Tiêm vaccine covid-19 có tác dụng bao lâu

Không ít người cho rằng, chỉ cần tiêm đủ 2 mũi vaccine, kháng thể sẽ giúp họ được bảo vệ suốt đời. Điều này có đúng hay không chúng ta cùng tham khảo đánh giá của chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Dịch Covid-19 được biết đến lần đầu tiên vào tháng 12/2019 và cho đến nay, cả thế giới đã chiến đấu với đại dịch Covid-19 trong gần 2 năm. Nhưng, các loại vaccine mới chỉ được cấp phép sử dụng khẩn cấp gần đây. Vì vậy, các chuyên gia chưa có đủ thời gian để theo dõi và kết luận về hiệu quả lâu dài của vaccine. 

Tiêm vaccine covid-19 có tác dụng bao lâu

Tuy nhiên, dựa trên thử nghiệm lâm sàng, các chuyên gia cũng bước đầu cho biết hiệu quả bảo vệ của từng loại vaccine. Cụ thể,

  • Đối với thử nghiệm trên vaccine AstraZeneca cho thấy, vaccine này có tác dụng bảo vệ con người ít nhất 07 tháng sau khi tiêm đủ hai mũi.
  • Đối với vaccine Pfizer, thử nghiệm cho rằng, nếu tiêm đủ hai liều vaccine thì hiệu quả bảo vệ có tác dụng ít nhất 06 tháng, thậm chí có thể lâu hơn.
  • Vaccine Moderna cũng cho thấy kết quả về hiệu quả bảo vệ cơ thể ít nhất 06 tháng. Trước đó, vào tháng 01/2021, Moderna tuyên bố vaccine của họ có thể thể kéo dài tác dụng trong 01 năm.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, vaccine ngừa Covid-19 có thể có tác dụng ít nhất trong 01 năm và vaccine này không thể bảo vệ bạn suốt đời như 01 số loại vaccine khác như vaccine phòng bệnh sởi…. Hầu hết, các hãng sản xuất vaccine hiện nay đều khuyến cáo, người dân phải tiêm phòng nhắc lại hằng năm như vaccine cúm mùa. Đồng thời, vaccine ngừa Covid-19 cũng chỉ chống lại được một số biến chủng nhất định.

Các chuyên gia cũng nhận định không có vaccine nào có tác dụng phòng bệnh 100%, nghĩa là kể cả khi tiêm đủ hai mũi, người dân cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ này thấp và nếu mắc bệnh, vaccine cũng giúp bảo vệ họ ít chuyển biến nặng hơn. Vì thế, người dân nên tiêm đủ mũi vaccine để có kháng thể phòng nhừa virus một cách tốt nhất.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 1900638367 hoặc tải app ISOFHCARE để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Người đã mắc Covid-19 có kháng thể trong bao lâu?

Kết quả xét nghiệm kháng thể tại những người từng mắc Covid-19 cho thấy, họ có khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ các dấu vết của mầm bệnh trong giai đoạn hồi phục, giúp tạo ra các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa cơ thể khỏi bị nhiễm Covid-19 trong tương lai.

Tiêm vaccine covid-19 có tác dụng bao lâu

Các nhà khoa học cho rằng, khả năng miễn dịch tự nhiên vẫn ở mức cao nhất trong 03 - 05 tháng sau khi khỏi bệnh, sau đó, giảm dần theo thời gian.

Vì thế, tại Quyết định 4355, Bộ Y tế cũng xếp những người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 06 tháng vào đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Sau 06 tháng, họ vẫn được tiêm chủng để giảm nguy cơ tái mắc bệnh. Vậy những người có tiền sử bệnh có được tiêm vaccine hay không, bạn hãy tìm hiểu cụ thể TẠI ĐÂY nhé!

3. Có nên đi xét nghiệm kháng thể?

Xét nghiệm kháng thể Sars-CoV-2 áp dụng cho nhóm đối tượng có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không hoặc người được bác sĩ chỉ định xét nghiệm khi chẩn đoán nghi ngờ bị nhiễm hay đã bị nhiễm Covid-19, kết quả sẽ hỗ trợ chẩn đoán xem cơ thể có kháng thể nhiều hay ít và qua đó biết được đáp ứng sinh kháng thể của người bệnh. 

Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa có khuyến cáo xét nghiệm kháng thể Covid-19 trên diện rộng, mà hiện nay mới chỉ có xét nghiệm định lượng kháng thể virus SARS-CoV-2 cho công tác điều trị và nghiên cứu cộng đồng.

Bởi tiêm vaccine cộng đồng mà xét nghiệm kháng thể, chắc chắn sẽ dẫn đến việc so sánh giữa vaccine này với vaccine khác, đồng thời chưa xác định chuẩn nồng độ trong xét nghiệm kháng thể và mỗi loại vaccine có thể giúp tạo ra lượng kháng thể khác nhau, nhưng ngoài kích thích sinh kháng thể thì vaccine còn kích hoạt miễn dịch qua trung gian tế bào, nhìn kháng thể cao chưa chắc đã tốt hơn và ngược lại. Do vậy, nếu xét nghiệm định lượng kháng thể để đánh giá khả năng một người đã đã được bảo vệ là chưa đủ căn cứ khoa học. 

4. Các biện pháp phòng ngừa vẫn vô cùng cần thiết

Vaccine ngừa Covid-19 bảo vệ mọi người khỏi lây nhiễm và mắc bệnh nghiêm trọng, đồng thời làm giảm đáng kể khả năng nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19, chúng ta vẫn có thể phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm tàng (dù với tỉ lệ rất nhỏ) từ các loại biến thể mới xuất hiện.

Một số người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể mắc Covid-19. Tình trạng lây nhiễm ở người đã được tiêm chủng đầy đủ được gọi là "lây nhiễm đột phá sau tiêm vaccine".

Tiêm vaccine covid-19 có tác dụng bao lâu

Ngoài ra, Covid-19 vẫn là mối đe dọa đối với người chưa được tiêm chủng. Một số người mắc Covid-19 có thể bị bệnh rất nghiêm trọng, khiến họ phải nhập viện, và một số người vẫn có các vấn đề sức khỏe kéo dài một vài tuần sau đó hoặc thậm chí lâu hơn sau khi bị nhiễm bệnh. Ngay cả những người chưa từng có triệu chứng khi bị nhiễm bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe kéo dài này.

Do đó, cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng Covid-19 như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và khử trùng các vật dụng hàng ngày…để bản vệ bản thân, người thân và cộng đồng. 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Vaccine Covid-19 vẫn hiệu quả bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nặng và nguy cơ tử vong, song giảm hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm sau khoảng 5 đến 6 tháng, vì vậy nhiều quốc gia tiêm liều ba.

Từ tháng 9 đến nay, số ca nhiễm nCoV tại Mỹ giảm ổn định, từ hơn 280.000 ca dương tính mới xuống còn khoảng 70.000 ca mỗi ngày. Các loại vaccine sử dụng tại nước này hầu hết duy trì hiệu quả chống triệu chứng nặng và nguy cơ tử vong sau mắc Covid-19, trừ một số người già, người bị suy giảm miễn dịch. Chính phủ Mỹ vì thế phê duyệt chương trình tiêm liều vaccine thứ ba - liều tăng cường (booster).

Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng chống lây nhiễm của vaccine giảm trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh. Song theo các chuyên gia, điều này không có nghĩa vaccine kém hiệu quả.

Hiệu quả của vaccine thay đổi theo thời gian

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy vaccine vẫn có độ bảo vệ trên 50%, giúp ngăn ngừa lây nhiễm nCoV, đáp ứng tiêu chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Hiệu quả vaccine giảm có tác động thế nào đến chương trình chống dịch, và liệu có nên tiêm liều tăng cường cho tất cả người trưởng thành hay không, vẫn là câu hỏi gây tranh cãi.

Tại Anh, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của vaccine với biến thể Delta theo thời gian. Họ phát hiện vaccine Pfizer ngăn ngừa lây nhiễm đến 90% hai tuần sau liều thứ hai, giảm xuống còn 70% sau 5 tháng. Nghiên cứu tương tự cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Moderna cũng giảm theo thời gian. Các nhà nghiên cứu tại Mỹ và Canada đưa ra nhận định tương tự.

Song vaccine Moderna và Pfizer vẫn hiệu quả cao ngăn ngừa nhập viện sau vài tháng, theo các chuyên gia Anh và Canada. Các nghiên cứu chỉ ra vaccine giảm tác dụng theo tỷ lệ khác nhau. Điều này tùy thuộc vào vị trí, phương pháp nghiên cứu, sự khác biệt về hành vi của người đã và chưa tiêm chủng. Một số công trình chưa được bình duyệt và phản biện, tuy nhiên, các chuyên gia cho biết kết quả của chúng gần như nhất quán.

Tiêm vaccine covid-19 có tác dụng bao lâu

Biểu đồ hiệu quả của vaccine Covid-19 của Moderna và Pfizer theo thời gian trong nghiên cứu tại Mỹ và Canada. Ảnh: NY Times

Melissa Higdon, giảng viên Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết: "Mục tiêu chính của vaccine Covid-19 là ngăn ngừa triệu chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong. Chúng vẫn đang làm tốt nhiệm vụ đó".

Song, bà thừa nhận khả năng phòng lây nhiễm giảm có tác động nhất định đến cuộc chiến chống dịch. "Số ca nhiễm sẽ tăng cao hơn", bà nói. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy hiệu quả của vaccine mRNA như Pfizer hoặc Moderna đã giảm. Cơ quan cũng chỉ ra rằng vaccine Johnson & Johnson kém tác dụng hơn hai vaccine trên.

Từ kết luận đó, CDC khuyến nghị tiêm liều tăng cường cho những nhóm công dân cụ thể.

Độ tuổi phù hợp tiêm liều vaccine tăng cường

Đối với các loại vaccine mRNA như Moderna và Pfizer, đối tượng ưu tiên là người từ 65 tuổi trở lên, từ 50-64 tuổi mắc bệnh nền, người từ 18 tuổi trở lên có bệnh nền, đang sống tập trung tại các cơ sở chăm sóc dài hạn hoặc làm việc ở môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao. Liều thứ ba tiêm sau liều hai ít nhất 6 tháng.

Đối với vaccine Johnson & Johnson (liệu trình một liều), tất cả người từ 18 trở lên đều đủ điều kiện tiêm liều tăng cường thứ hai ít nhất hai tháng sau liều đầu tiên.

Các nước châu Âu cũng đã phê duyệt tiêm liều tăng cường sau những liều vaccine đầu tiên. Kể từ tháng 10, Trung Quốc cũng bắt đầu tiêm liều thứ ba vaccine Covid-19 cho những người đã hoàn thành tiêm chủng ít nhất 6 tháng trước. Đối với vaccine Sinopharm hoặc Sinovac, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị người trên 60 tuổi tiêm liều thứ ba, có thể thay thế bằng loại vaccine khác. Dù vậy, họ không gọi đây là liều tăng cường.

Tuần này, Pfizer và đề nghị FDA mở rộng cấp phép liều tăng cường của hãng cho tất cả người trưởng thành. Song giới chuyên gia còn tranh luận liệu điều này có thực sự cần thiết đối với cả những người không có bệnh nền, không dễ nhiễm nCoV. Chuyên gia chỉ nhất trí tiêm bổ sung cho người trên 65 tuổi. Vaccine giảm hiệu quả tác động xấu hơn đến nhóm này, bởi người già có nguy cơ nhập viện cao sau mắc Covid-19, theo Eli Rosenberg, phó giám đốc khoa học của Văn phòng Y tế Công cộng tại bang New York.

Hơn nữa, khả năng miễn dịch ở người già đến nay đã suy giảm vì là nhóm đầu tiên được tiêm chủng. Theo dữ liệu chính thức, khoảng 71% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên tiêm chủng đầy đủ 6 tháng trước đó. 31% đã tiêm liều tăng cường.

Thêm 69 triệu người Mỹ dưới 65 tuổi cũng tiêm vaccine 6 tháng trước. Hiện không phải ai cũng đủ điều kiện tiêm liều tăng cường. Chính phủ liên bang sẽ quyết định có mở rộng tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer cho tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên hay không trong thời gian tới.

Israel và Canada đã cho phép tất cả người lớn tiêm liều tăng cường. Dữ liệu ban đầu của Israel cho thấy chương trình giúp giảm số ca nhập viện và tử vong, ít nhất là trong tương lai gần.

Một số chuyên gia lo ngại khi chuyển hướng đẩy mạnh tiêm tăng cường, chính phủ sẽ xao nhãng mục tiêu cốt lõi của chương trình chủng ngừa.

"Các tranh luận về liều tăng cường dễ làm loãng thông điệp thực sự quan trọng rằng bản thân vaccine vẫn hiệu quả. Mục tiêu tiên quyết là thuyết phục người còn do dự đi tiêm vaccine", tiến sĩ Rosenberg nói.