Tỉ lệ pha methanol trong xử lý nước thải

Methanol là một loại trong số những loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong các công trình xử lý nước thải, đóng vai trò như là một nguồn Carbon hữu cơ để khử Nitơ trong quá trình khử Nitrat thành Nitơ tự do. Sử dụng Methanol trong xử lý nước thải như thế nào? Và cần lưu ý gì khi sử dụng hóa chất này? Bài viết dưới đây Biogency sẽ giải đáp cho bạn.

  • Methanol là gì? Vai trò của Methanol trong xử lý nước thải
    • Methanol là gì?
    • Vai trò của Methanol trong xử lý nước thải
  • Sử dụng Methanol trong xử lý nước thải như thế nào?
  • Lưu ý khi sử dụng Methanol trong xử lý nước thải

Methanol là gì?

Methanol hay còn gọi bằng những tên gọi khác như là rượu Methylic, Alcohol Methylic, Alcohol gỗ, Naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ, là một hợp chất hóa học với công thức phân tử CH3OH hay CH4O [thường viết tắt MeOH]. Đây là loại rượu đơn giản nhất, nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy với một mùi đặc trưng, rất giống, nhưng hơi ngọt hơn Ethanol.

Hình 1. Công thức hóa học của Methanol.

Vai trò của Methanol trong xử lý nước thải

Trong quá trình xử lý nước thải, Methanol thường có hai vai trò chính, là:

  • Methanol được sử dụng như một nguồn Carbon hữu cơ để khử Nitơ trong quá trình khử Nitrate thành Nitơ tự do.
  • Methanol là nguồn dinh dưỡng Carbon để nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải.

Sử dụng Methanol trong xử lý nước thải như thế nào?

Trên thị trường hiện nay Methanol thường phân phối ở nồng độ 99%, tuy nhiên khi dùng trong các công trình xử lý nước thải cần pha loãng nồng độ xuống còn 10%. Nếu dùng nguyên chất sẽ dẫn tới tình trạng vi sinh trong hệ thống bị sốc, nếu nặng hơn thì có thể làm chết lượng vi sinh vật có trong hệ thống.

Hướng dẫn pha dung dịch Methanol 10% từ dung dịch Methanol 99%:

Chuẩn bị bồn chứa có thể tích: 100 lít

Dùng Methanol 99% pha loãng thành dung dịch Methanol 10% theo công thức sau:

Lượng Methanol 99% cần sử dụng = 100 x 10% : 99% = 10 lít

Trình tự pha:

  • Tắt bơm hóa chất Methanol.
  • Cấp nước vào bồn chứa khoảng 1/2 bể [50 lít].
  • Từ từ cấp 10 lít methanol [99%] vào bồn chứa
  • Tiếp tục cấp nước vào bồn chứa đến mức 100 lít.
  • Bật bơm hóa chất chạy bình thường.

Hình 2. Methanol 99% [nguyên chất] và Methanol 10% [sau khi pha loãng].

Lưu ý khi sử dụng Methanol trong xử lý nước thải

Methanol là một hóa chất có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng, do đó khi sử dụng Methanol để hỗ trợ cho quá trình xử lý nước thải, cần chú ý những điều sau:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp hóa chất Methanol với các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như mắt, da… Nếu không may bị hóa chất Methanol tác động vào những bộ phận trên, phải ngay lập tức dùng dung dịch sát khuẩn và nước rửa thật sạch, sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra cẩn thận, tránh để tình trạng nghiêm trọng xảy ra.
  • Hóa chất Methanol rất độc vì vậy cần cẩn thận khi sử dụng. Nên đeo các thiết bị bảo hộ như bao tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất Methanol.
  • Tuyệt đối không nên dùng hóa chất Methanol để chế biến rượu và sử dụng dưới mọi hình thức.
  • Trong quá trình vận chuyển và bảo quản nên để hóa chất ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, không để những nơi có lửa, có nhiệt độ cao vì hóa chất Methanol rất dễ bén lửa và cháy. Nếu không may xảy ra cháy, tuyệt đối không dập lửa bằng nước, thay vào đó hãy sử dụng khí CO2 và dụng cụ phun sương sau đó thông báo đến các cơ sở phòng cháy chữa cháy để được hỗ trợ tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ của Biogency sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong việc sử dụng Methanol trong xử lý nước thải. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý nước thải, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất!

>>> Xem thêm: Giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic bằng cách nào?

Xử lý sinh học là phương pháp được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải hiện nay. Một bể sinh học hiếu khí với sự phát triển tốt của vi sinh, thì chất lượng nước thải đầu ra sẽ đảm bảo. Ngoài những yếu tố cần quan tâm như chỉ số pH, nhiệt độ, DO hòa tan trong bể thì chất dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vi sinh.

Nội dung chính

  • Vai trò của chất dinh dưỡng
  • Dinh dưỡng trong xử lý nước thải có những loại nào?
  • Cách tính lượng dinh dưỡng bổ sung vào bể Anoxic và bể Aerotank
  • Tính lượng dinh dưỡng ở bể Anoxic và bể Aerotank để vi sinh vật hoạt động tối ưu
  • Tính lượng dinh dưỡng ở bể hiếu khí Aerotank cho vi sinh vật tự dưỡng Nitrat hóa
  • 7 nguồn Cacbon dinh dưỡng của vi sinh vật
  • Nguyên tắc hoạt động của bể anoxic
  • Những yếu tố để lựa chọn để thiết kế bể anoxic
  • Chi phí tác động
  • Tính toán chi phí xây dựng bể anoxic
  • Tính toán chi phí hoạt động thường xuyên của bể anoxic
  • Những vấn đề tiềm ẩn khi tính toán bể anoxic
  • Tỷ lệ tái chế thấp
  • Tỷ lệ chứa oxy
  • Không đủ thức ăn và MLVSS
  • Nhiệt độ
  • Video liên quan

Vi sinh vật là thành phần không thể thiếu khi ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải. Vì thế, việc nuôi cấy và bổ sung dinh dưỡng là điều cấp thiết, có vai trò quyết định đến hiệu quả xử lý nước thải của toàn hệ thống. Vậy dinh dưỡng trong xử lý nước thải bao gồm những loại nào? Và cách tính dinh dưỡng ra sao? Cùng tìm hiểu ở bài viết bài nhé!

Vai trò của chất dinh dưỡng

Khi chất dinh dưỡng được cung cấp đủ, tương tự như cơ thể con người được nạp năng lượng, thì hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn. Tương tự, vi sinh cũng vậy. Chất dinh dưỡng ở đây bao gồm Cacbon – gọi là chất nền thể hiện bằng BOD, Nito [N], Photpho [P]. Tỷ lệ chất dinh dưỡng phù hợp là BOD:N:P = 100:5:1.

Chất dinh dưỡng trong nước thải chủ yếu là nguồn cacbon [gọi là chất nền thể hiện bằng BOD], cùng với N và P là những nguyên tố đa lượng. Ngoài ra, còn có các nguyên tố vi lượng như: Mg, Fe, Mn, Co,…

Tỷ lệ BOD:N:P=100:5:1. Tương ứng trong trường hợp này, nếu thiếu chỉ số nào, ta sẽ tiến hành bổ sung ở chỉ số đó. BOD được bổ sung bằng cách dùng mật rỉ đường, Nito có thể dùng Ure, và Photpho sẽ bổ sung DAP hoặc dùng axit H3PO4.

Nước thải thiếu N, P thì vi khuẩn dạng sợi phát triển tạo hiện tượng phồng bùn, không tạo bông sinh học.

Trong trường hợp dư N, P thì vi sinh vật sử dụng không hết, do đó chúng ta phải dùng các biện pháp đặc biệt để loại bỏ N, P.

Thông thường, đối với nước thải sinh hoạt, đa phần chúng ta không cần bổ sung chất dinh dưỡng, vì trong nước thải đã có N, P và đã cân bằng theo tỷ lệ. Đối với nước thải công nghiệp, chúng ta cần bổ sung chất dinh dưỡng vào.

Dinh dưỡng trong xử lý nước thải có những loại nào?

Trong nước thải thông thường đã chứa một lượng chất dinh dưỡng như: Carbon, Nitơ, Photpho, Sắt, Mangan… Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại nước thải mà tỷ lệ các chất dinh dưỡng này sẽ khác nhau. Vì thế, để vi sinh vật có thể tổng hợp tế bào thì cần cung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ở đây bao gồm chất nền được gọi là Carbon [đại diện là BOD], Nitơ [N] và Phốt pho [P]. Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí là BOD: N: P = 100: 5: 1.

BOD được bổ sung bằng rỉ đường, Glucose hoặc Methanol, Nitơ có thể được bổ sung bằng Urê, và Phốtpho có thể được bổ sung bằng DAP hoặc axit H3PO4. Nước thải thiếu N và P sẽ sinh ra vi khuẩn dạng sợi, gây nở bùn thay vì keo tụ sinh học.

Trong trường hợp thừa N và P, vi sinh vật không thể phát huy hết tác dụng, do đó phải có các biện pháp đặc biệt để loại bỏ N và P.

MACRO N/P có tỷ lệ N:P là 5:1 tối ưu cho vi khuẩn trong nước. Để xác định xem có nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho nước thải hay không. Cần đánh giá lượng chất dinh dưỡng có nước thải hay trong đất.

Cách tính lượng dinh dưỡng bổ sung vào bể Anoxic và bể Aerotank

Tính lượng dinh dưỡng ở bể Anoxic và bể Aerotank để vi sinh vật hoạt động tối ưu

Tỷ lệ dinh dưỡng cần thiết để để vi sinh vật hoạt động tối ưu tại bể thiếu khí Anoxic và bể hiếu khí Aerotank tính theo C:N:P = 100:5:1.
Hóa chất cần để cung cấp Cacbon:

  • 1 kg Methanol cấp 1 kg Cacbon.
  • 1 kg mật rỉ đường cấp 0.58 kg Cacbon.

Ví dụ: 

Với lưu lượng 100 m3 trong nước thải chứa 100 mg/l BOD, 70 mg/l TN và 14 mg/l TP.

  • Tải lượng BOD =100 [m3] x 100 [g/m3] = 10000 g = 10 kg.
  • Tải lượng N= 100 [m3] x 70 [g/m3] = 7000 g = 7 kg.
  • Tải lượng P= 100 [m3] x 14 [g/m3] = 1400 g = 1.4 kg.

Nước thải tồn tại tỉ lệ C:N:P = 10:7:1.4.

Để xử lý tải lượng TN = 7 kg thì cần 140 kg BOD và 1.4 kg P [nhân tam suất với tỉ lệ chuẩn].

Lượng C cần bổ sung vào hệ thống hiện tại = 140 – 10 = 130 kg.

Lượng P cần bổ sung vào hệ thống hiện tại = 1.4 – 1.4 = 0 kg.

Vậy nếu sử dụng Methanol thì cần 130 kg, Mật rỉ đường thì 224kg.

Tính lượng dinh dưỡng ở bể hiếu khí Aerotank cho vi sinh vật tự dưỡng Nitrat hóa

Đối với những loại nước thải cần xử lý các chỉ tiêu về Nitơ, bể hiếu khi Aerotank cần được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho các chủng vi sinh vật xử lý Nitơ hoạt động, cụ thể là hai chủng Nitrosomonas và Nitrobacter.
Tính toán dựa trên hai nguyên tắc:

  • Độ kiềm tiêu thụ: 1 mg N-NH4+ cần 7 mg CO32- hoặc 8.62 mg HCO3-.
  • Hàm lượng gốc Cacbonat trong hóa chất sử dụng. Ví dụ: HCO3- chiếm 73% trong NaHCO3, CO32- chiếm 57% trong Na2CO3.

Ví dụ:

Lưu lượng Q = 200 mg/l.

Nồng độ Amonia đầu vào = 80 mg/l.

Nồng độ Amonia đầu ra = 5 mg/l.

Nồng độ Amonia cần xử lý = 75 mg/l.

Đồ kiềm Cacbonat đầu vào = 250 mg/l.

Độ kiềm Cacbonat thu hồi từ khử Nitrat = 75 x 3.6 = 270 mg/l [Nếu có xảy ra quá trình khử Nitrat, 1 mg NO3- sau phản ứng khử sẽ thu hồi 3.6 mg kiềm].

Phương pháp tính: Lựa chọn hóa chất NaHCO3.

• Độ kiềm Cacbonat cần tiêu thụ để xử lý 75 mg/l Amonia = 75 x 8.62 = 646.5 mg/l.

• Độ kiềm Cacbonat thiếu = 646.5 – 250 – 270 = 126.5 mg/l.

Lượng kiềm Carbonat thiếu = 200 x 126.5 = 25300 g = 25.3 kg.

7 nguồn Cacbon dinh dưỡng của vi sinh vật

Nguồn C chủ yếu được vi sinh vật sử dụng gồm có đường, acid hữu cơ, rượu, lipid, hydrocarbon, CO2, carbonat… Hiện nay trong các hệ thống xử lý nước thải người ta sử dụng nguồn C chủ yếu là glucose, saccharose, rỉ đường [phụ phẩm của nhà máy đường] tinh bột [bột ngô, bột khoai sắn…], cám gạo, các nguồn cellulose tự nhiên hay dịch thuỷ phân cellulose.

Ngoài Cacbon, dinh dưỡng của vi sinh còn có thể được tìm thấy ở nhiều dạng hợp chất:

STT Nguồn Cacbon Các dạng hợp chất
1 Đường Glucose, fructose, maltose, saccharose, tinh bột, galactose, lactose, mannite, cellobiose, cellulose, hemicellulose, chitin…
2 Acid hữu cơ Acid lactic, acid citric, acid fumaric, acid béo bậc cao, acid béo bậc thấp, aminoacid…
3 Rượu Ethanol
4 Lipid Lipid, phospholipid
5 Hydrocarbon Khí thiên nhiên, dầu thô, dầu paraffin
6 Carbonate NaHCO3, CaCO3, đá phấn
7 Các nguồn C Khác Hợp chất nhóm thơm, cyanide, protein, pepton, acid nucleic…
Bảng tổng hợp các nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật. Nếu nước thải có nhiều thành phần trên, vi sinh phát triển nhanh chóng. Cũng lưu ý là nhiều dinh dưỡng có thể gây ra dư thừa và hình thành bùn, tảo.

Hy vọng những thông tin về cách tính dinh dưỡng trong xử lý nước thải mà Vĩnh Tâm chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

VPGD: 240 Võ Văn Hát, Phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 0907 771 622 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133 

Email: [email protected]

Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường

Youtube: BIOFIX VIỆT NAM

Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh – bùn hoạt tính có giai đoạn xử lý nitrat. Ở giai đoạn này sử dụng 1 vùng anoxic được tạo ra.

Bằng cách thiết kế 1 bể không có khí và nồng độ oxy hòa tan giữ dưới  ngưỡng 1 mg/ lít nhưng không đạt ngưỡng 0 mg/ lít càng tốt. Điểm hoạt động mục tiêu lý tưởng trong khoảng 0.2 – 0.5 mg/ lít. Nồng độ của chất lỏng hỗn hợp và chất rắn lơ lửng TSS cũng phải được giữ cân bằng. Độ pH của vùng anoxic phải gần với mức trung tính 7.0 ppm và không được giảm xuống dưới 6.5 ppm.

  • Nguồn carbon cần cấp đủ. Thông thường là 2.72 mg BOD5 cho mỗi mg NO3– N được loại bỏ.
  • Để thiết kế và tính toán bể anoxic chính xác cần chú ý đến các yếu tố sau:

Nguyên tắc hoạt động của bể anoxic

Cơ chế chính là sự phân tán [khử nitơ sinh học] bằng hỗn hợp vi khuẩn dị dưỡng

NH3 → NO3 → NO2 → NO → N2O → N2 [khí]

  • Cơ chế thứ cấp là thông qua đồng hóa [tăng trưởng sinh khối]; sự hấp thu bị giới hạn: 12-14% trọng lượng sinh khối
  • Cần vùng hiếu khí để cung cấp quá trình nitrat hóa và vùng anoxic [thấp hoặc không DO] để cung cấp khử nitrat

Tính toán bể anoxic trong quá trình xử lý nước thải y tế
  • Nguồn thực phẩm carbon hữu cơ [BOD] cần thiết; có thể sử dụng metanol, ethanol, glycerin, axit axetic, nước thải chưa được xử lý
  • Mức độ khử nitrat được kiểm soát bởi tốc độ tuần hoàn rượu hỗn hợp qua vùng anoxic

Những yếu tố để lựa chọn để thiết kế bể anoxic

  • Sự đa dạng các loại thiết kế anoxic cho xử lý nước thải hiện nay giúp người dùng có nhiều lựa chọn phù hợp với mục đích và ngân sách của mình.
  • Thiết kế vùng anoxic và khu vực tái chế [Dựa theo sửa đổi quá trình Ludzack- Ettinger] là quá trình phổ biến.
  • Những thiết kế khác bao gồm SBR, hệ thống sục khí bật / tắt, các khu vực hiếu khí / anoxic xen kẽ, mương oxy hóa với các khu vực xen kẽ, bước cấp liệu, v.v.
  • Các khái niệm cơ bản là giống nhau – đều là sự kết hợp của vùng anoxic và hiếu khí
  • Anammox: NH4 + + NO2 → N2 [khí] + 2H2O

Quá trình Ludzack Ettinger đã sửa đổi trong xử lý khử nitrat nước thải

*Chú thích: Quá trình Ludzack – Ettinger được sửa đổi thiết kế để sử dụng khử nitrat. Do khu vực sục khí làm nguồn oxy cho vi khuẩn gây bệnh trong quá trình phân hủy nước thải thô trong lưu vực anoxic.

Quá trình đầu tiên trong quá trình xử lý là bể chứa tiền anoxic, nơi nước thải có ảnh hưởng, bùn thải trở lại từ bể lắng và rượu hỗn hợp giàu nitrat được bơm từ đầu xả của bể sục khí được trộn với nhau. Nước thải có ảnh hưởng đóng vai trò là nguồn carbon cho vi khuẩn, trả lại bùn hoạt tính từ bể lắng cung cấp vi sinh vật và bơm tái chế anoxic cung cấp nitrat làm nguồn oxy.

Chi phí tác động

  • Oxy: công suất oxy hóa tương đương 2,86 mg được phục hồi mỗi mg NO3-N được loại bỏ
  • Độ kiềm: 3,6 mg thu hồi trên mỗi mg NO3-N được loại bỏ; trả lại một nửa độ kiềm sử dụng trong quá trình nitrat hóa
  • Chi phí tăng sản lượng bùn; phụ thuộc vào nguồn thực phẩm sử dụng
  • Chi phí lao động – nhân công.
  • Chi phí Khấu hao

Tính toán chi phí xây dựng bể anoxic

Cũng còn tùy vào việc bạn chỉ cần thêm một bộ đếm thời gian bật / tắt hay muốn xây dựng một hệ thống mới.

Quy tắc thô sơ:

Sửa đổi: $ 0,5 đến $ 1,0MM mỗi MGD

Mới: $ 1,0 đến $ 2,0MM mỗi MGD

Tính toán chi phí hoạt động thường xuyên của bể anoxic

Diễn biến WWTP trong 7 ngày
Lưu lượng = 3.5 MGD
Tổng nitơ [influent] = 250 mg/l
Tổng nitơ [effluent] = 90 mg/l
Tổng loại bỏ nitơ = 64%
Hệ thống Anoxic được đưa vào cuối năm 2006, số liệu tạm tính đến hết năm  2008 [tỷ giá theo USD]
Ngân sách theo năm Loại bỏ bùn hoạt tính Các tiện ích Hóa chất Tổng
2005 $200,084 $409,050 $1,051,137 $1,660,271
2006 $260,280 $422,272 $920,885 $1,603,437
2007 $352,328 $467,847 $748,328 $1,568,503
2008 $577,549 $512,584 $628,271 $1,718,404
2007 – 2008 Average = $1,643,454
2005 – 2006 Average = $1,631,854
$11,600 Difference

Những vấn đề tiềm ẩn khi tính toán bể anoxic

  • Cần xem xét ở những yếu tố khiến quá trình hoạt động là gì để nhận biết vấn đề nằm ở đâu khi gặp sự cố.
  • Tỷ lệ tái chế thấp
  • Vận chuyển oxy từ vùng sục khí đến vùng anoxic
  • Thực phẩm có sẵn [hòa tan] không đủ
  • Nồng độ MLVSS
  • Nhiệt độ

Tỷ lệ tái chế thấp

Đòi hỏi 2 – 4 Q

Tỷ lệ tái chế thấp trong anoxic

Tỷ lệ chứa oxy

  • Vi khuẩn khử nitrat cần có những phân tử điện tử hỗ trợ nồng độ [BOD] để loại bỏ chất nhận điện tử là
  • Nitrat: [NO3] 6NO3- + 5CH3OH → 3N2 + 5HCO3- + 7H2O + OH-
  • Oxy cạnh tranh với nitrat như một chất nhận điện tử.
  • Enzyme [reductase] được sử dụng bởi vi khuẩn khử nitrat bị ức chế khi có oxy – tác động đến quá trình đồng hóa

Không đủ thức ăn và MLVSS

Loại bỏ nitrat là một chức năng của thể tích bể anoxic, SDNR [NO3-N / sinh khối] và tỷ lệ F / Mb [BOD / sinh khối; các yếu tố trong tốc độ dòng chảy ảnh hưởng] Thời gian duy trì thủy lực càng thấp, giá trị F / Mb càng cao, và do đó có nhiều BOD hơn trong vùng anoxic, nhưng thực phẩm phải dễ dàng phân hủy sinh học để có được sự gia tăng trong SDNR Quy tắc ngón tay cái: Tỷ lệ BOD: N phải là 4: 1 – 8: 1

Thiếu thức ăn và MLVSS

NOr = [Vnox] [SDNR] [MLVSS]

trong đó NOr = nitrat bị loại bỏ, g / d

Vnox = thể tích bể anoxic, m3 SDNR = tốc độ khử nitrat cụ thể, g NO3-N / g MLVSS · d

MLVSS = nồng độ chất rắn lơ lửng dễ bay hơi hỗn hợp rượu, mg / L

SDNR = 0,03 [F / M] + 0,029

Trong đó F / M = g BOD được áp dụng / g MLVSS · d trong bể anoxic

F / Mb = QSo / [Vnox] Xb

Tỷ lệ F / M của BOD dựa trên hoạt động

nồng độ sinh khối, g BOD / g sinh khối · d Q = lưu lượng ảnh hưởng, m3 / d

Vì vậy = nồng độ BOD có ảnh hưởng, mg / L Vnox = thể tích anoxic, m3

Xb = nồng độ sinh khối vùng anoxic, mg / L

Nhiệt độ

Nhiệt độ

[deg. C]

SDNR dự kiến Nhiệt độ

[deg. C]

SDNR dự kiến
10 0.035 18 0.076
12 0.042 20 0.091
14 0.052 22 0.110
16 0.063 24 0.132

Hi vọng qua bài viết này của đội ngũ kỹ thuật Nihophawa, quý khách đã hình dung ra phần nào quy trình và nguyên tắc tính toán bể Anoxic phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu quý khách có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế. Hãy để lại số điện thoại và thông tin. Chúng tôi sẽ liên lạc tư vấn cụ thể cho bạn.

Chủ Đề