Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

Bạn hãy tự trả lời trước khi đọc tiếp phần dưới.

Đây là một số câu trả lời khi tìm kiếm cụm từ này trên Google

  1. Là dám nghĩ khác và dám làm khác
  2. Là một ý tưởng mới, phù hợp với thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị
  3. Là một điều gì đó mới mẻ táo bạo và khác thường
  4. Là nhìn một vấn đề, một câu hỏi… theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn…
  5. Là sự sắp xếp mọi thứ đã có sẳn theo một trật tự mới
  6. Là làm cái gì đó khác đi và hẳn nhiên phải hay và có ích
  7. Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có
  8. Sáng tạo là những gì thực tế cần , giúp ích cho sự tiến bộ của loài người , được mọi người đón nhận
  9. Là nghĩ ra 1 ý tưởng hoặc 1 sản phẩm mới hay cải biên chúng
  10. Là 1 từ trừu tượng, nói nôm na thì đó là cái mới mẻ mà chính bạn tự khám phá….
  11. Sáng tạo là trong quá trình làm việc luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi và học hỏi để tìm ra cái mới , cách giải quyết tốt nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất
  12. Là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau: – Có tính mới (mới về chất)

    – Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)

….

Tất cả các định nghĩa trên chỉ đúng một phần mà chưa đủ. Định nghĩa sau (trong Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới-Phan Dũng) sẽ khái quát và định nghĩa thế nào là sáng tạo một cách đầy đủ nhất.

 Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi  (trong phạm vi áp dụng cụ thể)

  • Bất cứ cái gì: ở bất cứ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và tinh thần
  • Tính mới: là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian.
  •  Tính ích lợi: như tăng năng suất, tăng hiệu quả, tiết kiệm, giảm giá thành, thuận tiện khi sử dụng, thân thiện với môi trường…, tính ích lợi có thể mang đến cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho nhân loại.
  •  Phạm vi áp dụng: chỉ đúng trong không gian, thời gian, hoàn cảnh , điều kiện… cụ thể, nếu vượt ra ngoài thì có thể biến lợi thành hại.

Như vậy,  để biết bất cứ cái gì có sáng tạo hay không, bạn phải so sánh cái đó với cái trước nó, nếu cái đã thay đổi nghĩa là nó mới hơn so với cái cũ đồng thời  mang lại tính ích lợi cho bạn, cho cộng đồng hay cho nhân loại trong phạm vị áp dụng cụ thể thì bất cứ cái gì đó đã là sáng tạo.

Chúng ta xét một vài ví dụ đơn giản sau để hiểu rõ sáng tạo là gì

Một bạn sinh viên nhận kết quả kém trong học kỳ 1, bạn đặt mục tiêu cho học kỳ sau phải đạt loại khá, vì thế bạn đã thay đổi cách học so với cách học trước đó và bạn đã có kết quả tốt trong học kỳ 2. Như vậy, cách bạn học đã có sáng tạo hơn so với cách trước, điều này đã mang lại lợi ích cho bạn, tuy nhiên cách học này chỉ có thể áp dụng chỉ cho bạn hoặc trong thời điểm học kỳ 1 còn học kỳ khác thì có thể hoặc không mang lại hiệu quả.

Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

Trong phòng trọ, tận dụng những vật có sẵn, người ta đã sử dụng kẹp để làm giá để bàn chải đánh răng. (Sáng tạo này chỉ có ích trong  nhà của bạn khi trước đó bạn không có vật dụng để bàn chải, nhưng bạn áp dụng điều này trong khách sạn thì  không thể chấp nhận được)

Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

Để kích thích sự thèm ăn của con, mẹ đã cắt trái chuối thành hình chú cá heo ngậm trái nho (Vì trước đó để nguyên trái con bạn không ăn, thay đổi hình dạng làm bé thích thú hơn so với cách cũ. Sáng tạo này chỉ thích hợp với trẻ con, còn người lớn thì không thích hợp)

Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

Tận dụng cây thang đã bỏ đi, người ta đã treo nó lên tường và làm thành giá sách (Trong những ngôi nhà sang trọng áp dụng sáng tạo này có thể không thích hợp với gu thẩm mỹ của chủ nhà)

 

Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

Kết hợp với các hình có sẵn trên tường, vẽ thêm vài họa tiết trên ngón tay sẽ có một bức tranh sống động. (Bạn hãy vẽ những nơi được phép nếu không bạn sẽ mắng đấy)

 

Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

Để đổ sữa ra khỏi ly mà không làm bắn ra ngoài, đơn giản là đổi cách cầm bình.

Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

Trong nhà có trẻ con, việc để các ổ cắm bên ngoài rất nguy hiểm, sáng tạo nó bằng cách để vào hộc tủ. (nếu như nhà bạn không có trẻ con thì sáng kiến này là một bất tiện)

Như vậy, sáng tạo không phải là làm những thứ đao to búa lớn mà là những thứ ngay bên cạnh ta hàng ngày và mỗi chúng ta đã từng nhiều lần sáng tạo và sáng tạo là một môn khoa học  hoàn toàn có thể học được.

 Tính ích lợi của mỗi sáng tạo mang đến có khi chỉ ở trong phạm vi hẹp của người đã tạo nên chúng chứ không cần mang đến cho nhiều người.

 Điều cần nhớ là sáng tạo chỉ có ích trong một số phạm vi nhất định, nếu không nghĩ đến phạm vi này, sáng tạo có thể trở thành sáng tối và gây nguy hiểm cho người xung quanh.

 Thái Phương

 Xem thêm

Trang chủ

Các khóa học về sáng tạo

Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

Thật không ngoa khi nói rằng tư duy sáng tạo là cốt lõi cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Nhờ vào tư duy sáng tạo mà con người đã phát minh ra vô vàn thiết bị tân tiến trong mọi lĩnh vực. Vậy tư duy sáng tạo là gì? Có vai trò thế nào? Và các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé! Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!

Tiêu chí của tính sáng tạo là gì?

1. Kỹ năng Sáng tạo là gì?

Nói một cách dễ hiểu, tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật,… đều cần tư duy sáng tạo.

Tại các trường học, ngoài các kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn ưu tiên rèn luyện cho học sinh những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống và đặc biệt là tư duy sáng tạo. Mục đích là để học sinh rèn luyện sự nhạy bén, sáng tạo của mình để áp dụng vào đời sống hằng ngày và dễ dàng đạt được thành công hơn.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng Sáng tạo là gì?

Đối với các bạn học sinh, sinh viên, tư duy sáng tạo giúp bạn làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, giúp các bạn tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, các bạn sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này.

Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo cũng giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Đặc biệt, với những ai tham gia vào lĩnh vực truyền thông hay kinh doanh, để đạt được thành công, vượt trội so với những người khác thì tư duy sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, phải có tư duy sáng tạo bạn mới có thể đưa ra các chiến dịch, trend, chiến lược và phương pháp kinh doanh hiệu quả.

Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, tư duy sáng tạo giúp cho con người phát minh ra những công trình mới để cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.

3. Cách rèn luyện kỹ năng Sáng tạo

Hãy hành động

Tư duy sáng tạo luôn có trong bất kỳ ai, tuy nhiên nếu bạn không vận dụng nó hoặc cho nó cơ hội phát huy thì theo thời gian kỹ năng này sẽ mất đi. Do đó, thay vì ngồi chờ đợi mọi việc được giải quyết, bạn hãy vận dụng triệt để trí óc của mình để hoàn thành công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây là cách làm tích cực giúp bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo.

Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng

Tư duy sáng tạo là tạo ra điều mới mẻ nhưng không xa rời thực tế. Do đó, bạn cần phải cân bằng giữa thực tế và lý tưởng để những suy nghĩ của bạn có thể vận dụng được vào cuộc sống thường nhật.

Thoải mái và cởi mở

Nếu quá căng thẳng, bạn sẽ vô tình giết chết tư duy sáng tạo của mình. Do đó, bạn cần phải thoải mái giải trí, gặp gỡ trao đổi cùng đồng nghiệp, tìm kiếm những điều thú vị. Như vậy, khả năng sáng tạo mới được phát huy tối đa.

Không quá lo lắng về những vướng mắc

Gặp phải khó khăn trong công việc, cuộc sống là chuyện hiển nhiên, nhưng nếu bạn lo lắng quá độ về những điều này bạn sẽ làm lụi tàn khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Vì vậy, giữ chi tinh thần sáng suốt, thanh tịnh bạn sẽ nhanh chóng nghĩ ra nhiều điều thú vị.

Phá vỡ những nguyên tắc

Đột phá những phương án mới là cách tốt nhất giúp bạn rèn luyện tư duy. Vì nếu mãi giữ những nguyên tắc xa xưa, đi theo lối mòn thì sức sáng tạo của bạn sẽ bị ăn mòn, bạn sẽ rơi vào trạng thái bị động, lười biếng và không còn hứng thú với công việc.

Dám dấn thân

Khi bạn suy nghĩ ra ý tưởng mới, là lần đầu tiên được thử nghiệm, nhưng nếu bạn lo sợ và cảm thấy mức độ rủi ro cao, bạn quyết định từ bỏ. Như vậy, bạn đã tự đánh mất cơ hội của bản thân. Nhưng nếu bạn tự tin vào ý tưởng và khả năng của mình, bạn dám đương đầu với thất bại phát huy năng lực thì trình độ của bạn sẽ được nâng tầm và hoàn thiện hơn.

Không ỷ lại

Nếu bạn cứ ỷ lại và thụ động, không muốn động não khi giải quyết vấn đề thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ dần biến mất. Vì thế, hãy là người nhanh nhẹn, chủ động, đừng che giấu khả năng của mình, bạn sẽ nhận được nhiều thành công hơn.

Phương pháp đặt vấn đề

Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng kê. Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp này vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.

Phương pháp liên tưởng đôi

Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn đề, giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường.

Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên tưởng tới một sản phẩm hoàn toàn không liên quan đến nó – máy bay. Sau đó ta xem xét đặc tính, công dụng, trang bị của máy bay.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Đức Anh

Xem thêm bài viết tại:

Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?

Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?

Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?

Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?

Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?

Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?

Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?

Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?

Kỹ năng Tạo dựng cơ hội cho bản thân là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Tạo dựng cơ hội cho bản thân tốt?