy nước mẳt, sợ ảnh sáng, thâm nhiễm giác mạc, buồn nôn và giảm thị lực. Thông báo cho bác sĩ biết tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Chưa có thông tin về tương tác thuốc ciprofloxacin nhỏ mắt.

10. Dược lý

DƯỢC LỰC HỌC: Ciprofloxacin có hoạt tính phổ rộng chống lại nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương. Tác dụng diệt khuẩn của Ciprofloxacin là do khả năng ức chế hoạt dộng của enzym DNA-gyrase, là enzym cần thiết cho sư tổng hợp AND của vi khuẩn. Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rất rộng, bao gồm phần lớn các mầm bệnh quan trọng. Phần lớn càc vi khuẩn Gram âm, kể cả Pseudomonas và Enterobacter đều nhạy cảm với thuốc. Các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như Salmonella, Shigella, Yersina và Vibrio cholerae thường nhạy cảm cao. Tuy nhiên, với việc sử dụng ngày càng nhiều và lạm dụng thuốc, đã có báo cáo về tăng tỳ lệ kháng thuốc của Salmonella. Các vi khuẩn gây bệnh đường hố hấp như Haemophilus và Legionella thưởng nhạy cảm, Mycoplasma và Chlamydia chỉ nhạy cảm vừa phải với thuốc. Neisseria thường rất nhạy cảm với thuốc. Nói chung, các vi khuẩn Gram dương [các chủng Enterococcus, Staphylococcus, Streptococcus, Listeria monocytogenes...] kém nhạy cảm hơn. Ciprofloxacin không có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn kỵ khí.

DƯỢC ĐỘNG HỌC Ciprofloxacin khi nhỏ mắt chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Một nghiên cứu về hấp thu toàn thân được thực hiện trong đó dung dịch nhỏ mắt ciprofloxacin được nhỏ mỗi 2 giờ khi đang thức trong vòng 2 ngày và thêm 5 ngày tiếp theo sau đó nhỏ mỗi 4 giờ khi đang thức. Nồng độ trong huyết tương được ghi nhận là dưới 5 ng/ml. Nồng độ trung bình thường dưới 2,5 ng/ml.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Chưa có bất kỳ báo cáo nào về triệu chứng dùng quá liều. Khi dùng nhỏ mắt nếu quá liều, có thể dùng nước ấm để rửa mắt.

Ciprofloxacin nhỏ mắt có tác dụng gì?

Những trường hợp thường được chỉ định sử dụng thuốc Ciprofloxacin là: Điều trị viêm giác mạc, viêm kết mạc. Điều trị viêm tai ngoài, viêm tai giữa. Phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật tai hoặc sau khi ghép giác mạc và kết mạc ở mắt.

Ciprofloxacin nhỏ mắt cho trẻ em bao nhiêu tuổi?

- Không được dùng ciprofloxacin cho người mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng. Người lớn, trẻ mới sinh [0-27 ngày], trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi [28 ngày đến 23 tháng], trẻ em [2-11 tuổi] và thanh thiếu niên [12-16 tuổi].

Thuốc Ciprofloxacin 500mg giá bao nhiêu?

Bệnh nhân nên đi khám điều trị bệnh theo đúng phương án cũng như phác đồ điều trị bệnh phù hợp với cơ địa, sức khỏe của bệnh nhân. Giá thuốc Ciprofloxacin 500mg tùy theo nhà sản xuất và dạng bào chế. Giá thuốc của thuốc Ciprofloxacin cơ bản từ 100.000 – 200.000 nghìn đồng/hộp 100 viên.

Ciprofloxacin 750mg giá bao nhiêu?

Viên nén bao phim: Hàm lượng Ciprofloxacin 500mg, giá tham khảo 172.000 đồng/hộp 10 viên. Ciprofloxacin 250mg, hộp 10 viên, giá tham khảo 8.000 đồng/viên. Ciprofloxacin 750mg, hộp 10 vỉ x 10 viên, giá tham khảo khoảng 1.500 đồng/viên.

Chủ Đề