Tiểu luận triết học về con người và môi trường

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong triết học, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu vấn đề con người có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của thế giới, là vấn đề được các nhà triết gia của mọi thời đại bao gồm cả phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu. Trong các hệ thống tư tưởng đó, vấn đề con người trong triết học Mác – Lê nin được nghiên cứu và trình bày một cách bao quát, đặc sắc và mang tính khoa học nhất. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà con người còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Đặc biệt khi xã hội loài người ngày càng phát triển và đạt đến trình độ văn minh cao cấp như hiện nay. Đối với một quốc gia bất kỳ, trong các điều kiện và nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố con người (nguồn nhân lực) luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đó. Nguồn nhân lực có dồi dào, có đủ mạnh về tri thức để thúc đẩy sự phát triển hay không? Trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Tây Âu Đều là những quốc gia có nhân tố con người có trình độ tri thức rất cao để đáp ứng nhu cầu phát triển công ngiệp và hiện đại hóa đất nước. Với các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển thì nhân tố con người càng có vai trò quan trong hơn nữa trên tiến trình CNH – HĐH đất nước. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang thực hiện mạnh mẽ quá trình CNH và HĐH đất nước. Với đà phát triển như vậy thì việc chú trọng nghiên cứu nhân tố con người là một yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện. Con người Việt Nam với rất nhiều tố chất và năng lực tốt đẹp đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc và cho đến ngày nay. Với những lý luận về vấn đề con người được trình bày khoa học trong triết học Mác – Lê nin và được đúc kết sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những lý luận khoa học trên như thế nào? Để phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam. Sau khi học xong chương trình triết học dành cho học viên cao học và hướng dẫn làm tiểu luận của quý thầy phụ trách học phần. Căn cứ vào tình hình thực tế Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài tiểu luận triết học là: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự ngiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”. Với những hiểu biết cá nhân, tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp nhỏ cho lý luận về vấn đề này. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với việc nghiên cứu đề tài tiểu luận triết hoc: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” nhằm đạt những mục đích sau: • Đối với cá nhân tôi: - Củng cố những kiến thức triết học từ thời đại học và nâng cao tầm nhìn và hiểu biết về môn triết học ở bậc sau đại học. - Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học dựa trên việc tìm kiếm và tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. • Đối với nội dung đề tài: - Tìm hiểu khái quát những quan điểm về vấn đề con người được đề cập trong triết học Mác – Lê nin. - Quan điểm của Đảng ta về nhân tố con người - Tìm hiểu vai trò của con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. - Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích của đề tài này, tác giả cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tham khảo và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn. - Nghiên cứu lý luận về vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và quan điểm của Đảng về nhân tố con con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. - Vận dụng lý luận về con người trong triết học Mác – Lênin để xây dựng mục đích phát triển con người Việt Nam hiện nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề hoàn thành đề tài tiểu luận triết học này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: • Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được vận dựng nhiều nhất khi thực hiện đề tài này. Tác giả đã tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu như các loại sách có liên quan, các bài báo, bài viết trên tập chí và trên mạng internet. Từ các nguồn tài liệu tham khảo tác giả đã trích dẫn và tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh. • Phương pháp luận vấn đề: Đây là một phương pháp vô cùng quan trọng trong nghiên cứu triết học và cả với các lĩnh vực khoa học khác. Với đề tài này, từ việc nghiên cứu những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người. Cùng với việc xem xét những quan điểm chỉ đạo Của Đảng ta, tác giả phân tích đến vai trò, vị trí của con người Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, tác giả luận vấn đề đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho sự phát triển con người. Tức là từ những triết lý chung nhất và phố biến nhất, tìm hiểu đến những cái riêng và chi tiết của vấn đề nghiên cứu. • Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người tôi đã vận dụng và quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta, để từ đó vận dụng những quan điểm triết học Mác – Lê nin đưa ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phù hợp với giai đoạn hiện nay. 5. KẾT CẤU TIỂU LUẬN Phần mở đầu Chương 1 Cơ sở lí luận về vấn đề con người 1.1. Một số quan niệm về con người ngoài triết học Mác – Lênin. 1.2. Quan niệm của triết học Mác – Lê nin về bản chất con người 1.3. Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là sự phát triển toàn diện của con người Chương 2 Phát huy nhân tố con người trong sự ngiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước 2.1. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nhân tố con người 2.2. Phát huy vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước 2.3. Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong qua trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Phần kết luận

Nghiên cứu triết học giúp con người hiểu biết với hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Dưới đây là hệ thống 10 đề tài và mẫu bài tiểu luận triết học tiêu biểu nhất được Tri Thức Cộng Đồng tổng hợp. Thông qua bài viết này, người đọc có thể nắm bắt được cấu trúc cơ bản và thông tin liên quan để thực hiện bài tiểu luận của mình. 

Triết học là môn học đại cương quan trọng, được xem như khoa học của các ngành khoa học. Theo đó, triết học được phân chia thành đa dạng các nhóm ngành, tập trung khai thác các quan điểm khác nhau về thế giới quan. Đó là:

  • Triết học Mác - Lênin
  • Triết học Phật giáo
  • Triết học Phương Đông
  • Triết học Phương Tây
  • Triết học Hồ Chí Minh
  • Triết học Hy Lạp - La Mã
  • Triết học duy tâm
  • Triết học hiện thực
  • Triết học hiện sinh
  • Triết học phân tích

Chính vì sự đa dạng trong phân nhánh của triết học khiến sinh viên, người nghiên cứu dễ dàng gặp khó khăn khi thực hiện các bài tập liên quan. 

1. Bài tiểu luận triết học về con người

Giới thiệu về tiểu luận: Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, con người là nhân tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Với vị trí chủ đạo đó, con người cần được hoàn thiện cả về tri thức lẫn đạo đức. 

Bài tiểu luận dưới đây không chỉ làm rõ vấn đề lý luận triết học về con người, mà còn đưa ra những biện pháp gắn liền với thực tiễn, có tính áp dụng cao. Vì vậy, đây là nguồn tham khảo chất lượng để giải đáp những khó khăn trong việc tìm ra giải pháp khắc phục của bạn. 

Tên đề tài: “Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay”

Link tải: Tiểu luận triết học về con người

Các đề tài tiểu luận trong bộ môn triết học rất đa dạng. Bạn có thể thu thập thêm thông tin từ chuyên gia hoặc nhờ sự tư vấn từ Tri thức cộng đồng với dịch vụ viết thuê tiểu luận chất lượng.

2. Bài tiểu luận triết học cao học về lượng và chất

Giới thiệu về tiểu luận: Mối quan hệ giữa lượng và chất là một quy luật của tự nhiên, của xã hội, của tư duy con người. Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến  sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển. 

Bài luận này phân tích có chiều sâu về sự ảnh hưởng lẫn nhau của hai yếu tố lượng và chất. Với bố cục rõ ràng, chặt chẽ, tác giả đã đưa ra những phương thức vận dụng thực tiễn có cơ sở và thuyết phục

Tên đề tài: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Việc nhận thức và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của anh chị vào trong hoạt động thực tiễn”

Link tải: Tiểu luận triết học cao học về lượng và chất

3. Bài tiểu luận triết học sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây

Giới thiệu về tiểu luận: Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại và tư tưởng triết học, triết học Phương Đông và triết học Phương Tây có nhiều nội dung phong phú đã để lại dấu ấn đậm nét và những đặc điểm đặc thù riêng. 

Điểm nhấn của bài luận là phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa hai trường phái triết học này dựa trên hệ thống tiêu chí cụ thể. Tính logic của bài viết được củng cố thông qua cách viết tường minh, lối lập luận chặt chẽ

Tên đề tài:Sự giống nhau và khác nhau của triết học phương Đông và triết học phương Tây”

 Link tải: Tiểu luận triết học về sự khác biệt giữa triết học Phương Đông và Phương Tây

4. Bài tiểu luận triết học Hy Lạp cổ đại

Giới thiệu về tiểu luận: Trong lịch sử phát triển của triết học nhân loại triết học Hy Lạp là khúc mở đầu cho giai đoạn phát triển của triết học phương tây, trong đó triết học cổ đại Hy Lạp với những nhà triết học xuất chúng như Đémocrite và Platon là khởi nguồn cho mọi sự phát triển của triết học. 

Bài tiểu luận dưới đây được thực hiện dựa trên nguồn tài liệu tham khảo phong phú, cho thấy sự tìm hiểu kỹ càng và tỉ mỉ. Chính bởi vậy, cơ sở lý luận của bài viết có sự chắc chắn và đáng tin cậy. 

Tên đề tài: Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại”

Link tải: Tiểu luận triết học Hy Lạp cổ đại

5. Bài tiểu luận triết học Phương Tây

Giới thiệu về tiểu luận: Triết học Phương Tây nghiên cứu sâu về cả phần siêu hình học bàn về những ý niệm trừu tượng và các vấn đề cụ thể trong đời sống con người. Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học thế giới. 

Trên thực tế, bài tiểu luận này nghiên cứu một vấn đề có khoảng thời gian khá rộng (từ cổ đại tới cận đại). Với dung lượng ngắn nhưng bài luận vẫn đảm bảo mức độ chi tiết và cụ thể của thông tin. Với cách lập luận chặt chẽ, bài làm đã thể hiện nổi bật được sự phát triển về tư tưởng con người, xã hội trong triết học Phương Tây theo thời gian. 

Tên đề tài: Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại

Link tải: Tiểu luận triết học phương Tây

6. Bài tiểu luận triết học trung quốc cổ đại

Giới thiệu về tiểu luận: Hình ảnh đất nước Trung Quốc là mối tổng hòa giữa giá trị văn hoá, vật chất và tinh thần vô cùng quý báu qua hàng ngàn năm đấu tranh khắc nghiệt. Tư tưởng triết học cổ đại như một phần máu thịt, có vai trò định hình lối sống, phong cách và tâm lý của dân tộc Trung Quốc. 

Bài luận về tư tưởng triết học Trung Quốc dưới đây tạo ấn tượng về hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Nhờ đó, người đọc có hình dung dễ dàng hơn về bố cục, hướng phân tích của bài. 

Tên đề tài: “Tư tưởng triết học chính trị - xã hội trong triết học Trung Quốc cổ - trung đại”

Link tải: Tiểu luận triết học Trung quốc cổ đại

7. Bài tiểu luận triết học phương đông

Giới thiệu về tiểu luận: Trong bối cảnh xã hội Trung Hoa đầy biến động giai đoạn Xuân thu, Chiến quốc, nhiều hệ thống triết học đã ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức – xã hội mà thời đại đặt ra. 

Bài tiểu luận dưới đây làm rõ tính khác biệt giữa 2 trường phái triết học lớn là Nho gia và Đạo gia. Với ưu điểm trình bày rõ ràng, nội dung phân tích chặt chẽ, bài luận tạo sức thuyết phục nhất định với người đọc. 

Tên đề tài:Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Đạo gia ở Trung Quốc thời cổ đại”

Link tải: Tiểu luận triết học phương Đông 

8. Bài tiểu luận triết học về giáo dục

Giới thiệu về tiểu luận: Thực tế chỉ ra phương thức giáo dục không thể cố định mà luôn luôn cần thay đổi để thích với nhu cầu tiếp nhận của con người. Đồng thời, giáo dục phù hợp ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ với quan điểm lịch sử - cụ thể của Triết học này, đội ngũ tác giả của bài luận đã thành công chỉ ra các ưu và nhược điểm trong công tác giáo dục hiện nay. Điểm được đánh giá cao nhất là việc đưa vào các giải pháp gắn liền với thực tiễn, có tính khả thi cao để áp dụng

Tên đề tài: “Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam”

Link tải: Tiểu luận triết học về giáo dục

Một lời mở đầu hấp dẫn sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm trí người đọc, kích thích họ đọc những phần tiếp theo. Xem thêm nhiều lời mở đầu hay của tiểu luận triết học tại bài viết: Top 5 lời mở đầu hay của tiểu luận triết học đạt điểm cao nhất

9. Bài tiểu luận triết học nho giáo

Giới thiệu về tiểu luận: Văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học, có ảnh hưởng lớn đến nền văn minh châu Á và thế giới, trong đó có triết học Nho giáo. Đến thời Khổng Tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho giáo. 

Bài luận về triết học Nho gia này chỉ ra tầm quan trọng của trường phái này đối với đời sống văn hoá tinh thần người Việt. Hệ thống tài liệu tham khảo đa dạng cho thấy sự nghiên cứu chặt chẽ và tỉ mỉ. 

Tên đề tài: Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần của người Việt

Link tải: Tiểu luận triết học Nho giáo

10. Bài tiểu luận triết học về ô nhiễm môi trường

Giới thiệu về tiểu luận: Cuộc sống đang diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là con người luôn phải đối mặt với những vấn đề mang tính chất toàn cầu để bắt kịp nhịp sống thế giới. Vấn đề rắc rối nhất, mang tính sống còn nhất đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. 

Bài viết dưới đây tập trung làm rõ tác động nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống con người. Với hệ thống luận điểm, lý lẽ mạch lạc, bài luận cho thấy tư duy nhìn nhận vấn đề sát với thực tiễn của tác giả. 

Tên đề tài: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường với nhân loại và biện pháp khắc phục

Link tải: Tiểu luận triết học về ô nhiễm môi trường

Tham khảo mẫu “tiểu luận triết học mác - lênin” - một đề tài nghiên cứu phổ biến về triết học ngay tại đây. 

Triết học là ngành khoa học nghiên cứu sâu rộng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Trên đây là hệ thống 10 tiểu luận triết học đạt điểm cao tiêu biểu giúp bạn đọc có thể hình dung rõ ràng hơn về hình thức và nội dung của môn học, ngành học này. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ với Tri Thức Cộng Đồng. Chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.