Thuốc thử dung để phân biệt hai dung dịch HCl và hi là

Câu hỏi: Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2.

Lời giải:

+ Bước 1: Dùng quỳ tím cho vào từng mẫu thử của các dung dịch

- Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4

- Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím: BaCl2

+ Bước 2: Cho BaCl2 vào các dung dịch hóa đỏ quỳ tím

- Dung dịch tạo ra kết tủa trắng: H2SO4

BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl

- Dung dịch không có hiện tượng gì xảy ra: HCl

Để hiểu rõ hơn về tính chất của muối BaCl2, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!

I. Định nghĩa BaCl2

- BaCl2 là công thức hóa học của một hợp chất vô cơ với tên gọi Barium chloride hay Bari clorua. Đây là một trong các loại muối hòa tan trong nước phổ biến nhất của bari.

- Công thức phân tử: BaCl2

- Công thức cấu tạo: Cl-Ba-Cl

II. Tính chất vật lí & nhận biết

1,Tính chất vật lý:

- Là chất rắn, có màu trắng và tan tốt trong nước, hầu như không tan tuyệt đối trong rượu nhưng tan trong hỗn hợp rượu-nước.

- Có độc tính.

- Đốt cho ngọn lửa màu xanh lá cây sáng.

2, Nhận biết:Cho vài giọt H2SO4vào dung dịch, thấy xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong axit.

BaCl2+ H2SO4→ BaSO4+ 2HCl

III. Tính chất hóa học

- BaCl2 là muối được tạo thành từ bazơ mạnh và axit mạnh nên muối này khá trơ về ,mặt hóa học.

- Là chất điện li mạnh

- Mang tính chất hóa học của muối

+ Tác dụng với muối

BaCl2+ 2AgNO3→ 2AgCl + Ba(NO3)2

BaCl2+ CuSO4→ BaSO4+ CuCl2

+ Tác dụng với axit:

BaCl2+ H2SO4→ BaSO4+ 2HCl

IV. Điều chế BaCl2

Thông thường BaCl2được sản xuất với số lượng lớn dựa trên quá trình điều chế từ bari hydroxit hay bari cacbonat. Sau khi cho phản ứng với axit clohydric tạo ra sản phẩm là bari clorua ngậm nước.

1. Trong công nghiệp: BaCl2được điều chế từ bari sunfat.

BaSO4(s) + 4C(s)→ BaS(s) + 4CO(g) (trong điều kiện nhiệt độ cao)

BaS + CaCl2→ BaCl2+ CaS (các chất tham gia phản ứng ở trạng thái nóng chảy)

2. Trong phòng thí nghiệm: dung dịch BaCl2 có sẵn

V. Ứng dụng BaCl2

- Do là một muối bari giá rẻ và tan trong nước, bari clorua có ứng dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm. Nó thường được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của ion sunfat

- Trong ngành công nghiệp, bari clorua chủ yếu được sử dụng trong việc tinh chế dung dịch nước muối trong các nhà máy clorua caustic và cũng trong sản xuất muối xử lý nhiệt, thép, trong sản xuất bột màu, và trong sản xuất các muối bari khác.

- BaCl2cũng được dùng trong pháo hoa để tạo màu xanh lá cây sáng. Tuy nhiên tính độc của nó đã làm hạn chế khả năng ứng dụng.

VI. Bảo quản và sử dụng an toàn BaCl2

-Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sử dụng các thùng chứa chuyên dụng

-Tránh bảo quản và xử lý bằng axit hay các chất oxi hóa

-Tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất khi sử dụng

-Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay, kính mắt,… không được tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

-Khi bari clorua tan trong nước sẽ rất độc vì vậy cần lưu ý khi sử dụng, có thể sử dụng natri sunfat cùng magie sunfat để làm thuốc giải độc vì khi tác dụng tạo ra barium sunfat không tan và tương đối không độc hại.

Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch: HBr, H2SO4, HNO3 là:


A.

B.

C.

D.

  • Thuốc thử dung để phân biệt hai dung dịch HCl và hi là
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Cách nhận biết axit clohiđric (HCl)

  Axit clohiđric (HCl) là một trong những hóa chất quan trọng được sản xuất nhiều trên thế giới. Phần lớn, dùng để sản xuất các muối clorua và tổng hợp các chất hữu cơ. Bài viết sau đây, sẽ giúp các em biết các cách nhận biết axit clohiđric.

Quảng cáo

I. Cách nhận biết axit axit clohiđric (HCl)

- Axit clohiđric là axit vô cơ có tính axit mạnh.

- Cách nhận biết:

+ Dùng quỳ tím: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

→ Đây là cách nhận biết đơn giản và nhanh chóng.

+ Dùng dung dịch AgNO3: Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong HNO3.

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

+ Có thể dùng kim loại như Zn hoặc Fe …: Kim loại tan ra, có khí không màu thoát ra.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

+ Dùng muối cacbonat (như Na2CO3): sủi bọt khí

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

- Lưu ý: Khi nhận biết đồng thời các dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI thì dùng dung dịch AgNO3, hiện tượng:

+ Không hiện tượng: HF

+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng đậm: HI

AgNO3 + HI → AgI↓ + HNO3

II. Mở rộng

- Axit clohiđric là chất lỏng không màu, mùi xốc. Dung dịch HCl đậm đặc nhất (ở 20°) đạt tới nồng độ 37%.

- Dung dịch HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm. Đó là do hiđro clorua thoát ra tạo với hơi nước trong không khí thành những hạt dung dịch nhỏ như sương mù.

III. Bài tập minh họa

Bài 1: Dùng phương pháp hóa học, phân biệt các dung dịch axit loãng sau: HCl, HNO3, H2SO4 chứa trong các lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

- Các dung dịch axit trên đều là axit mạnh.

→ Nhận biết dựa vào gốc axit.

- Dùng dung dịch BaCl2, hiện tượng thu được:

+ Kết tủa trắng: H2SO4.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

+ Không hiện tượng: HNO3 và HCl.

- Dùng dung dịch AgNO3, hiện tượng thu được:

+ Kết tủa trắng: HCl.

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

+ Không hiện tượng: HNO3.

Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaCl, NaOH chứa trong các lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

- Phương pháp nhận biết: dùng quỳ tím

- Hiện tượng:

+ Quỳ tím hóa đỏ: HCl.

+ Quỳ tím hóa xanh: NaOH.

+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl.

2. Cách nhận biết axit sunfuhiđric (H2S)

       Khí H2S (hiđro sunfua) là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí và khi tan trong nước tạo ra dung dịch axit sunfuhiđric. Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho các em cách nhận biết axit sunfuhiđric.

I. Cách nhận biết axit sunfuhiđric

- Axit sunfuhiđric là một axit rất yếu, yếu hơn cả axit cabonic và là axit 2 nấc.

H2S ⇄ HS- + H+

HS- ⇄ S2- + H+

- Cách nhận biết: Dùng quỳ tím

- Hiện tượng: Quỳ tím chuyển đỏ

Ngoài ra, có thể nhận biết axit sunfuhiđric bằng dung dịch muối như CuSO4 hay Pb(NO3)2; (CH3COO)2Pb …  hiện tượng sinh ra kết tủa màu đen.

Phương trình hóa học:

H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3

Lưu ý: Không nhận biết H2S bằng muối của kim loại sắt hay kẽm … (như FeCl2, FeSO4, ZnCl2, ZnSO4  …) vì phản ứng không xảy ra.

II. Mở rộng

- Dung dịch axit sunfuhiđric ngoài tính axit yếu còn có tính khử mạnh.

- Dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí, nó dần trở nên vẩn đục màu vàng, do oxi của không khí đã oxi hóa H2S  thành S:

                   2H2S + O→ 2H2O + 2S↓

III. Bài tập nhận biết axit sunfuhiđric

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 2 dung dịch axit sau: H2S và H2SO4?

Hướng dẫn giải:

Dùng dung dịch Ba(OH)2 để phân biệt, ta thu được hiện tượng:

- Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

- Không hiện tượng: H2S

Ba(OH)2 + H2S → BaS + 2H2O

Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch không màu sau: Na2S, H2S, NaOH, HCl, NaCl chứa trong các lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

- Nhúng các mẩu quỳ tím vào các dung dịch mẫu thử, hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: H2S, HCl (nhóm I).

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: Na2S, NaOH (nhóm II).

+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl

- Nhỏ vài giọt dung dịch CuCl2 vào các mẫu thử ở nhóm I và II, ta có hiện tượng:

Nhóm I: 

+ Xuất hiện kết tủa màu đen: H2S

H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl

+ Không hiện tượng: HCl

Nhóm II:

+ Xuất hiện kết tủa màu đen: Na2S

Na2S + CuCl2 → CuS↓ + 2NaCl

+ Xuất hiện kết tủa màu xanh: NaOH

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

3. Cách nhận biết axit sunfuric (H2SO4)

 Axit sunfuric là một trong các hóa chất vô cơ quan trọng hàng đầu, được tổng hợp với lượng vô cùng lớn. Cách nhận biết axit này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách nhận biết cho các em.

I. Cách nhận biết axit sunfuric (H2SO4)

- Axit sunfuric (H2SO4) là một axit mạnh. 

-Cách nhận biết axit sunfuric loãng:

+ Dùng quỳ tím: Quỳ tím hóa đỏ.

+ Dùng muối bari tan (như BaCl2, Ba(NO3)2) hoặc Ba(OH)2: Xuất hiện kết tủa trắng.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

+ Có thể dùng kim loại như  Zn hoặc Fe …: Kim loại tan ra, có khí thoát ra.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

+ Dùng muối cacbonat (như Na2CO3): sủi bọt khí

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

- Lưu ý: Nếu nhận biết từ hai axit trở nên thì ta nhận biết dựa vào gốc axit.

II. Mở rộng

- Phần lớn axit sunfuric tổng hợp được đem đi sản xuất phân bón hóa học, ngoài ra được dùng trong các ngành công nghiệp luyện kim, chất dẻo, giấy, sợi,…

- Axit H2SO4 đặc có tính axit mạnh và oxi hóa mạnh. Đặc biệt, H2SO4 đặc có tính háo nước đặc trưng, nếu dính vào da sẽ gây bỏng nặng. Vì vậy,  khi sử dụng H2SO4 đặc phải hết sức cẩn thận.

III. Bài tập nhận biết axit sunfuric

Bài 1: Không dùng các chất chỉ thị, hãy phân biệt hai dung dịch không màu sau: H2SO4 và Na2SO4.

Hướng dẫn giải:

- Cho đinh sắt vào các ống nghiệm chứa hai dung dịch:

- Hiện tượng:

+ Đinh sắt tan 1 phần, có bọt khí không màu thoát ra: H2SO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

+ Không hiện tượng: Na2SO4.

Bài 2: Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học (nếu có) khi cho lần lượt: Mẩu quỳ tím, Zn, NaOH, Ba(OH)2 vào dung dịch axit sunfuric?

Hướng dẫn giải:

- Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch axit H2SO4: quỳ tím hóa đỏ.

- Cho Zn vào dung dịch axit H2SO4: Zn tan ra và có khí không màu thoát ra.

Phương trình hóa học:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

- Cho NaOH vào dung dịch axit H2SO4: không hiện tượng.

Phương trình hóa học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4  + 2H2O

Chú ý: NaOH có phản ứng với H2SO4 nhưng không cho hiện tượng có thể quan sát được.

- Cho Ba(OH)2 vào dung dịch axit H2SO4: xuất hiện kết tủa trắng.

Phương trình hóa học:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

4. Cách nhận biết axit nitric (HNO3)

Axit nitric có rất nhiều ứng dụng quan trọng. Phần lớn dùng để sản xuất phân đạm, ngoài ra còn được dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm,… Bài viết dưới đây sẽ giúp các em nhận biết axit này nhanh nhất.

I. Cách nhận biết axit nitric (HNO3)

- Axit nitric là một axit mạnh và có tính oxi hóa rất mạnh.

- Cách nhận biết dung dịch axit HNO3 loãng:

+ Dùng quỳ tím: quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

+ Dùng kim loại Cu: Đồng tan ra, dung dịch thu được có màu xanh, thoát ra khí màu nâu (thực tế là thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí).

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

2NO(không màu) + O2 → 2NO(nâu đỏ)

II. Mở rộng

- Axit nitric tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.

- Axit nitric kém bền. Ngay ở điều kiện thường, khi có ánh sáng, dung dịch axit nitric đặc bị phân hủy một phần giải phóng khí NO2. Khí này tan trong dung dịch axit, làm cho dung dịch có màu vàng.

4HNO3

Thuốc thử dung để phân biệt hai dung dịch HCl và hi là
4NO2 + 2H2O + O2

- Trong phòng thí nghiệm, thường có loại HNOđặc có nồng độ 68%. 

- Axit nitric bốc khói chứa 98% HNO3 thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thuốc nổ.

III. Bài tập nhận biết axit nitric (HNO3)

Bài 1: Cho các hóa chất sau: quỳ tím, Cu, NaOH, phenolphtalein, BaCl2, AgNO3. Số chất có thể phân biệt hai dung dịch loãng: HNO3 và HCl đựng trong lọ bị mất nhãn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải:

- Quỳ tím, phenolphtalein, BaCl2, NaOH không phân biệt được.

- Cho Cu vào, hiện tượng thu được:

+ Đồng tan ra, dung dịch có màu xanh, có khí thoát ra: HNO3.

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

+ Không hiện tượng: HCl

-  Cho AgNO3 vào, hiện tượng thu được:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl.

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

+ Không hiện tượng: HNO3.

Đáp án B

Bài 2: Chỉ dùng một hóa chất, hãy phân biệt các dung dịch sau: HNO3, NaNO3, H2SO4, Ba(OH)2 chứa trong các lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

- Cho các mẩu quỳ tím vào các mẫu thử, hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HNO3 và H2SO4 (nhóm I)

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: Ba(OH)2.

+ Quỳ tím không đổi màu: NaNO3.

- Cho vài giọt dung dịch Ba(OH)2 vừa nhận biết ở trên vào các mẫu thử nhóm I, hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4.

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

+ Không hiện tượng: HNO3.

Ba(OH)2 + 2HNO→ Ba(NO3)2 + 2H2O

5. Cách nhận biết axit photphoric (H3PO4)

Axit photphoric là chất tinh thể trong suốt, rất háo nước nên dễ chảy rữa, tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào để tạo thành dung dịch. Axit photphoric thường dùng là dung dịch đặc, sánh, không màu, có nồng độ 85%. Bài viết sau đây, sẽ giúp các em nắm được cách nhận biết dung dịch axit này.

I. Cách nhận biết axit photphoric

- Axit photphoric là axit 3 nấc, có độ mạnh trung bình.

Nấc 1: H3PO4 ⇄ H2PO4- + H+

Nấc 2: H2PO4- ⇄ HPO42- + H+

Nấc 3: HPO42- ⇄ PO43- + H+

- Cách nhận biết: dùng quỳ tím

- Hiện tượng: quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Chú ý: Không dùng AgNO3 để nhận biết H3PO4 vì kết tủa Ag3PO4 (vàng) tan được trong axit HNO3 loãng.

II. Mở rộng

Phần lớn axit H3PO4 loại kĩ thuật dùng để sản xuất muối photphat và sản xuất phân bón, hợp chất cơ photpho (làm thuốc trừ sâu),…H3PO4 tinh khiết được dùng trong công nghiệp dược phẩm.

III. Bài tập nhận biết axit photphoric 

Bài 1: Nêu phương pháp hóa học phân biệt hai axit H3PO4 và HCl?

Hướng dẫn giải:

- Dùng dung dịch Ba(OH)2, hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: H3PO4

2H3PO4 + 3Ba(OH)2 → Ba3(PO4)2↓ + 6H2O

+ Không hiện tượng: HCl 

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O

Chú ý: HCl có phản ứng với Ba(OH)2 nhưng không cho hiện tượng có thể quan sát được.

Bài 2: Dùng một thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch axit sau: H3PO4, Ba(OH)2, NaCl, HNO3 chứa trong các lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

- Nhúng các mẩu quỳ tím vào các mẫu thử, hiện tượng:

+ Quỳ tím đổi sang màu đỏ: H3PO4 và HNO3 (nhóm I)

+ Quỳ tím đổi sang màu xanh: Ba(OH)2

+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl

- Nhỏ vài giọt dung dịch Ba(OH)2 vừa nhận biết vào các mẫu thử ở nhóm I:

+ Xuất hiện kết tủa màu trắng: H3PO4.

2H3PO4 + 3Ba(OH)2 → Ba3(PO4)2↓ + 6H2O

+ Không hiện tượng: HNO3.

2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O

Chú ý: HNO3 có phản ứng với Ba(OH)2 nhưng không cho hiện tượng có thể quan sát được.

6. Cách nhận biết axit sunfurơ (H2SO3)

Axit sunfurơ có công thức là H2SO3 sinh ra khi sục khí SO2 vào nước. Đây là một trong những axit yếu mà các em hay gặp. Nhận biết axit này bằng cách nào? Đọc bài viết dưới đây, các em sẽ có câu trả lời.

I. Cách nhận biết axit sunfurơ

Axit sunfurơ là một axit yếu và 2 nấc.

H2SO3 ⇄ H+ +HSO3-

HSO3- ⇄ H+ + SO32-

- Cách nhận biết: Dùng quỳ tím

- Hiện tượng: Quỳ tím đổi sang màu đỏ nhạt

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư để nhận biết.

+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng

+ Phương trình hóa học:

H2SO3 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + 2H2O

H2SO3 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + 2H2O

II. Bài tập nhận biết axit sunfurơ

Bài 1: Có ba lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO4, H2SO3. Có thể phân biệt các dung dịch trong mỗi lọ bằng phương  pháp hóa học với một thuốc thử nào sau:

A. Quỳ tím

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch Ba(OH)2

D. Dung dịch KOH

Hướng dẫn giải:

- Có thể phân biệt các dung dịch trên bằng thuốc thử Ba(OH)2, hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4 và H2SO3.

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

H2SO3 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + 2H2O

+ Không hiện tượng: HCl

- Dùng chính HCl đã nhận biết nhỏ vào các ống nghiệm chứa chất kết tủa ở trên:

+ Kết tủa tan, có khí bay ra: BaSO3

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2↑ + H2O

+ Không hiện tượng: BaSO4

Lưu ý: Khí SO2 là khí độc, có mùi sốc nên khi tiến hành thí nghiệm phải tiến hành trong tủ hút.

Đáp án C

Bài 2: Cho các dung dịch bị giấu nhãn sau: H2SO3, NaOH, NaCl. Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch trên?

Hướng dẫn giải:

Thuốc thử: Quỳ tím

Hiện tượng:

- Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH

- Quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt: H2SO3

- Quỳ tím không đổi màu: NaCl.

7. Cách nhận biết axit cacbonic (H2CO3)

Axit cacbonic là một hợp chất chứa cacbon có công thức hóa học là H2CO3. Dung dịch CO2 trong nước chứa một lượng nhỏ hợp chất này. Cách nhận biết dung dịch axit này như thế nào? Bài viết bên dưới sẽ giúp các em có câu trả lời.

I. Cách nhận biết axit cacbonic

Axit cacbonic là một axit yếu, không phân li hoàn toàn trong nước:

H2CO3 ⇄ H+ +HCO3-

 Axit cacbonic cũng không bền, dễ bị phân hủy:

H2CO3

Thuốc thử dung để phân biệt hai dung dịch HCl và hi là
CO2↑ + H2O

- Cách nhận biết: Dùng quỳ tím

- Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ nhạt

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư để nhận biết.

+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng

+ Phương trình hóa học:

H2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2H2O

H2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2H2O

II. Bài tập nhận biết axit cacbonic 

Bài 1: Chỉ dùng dung dịch Ba(OH)2 thì phân biệt được bao nhiêu dung dịch trong dãy sau: H2CO3, Na2SO4, HCl, Na2CO3?

Hướng dẫn giải:

- Khi nhỏ Ba(OH)2 vào các mẫu thử, hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2CO3, Na2SO4, Na2CO3 (nhóm I)

H2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2H2O

Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH

+ Không hiện tượng: HCl

- Dùng HCl đã nhận biết nhỏ vào các kết tủa tương ứng của các chất nhóm I:

+ Kết tủa tan và có khí thoát ra: BaCO3 hay chất ban đầu là H2CO3 hoặc Na2CO3

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O

+ Kết tủa không tan: BaSO4 hay chất ban đầu là Na2SO4.

- Dùng HCl đã nhận biết nhỏ vào các mẫu thử còn lại (H2CO3 hoặc Na2CO3)

+ Có khí không màu thoát ra: Na2CO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

+ Không hiện tượng: H2CO3.

→ Phân biệt được cả 4 dung dịch.

Bài 2: Nêu hiện tượng khí nhúng từng mẩu quỳ tím vào từng dung dịch sau: Na2SO4, HCl, H2SO4, BaCl2, Ba(OH)2, Na2CO3, NaOH, H2CO3.

Hướng dẫn giải:

- Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl, H2SO4, H2CO3 (đỏ nhạt).

- Quỳ tím chuyển sang màu xanh: Ba(OH)2, Na2CO3, NaOH.

- Quỳ tím không đổi màu: Na2SO4 và BaCl2.

8. Cách nhận biết axit flohiđric (HF)

 Axit flohiđric là một trong những nguồn flo quý giá, là tiền thân của nhiều dược phẩm, polime và phần lớn các chất tổng hợp có chứa flo. Vì vậy, nó được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, thủy tinh, kính,… Vậy axit này có gì đặc biệt không và nhận biết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm được cách nhận biết axit này nhanh nhất.

I. Cách nhận biết axit flohiđric

- Axit flohiđric là một axit yếu.

- Cách nhận biết: Dùng quỳ tím

- Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ nhạt.

Lưu ý: 

- Không dùng AgNO3 nhận biết HF vì không có phản ứng xảy ra.

- Khi nhận biết các đồng thời dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI thì dùng dung dịch AgNO3, hiện tượng:

+ Không hiện tượng: HF

+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng đậm: HI

AgNO3 + HI→ AgI↓ + HNO3

II. Mở rộng

- Axit flohiđric có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

→ Vì vậy, axit HF dùng để khắc chữ lên thủy tinh.

III. Bài tập nhận biết axit flohiđric

Bài 1: Phân biệt hai dung dịch sau: HF và NaF?

Hướng dẫn giải:

- Nhỏ vài giọt hai dung dịch trên lần lượt lên tấm thủy tinh, hiện tượng:

+ Thủy tinh bị ăn mòn: HF

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

+ Không hiện tượng: NaF

Bài 2: Cho các dung dịch bị giấu nhãn sau: HF, HBr, NaCl, NaOH. Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch trên?

Hướng dẫn giải:

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn. Trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

- Dùng quỳ tím, hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HF, HBr (nhóm I)

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH

+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl

- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử ở nhóm I, hiện tượng:

+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

+ Không hiện tượng: HF.

- Dán nhãn các dung dịch đã nhận biết.

9. Cách nhận biết axit bromhiđric (HBr)

     Axit bromhiđric được biết đến là một axit vô cơ mạnh và được tạo thành khi hòa tan phân tử khí hiđro bromua trong nước. Cách nhận biết axit này như thế nào? Bài viết sau đây, giúp các em nắm được các cách nhận biết axit bromhiđric.

I. Cách nhận biết axit bromhiđric

- Axit bromhiđric là một axit mạnh, mạnh hơn axit HCl.

- Cách nhận biết: 

+ Dùng quỳ tím: Quỳ tím hóa đỏ.

+ Dùng dung dịch AgNO3: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt.

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

Lưu ý:

- Khi nhận biết các đồng thời dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI thì dùng dung dịch AgNO3, hiện tượng:

+ Không hiện tượng: HF

+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng đậm: HI

AgNO3 + HI→ AgI↓ + HNO3

II. Mở rộng

- Axit bromhiđric thường sử dụng chủ yếu để điều chế các muối bromua, đặc biệt là kẽm bromua, canxi bromua cũng như natri bromua. 

- Axit bromhiđric cũng là chất xúc tác cho các phản ứng ankyl hóa và giúp tách chiết các quặng. 

- Một số hợp chất brom hữu cơ quan trọng trong công nghiệp được điều chế từ HBr là anlyl bromua, axit bromaxetic và tetrabromobisphenol. 

III. Bài tập nhận biết axit bromhiđric 

Bài 1: Khi cho nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào các dung dịch sau: HBr, KBr, NaF, NaCl. Số trường hợp thu được kết tủa là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hướng dẫn giải:

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

AgNO3 + KBr → AgBr↓ + KNO3

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

→ Đáp án B

Bài 2: Nếu phương pháp phân biệt hai dung dịch axit HBr và HCl?

Hướng dẫn giải:

- Lấy mẫu thử và đánh số tương ứng.

- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử, hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu trắng: HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

10. Cách nhận biết axit axetic (CH3COOH)

      Axit axetic là một trong các chất hữu cơ được sản xuất từ rất lâu đời và có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất công nghiệp, sản xuất thực phẩm hay y học…Vậy làm cách nào nhận biết được axit này? Bài viết này, sẽ giúp các em nắm được cách nhận biết axit axetic.

I. Cách nhận biết axit axetic

- Axit axetic là một axit hữu cơ đơn giản và thường gặp.

- Cách nhận biết: dùng quỳ tím.

- Hiện tượng: quỳ tím hóa đỏ.

- Ngoài ra, có thể sử dụng muối cacbonat hoặc kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học để nhận biết.

Ví dụ:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 ↑ + H2O

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

II. Mở rộng

- Axit axetic là một chất lỏng không màu; vị chua và tan vô hạn trong nước.

Axit axetic (CH3COOH) được sản xuất theo 2 con đường chính là sinh học và tổng hợp. Trong đó, phương pháp sinh học chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng.

- Axit axetic là một axit yếu, mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit:

+ CH3COOH là axit yếu, phân li một phần

CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+

+ CH3COOH tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

+ CH3COOH tác dụng được với muối của axit yếu hơn

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

+ CH3COOH tác dụng được với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại giải phóng H2

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

III. Bài tập nhận biết axit axetic 

Bài 1:Phân biệt rượu etylic, axit axetic và nước?

Hướng dẫn giải:

– Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

– Cho quỳ tím vào các mẫu thử, hiện tượng:

+ Quỳ tím hóa đỏ: axit axetic.

+ Quỳ tím không đổi màu: rượu etylic (C2H5OH) và nước (nhóm I)

– Đốt các chất nhóm I.

+ Chất cháy với ngọn lửa xanh: C2H5OH

C2H5OH + 3O2

Thuốc thử dung để phân biệt hai dung dịch HCl và hi là
2CO2 + 3H2O

+ Chất không cháy: nước.

Bài 2: Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch bị giấu nhãn sau: HCl, H2SO4 và axit axetic?

Hướng dẫn giải:

- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.

- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử, hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

+ Không hiện tượng: HCl và axit axetic.

- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử còn lại, hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl.

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

+ Không hiện tượng: axit axetic.

- Dán nhãn tương ứng.

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Thuốc thử dung để phân biệt hai dung dịch HCl và hi là

Thuốc thử dung để phân biệt hai dung dịch HCl và hi là

Thuốc thử dung để phân biệt hai dung dịch HCl và hi là