Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

  • Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

  • Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

  • Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

    Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

    Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

    Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

    Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

    Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

    Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

  • Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

  • Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

  • Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

  • Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

Tiêu chỉ đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là

Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham gia giao thông

Cập nhật ngày: 23-08-2017 | 08:49:46 GMT +7

Tạp chí CSND - Nói đến văn hóa giao thông, thực chất là nói đến cách ứng xử của con người với các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) và quan hệ giữa con người với nhau. Có thể nói, văn hóa giao thông bao gồm văn hóa của người tham gia giao thông, văn hóa của những người quản lý, hoạch định giao thông. Trong những yếu tố trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên văn hoá giao thông. Bức tranh văn hóa giao thông Việt Nam thời kỳ hội nhập rất đa dạng, phong phú, có mặt tích cực và cả mặt tiêu cực, trong đó mặt tiêu cực có phần nổi bật hơn.

Mặc dù những năm qua, Chính phủ đã có các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm TTATGT, Bộ Công an cũng ra nhiều văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương tiến hành nhiều biện pháp nhằm bảo đảm TTATGT đường bộ và TTATGT đô thị, từ việc tuyên truyền, giáo dục, đến xử lý, cưỡng chế thi hành pháp luật về TTATGT, nhưng có thể nói tình hình TTATGT đường bộ hiện nay vẫn có những diễn biến phức tạp, thực sự chưa ổn định; vi phạm TTATGT, ùn tắc giao thông (UTGT), tai nạn giao thông (TNGT) vẫn đang có xu hướng phức tạp về nhiều mặt. Số vụ vi phạm hành chính về TTATGT ngày một gia tăng. Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong 5 năm (2010-2014), lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện và xử lý 30.318.880 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, Kho bạc Nhà nước thu 11.465 tỷ 364.833 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi năm, lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý trên 6 triệu trường hợp vi phạm TTATGT, Kho bạc Nhà nước thu trên 2.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm cả nước có gần 10.000 người chết và hơn 20.000 người bị thương do TNGT, gây thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng. Tình hình vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ (GTĐB) tập trung vào các lỗi như: người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ qui định; vi phạm các qui tắc tránh vượt, đi không đúng làn đường, phần đường; vượt đèn đỏ; không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, xe gắn máy; chở quá số người qui định; sử dụng rượu, bia quá nồng độ cho phép khi điều khiển phương tiện giao thông; phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng..., nhiều trường hợp khi bị phát hiện, xử lý còn cố tình cản trở, chống lại người thi hành công vụ. Bên cạnh đó, tại các thành phố lớn, trong các giờ cao điểm người tham gia giao thông thường xuyên phải đối mặt với tình trạng UTGT kéo dài xảy ra (năm 2014 toàn quốc xảy ra 200 trường hợp, tăng 21 trường hợp (6,7%) so với năm 2013). Không ít vụ ùn tắc nhỏ thành lớn là do hiện tượng chen lấn, người điều khiển phương tiện không xếp hàng chờ thông xe lần lượt, lại tìm cách vượt lên trước, bịt kín làn đường dòng xe ngược lại, tạo ra tình huống "nêm cối" rất khó gỡ. Điều đó cho thấy một bộ phận người dân chưa có ý thức chấp hành pháp luật về GTĐB và chưa có thói quen ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Trước thực trạng trên, bài viết này đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện của tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham gia giao thông ở Việt Nam, làm tiền đề cho việc nghiên cứu các giải pháp nhằm góp phần xây dựng một môi trường giao thông văn hóa, an toàn và thân thiện.

1. Nguyên nhân, điều kiện khách quan 

Tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham gia giao thông ở Việt Nam do tác động từ một số nguyên nhân, điều kiện khách quan chủ yếu sau đây: - Những yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như: mặt trái của nền kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý đám đông… đã ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của người tham gia giao thông, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông.  - Hệ thống giao thông nước ta đang còn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và phương tiện, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của cuộc sống và tốc độ đô thị hoá của đất nước. Phần lớn các tuyến đường bộ còn chật hẹp, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, dòng phương tiện lưu thông trên đường là dòng hỗn hợp (xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ) có tốc độ khác nhau nên thường gây ra các xung đột ở các giao cắt. Chất lượng mặt đường, ngoại trừ số tuyến vừa được nâng cấp là tốt, còn nhiều tuyến chưa bảo đảm, đặc biệt ở khu vực ngoại thành. Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ ATGT còn tương đối phổ biến.      Công tác quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế so với sự gia tăng của phương tiện giao thông, tình trạng đào đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các thành phố lớn… gây nên TNGT, UTGT rất nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. - Nhiều cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân vẫn còn sử dụng phương tiện giao thông cũ nát, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông, nhất là ở các khu đô thị, thành phố, thị xã. 

2. Nguyên nhân, điều kiện chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan, tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham gia giao thông còn xuất phát từ một số nguyên nhân, điều kiện chủ quan sau đây:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT chưa hoàn thiện

Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATGT, các bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng nhiều văn bản nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý giao thông trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đang tồn tại một số bất cập. Nổi cộm là việc ban hành các văn bản trái thẩm quyền ở một số cơ quan cấp Bộ, tỉnh, thành phố với nhiều nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Ở các địa phương, việc xây dựng các văn bản dưới luật về TTATGT đôi khi còn mang tính đối phó nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế, bức xúc mang tính tình thế của địa phương chứ chưa đáp ứng được xu thế phát triển mang tầm chiến lược, cơ bản, ổn định.  Việc ban hành các văn bản về TTATGT còn chậm và thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước và thể hiện sự lúng túng, bị động trước thực tế diễn ra. Điển hình là các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật GTĐB còn chậm, rải rác trong thời gian dài dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của luật bị ảnh hưởng. Mặt khác việc bổ sung, sửa đổi nhiều quy định đã lạc hậu, bất cập có lúc còn tiến hành chậm. Chất lượng một số văn bản quy phạm pháp luật chưa cao, chưa sát với thực tế, tính ổn định, dự báo không cao, phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần như: Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải... Việc hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về ATGT đường bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT, giúp cho người dân tiếp nhận pháp luật một cách hệ thống, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật về GTĐB, nâng cao ý thức pháp luật về ATGT của nhân dân, xây dựng văn hóa giao thông.

- Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT còn bị buông lỏng, bất cập, yếu kém 

Hiện nay, ở nước ta công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, hiện tồn tại một thực tế là sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và hạ tầng kỹ thuật giao thông, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự thiếu đồng bộ và xuống cấp về kết cấu hạ tầng giao thông, còn tồn tại phương tiện giao thông cũ nát, không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng, không bảo đảm hệ số an toàn kỹ thuật... vẫn được tham gia lưu thông trên đường. Công tác quy hoạch, quản lý, điều hành giao thông còn nhiều điều bất hợp lý, chưa năng động, sáng tạo, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh việc thiếu đồng bộ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch các công trình, cơ sở hạ tầng khác là việc quy hoạch đất dành cho giao thông ở nước ta còn quá thấp và bất hợp lý. Chỉ tiêu tăng quỹ đất dành cho giao thông để đạt tiêu chuẩn ít nhất 25% không hoàn thành, chỉ được 13%. Đất cho giao thông tĩnh chưa được 1%, trong đó tiêu chuẩn của thế giới, ở các nước nói chung phải từ 3 đến 3,5%. Chỉ với 13% quỹ đất dành cho giao thông thì việc UTGT là điều tất yếu. Các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thiếu bãi đỗ xe công cộng. Tại Hà Nội, hiện hệ thống bãi đỗ xe công cộng của thành phố mới chỉ đáp ứng được 8% đến 10% nhu cầu điểm đỗ trên tổng số phương tiện cá nhân hiện có. Giao thông công cộng chưa phát triển kịp nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay phương tiện đi lại của người dân chủ yếu vẫn là môtô, xe gắn máy nên TNGT liên quan đến môtô, xe máy chiếm trên 70% số vụ TNGT.

- Chất lượng đào tạo của nhiều Trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe còn yếu kém 

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, hiện nay cả nước có 316 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và hầu hết bao gồm cả đào tạo lái xe mô tô, trong đó có 125 cơ sở tư thục; 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và máy kéo; 96 trung tâm sát hạch lái xe được phân bố tương đối đều trên cả nước.  Tuy nhiên, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn bị buông lỏng, chưa chặt chẽ, thậm chí còn tiêu cực và bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng mua bán đổi bằng, tiêu cực trong thi cử, cấp bằng lái xe không đúng quy định của một số địa phương thuộc ngành Giao thông vận tải vẫn còn xảy ra.  Thực tế hiện nay học viên học thi lấy Giấy phép lái xe mới đang chỉ dừng lại ở mức độ học thủ thuật để vượt qua các phần thi lý thuyết và thực hành, chứ chưa chú trọng đến kỹ năng xử lý trên đường và đặc biệt là văn hoá giao thông, tư cách, đạo đức của người lái xe.  Công tác kiểm tra phương tiện giao thông cũng chưa được thường xuyên, thường chỉ được tiến hành ở một vài tuyến quốc lộ quan trọng hoặc chỉ khi người lái xe bị dừng lại vì vi phạm thì việc kiểm tra giấy tờ, kiểm tra chất lượng phương tiện mới được tiến hành. 

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB cho người tham gia giao thông còn hạn chế

Trong những năm qua, công tác bảo đảm TTATGT đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để lập lại TTATGT, kiềm chế và làm giảm TNGT, UTGT trong đó công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu và được coi là một trong những biện pháp quan trọng để góp phần kiềm chế gia tăng TNGT, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành Luật GTĐB, xây dựng văn hóa giao thông của người tham gia giao thông. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, lực lượng Cảnh sát giao thông chủ động, tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông cho quần chúng nhân dân, đồng thời trực tiếp phối hợp với các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới, đẩy mạnh  hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT.  Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT hiện nay còn thiếu chiều sâu, mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, từng vùng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Ở nhiều địa phương các hình thức tuyên truyền chưa được phong phú và hấp dẫn; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT còn thiếu… Vai trò của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức xã hội, trường học cũng chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật.  Trình độ dân trí, văn hóa, nhận thức của dân cư ở các vùng, miền khác nhau; đối tượng tham gia GTĐB ở các độ tuổi khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau nên khả năng tiếp nhận kiến thức không đồng đều dẫn đến việc chấp hành Luật GTĐB của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém. 

- Do ý thức chấp hành Luật GTĐB của một bộ phận nhân dân còn kém

Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thông có ý thức tốt, thực hiện văn hoá giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về GTĐB còn có một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động. Trung bình mỗi năm, lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý trên 6 triệu trường hợp vi phạm TTATGT. Qua số liệu thống kê cho thấy người tham gia giao thông vi phạm luật, quy tắc ATGT vẫn còn cao. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên, nhu cầu về lao động lớn, vì vậy, tình trạng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị tăng mạnh. Cách thức “đi ngang về tắt” của người nông dân khi hòa nhập vào văn hóa đô thị đã không còn thích hợp và có nhiều bất cập. Họ chở hàng cồng kềnh, đi ngược chiều hay những vi phạm khác như luồn lách, chen lấn để làm sao cho xe mình vượt lên trước... gây ra cảnh đi lại lộn xộn, tắc nghẽn nhiều giờ ở các đô thị. Bên cạnh đó, một bộ phận người tham gia giao thông ở nước ta thiếu tôn trọng, nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông, thiếu đoàn kết, bênh vực, bảo vệ những trường hợp yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật. Khi người tham gia giao thông gặp nạn không những không cứu giúp lại còn “tranh thủ trộm cắp tài sản của người bị nạn”… Chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm ơn... thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau, thậm chí rượt đuổi, đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong.  Người tham gia giao thông, ngoài việc chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, còn chưa có thói quen tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình tham giao thông, chưa có thói quen sử dụng các thiết bị an toàn như thắt dây an toàn trên ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, không sử dụng kính chiếu hậu trên mô tô, xe máy. Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc phòng chống tai nạn và hạn chế được hậu quả khi tai nạn xảy ra và có tác dụng hạn chế thương tích nhất là chấn thương sọ não.  Đối với lái xe chở khách, xe buýt, tuy hiểu và nắm rất chắc các quy định về pháp luật GTĐB nhưng họ vẫn cố tình vi phạm: chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ để tranh giành khách và giảm chi phí nhiên liệu, đón trả khách tùy tiện… nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao nhất.  Một số người dân tuỳ tiện lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cho mục đích tư lợi: buôn bán, xây dựng nhà cửa, lều quán, mái che, tập kết vật liệu xây dựng... cũng làm ảnh đến tình hình TTATGT. Từ những nghiên cứu trên có thể khẳng định: Hệ thống GTĐB khoa học, hiện đại; phương tiện giao thông đa dạng, ngày càng có chất lượng tốt; cách quản lý, điều hành ngày càng chuyên nghiệp và ý thức của người tham gia giao thông ngày càng được nâng cao… là tiền đề cho việc hình thành một nền văn hóa giao thông tốt đẹp, tiến bộ. Nắm rõ thực trạng văn hóa giao thông, nguyên nhân, điều kiện của thực trạng văn hóa giao thông của người tham gia giao thông sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao văn hóa giao thông cho người tham gia giao thông, góp phần bảo đảm TTATGT, trật tự an toàn xã hội. TS. Vũ Thị Thu Thủy

Phó TBT Tạp chí CSND

Theo Tạp chí Cảnh sát nhân dân – Csnd.vn

Các tin khác