Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 là

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất là: Tây Bắc (2,19%); thấp nhất  là Đồng bằng sông Hồng (1,11%).

- Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước (1,43%) là:

Tây Bắc (2,19%), Bắc Trung Bộ (1,47%), Duyên hải Nam Trung Bộ (1,46%), Tây Nguyên (2,11%).

Câu 1: Năm 1999, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta là 14,3%, tỉ suất tứ chiếm 5,6%. Hỏi rằng năm 1999, tỉ suất sinh của nước ta là bao nhiêu %?

Câu 2: Khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta:

  • A.Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • B.Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…)
  • C.Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.

Câu 3: Năm 1999, số dân nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số), số người trên 60 tuổi là 6 318 000 người. Hỏi số người trên 60 tuổi chiếm bao nhiêu % tổng số dân?

Câu 4: Thuận lợi của cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta

  • A. Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài
  • B.Nguồn lao động đông.
  • C.Nguồn bổ sung lao động lớn.

Câu 5:  Năm 1999, số dân nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số), sô' người trong độ tuổi lao động (lừ 15 - 59 tuổi) chiếm 58,4%. Hỏi rằng sô' người irong độ tuổi lao động của nước ta năm 1999 là bao nhiêu người?

  • A. 39 000 000 người.
  • B. 40 552 000 người.
  • D. 50 552 000 người.

Câu 6: Biện pháp khắc phục những khó khăn

  • A.Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động: Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.
  • B.Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.
  • C.Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.

Câu 7: Năm 1999, số dân nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số), tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,43%. Hỏi rằng sau một năm, dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?

  • A. 5 000 000 người.
  • B. 3 115 400 người.
  • C.2 115 400 người.

Câu 8: Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999 hình dạng của 2 tháp như thế nào? 

  • B.Phần chân của đáy tháp dân số năm 1989 thu hẹp
  • C.Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 phình to
  • D.Phần chân của đáy tháp dân số năm 1989 phình to

Câu 9: Năm 1989, số dân nước ta khoáng 66 triệu người (lấy tròn số), tỉ suất sinh chiếm 31,3% tỉ suất tử chiếm 8,4%. Hỏi rằng sau một năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?

  • B. 2 511 400 người.
  • C. 3 511 400 người.
  • D. 5 000 000 người.

Câu 10: Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999 cơ cấu dân số theo độ tuổi của 2 tháp như thế nào? 

  • A.Tháp dân số năm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động ít hơn
  • B.Tháp dân số năm 1989 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động ít hơn
  • C.Tháp dân số năm 1989 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn

Câu 11: Năm 1999, dân số nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số), số nữ chiếm 50,8%; tổng số dân. Hỏi năm 1999 số lượng nữ ở nước ta là bao nhiêu?

  • B. 40 624 000 người.
  • C.41 624 000 người.
  • D. 45 000 000 người.

Câu 12: Năm 1989, số dân nước ta khoáng 66 triệu người (lấy tròn số), số nam chiếm 48,7% tổng số dân. Hỏi năm 1989 số lượng nam ở nước ta là bao nhiêu?

  • A. 30 142 000 người.
  • C. 35 000 000 người.
  • D. 40 500 000 người.

Câu 13: Năm 1999, nhóm tuổi nào có số lượng nhỏ nhất nước ta?

  • B. Nhóm từ 5 - 9 tuổi.
  • C. Nhóm từ 50 - 54 tuổi.
  • D. Nhóm > 85 tuổi.

Câu 14:  Năm 1999, nhóm tuổi nào có số lượng lớn nhất nước ta?

  • A. Nhóm từ 0 - 4 tuổi.
  • C. Nhóm từ 10 - 14 tuổi.
  • D. Nhóm từ 15 - 19 tuổi

Câu 15: Tỉ lệ nam so với nữ từ 1989 đến 1999 biến động theo chiều hướng?

  • A. Tỉ lệ nam ngày một giảm, tỉ lệ nữ ngày một tăng.
  • B. Tỉ lệ nam ngày một giảm, tỉ lệ nữ cũng giảm theo
  • C. Tỉ lệ nam ngày một tăng, tỉ lệ nữ cũng tăng theo

Câu 16: Dựa vào tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999 (Hình 5.1 SGK) em hãy cho biết : Nhóm tuổi nào có tỉ lệ tăng không đáng kể?

  • A. Nhóm từ 0 - 14 tuổi.
  • B. Nhóm lừ 15 - 59 tuổi.

Câu 17: Dựa vào tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999 (Hình 5.1 SGK ) em hãy cho biết : Nhóm tuổi nào tăng mạnh nhất về tỉ lệ?

  • A. Nhóm từ 0 - 14 tuổi.
  • C. Nhóm > 60 tuổi.

Câu 18: Dựa vào tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999 (Hình 5.1 SGK) em hãy cho biết nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?

  • B. Nhóm từ 15 - 59 tuổi.
  • C. Nhóm > 60 tuổi.

Câu 19: Năm 1999, tỉ suất sinh của nước ta là 19,9%, tỉ suất tử là 5,6%. Tính tỉ lệ (%) gia tăng dân số tự nhiên năm 1999.

  • B. 2,55%.
  • C. 0,35%.
  • D. 11,1%.

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 2: Dân số và gia tăng dân số giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 là

– Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta :

      + Từ 1954 đến 2003, dân số nước ta tăng nhanh liên tục.

      + Tỉ lệ gia tăng dân số có sự thay đổi qua từng giai đoạn: giai đoạn 1954 – 1960 dân số tăng rất nhanh là do có những tiến bộ về y tế, đời sống nhân dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm; giai đoạn 1976 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng vì : dân số nước ta đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.

      + Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.

      + Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước…).

      + Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

– Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

      + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

      + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

      + Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

– Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất: Tây Bắc (2,19%)

– Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất: Đồng bằng sông Hồng (1,11%)

– Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

– Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999.

– Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999.

– Thời kì 1979 – 1999 có sự biến đổi như sau: tỉ lệ nữ lớn hơn tỉ lệ nam; tỉ lệ dân số nam nữ có sự thay đổi theo thời gian, tỉ lệ nam ngày càng tăng, tỉ lệ nữ ngày càng giảm.

– Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999 có sự biến đổi theo hướng: nhóm 0 – 14 giảm; nhóm tuổi 15 – 59 tăng; nhóm tuổi 60 trở lên tăng.

– Số dân nước ta năm là 79,7 triệu người (Năm 2002)

– Tình hình gia tăng dân số :

      + Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

      + Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960; gia đoạn 1970 – 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.

      + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng: ở thành thị và các khu công nghiệp , tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với ở nông thôn, miền núi.

– Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

      + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

      + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

      + Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

– Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta:

      + Dân số nước ta hướng đến cơ cấu dân số không còn trẻ hóa.

      + Có nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn (nếu được đào tạo tốt thì đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước).

      + Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 là

– Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

– Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 – 1999.

– Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số:

Công thức tính:

Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %

– Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 %

– Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %

– Vẽ biểu đồ:

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 là

– Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999). Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số.