Tiểu sử ca sĩ ngọc ký là ai?

Cô dâu tên Hương Mơ sinh năm 1989, tốt nghiệp trường Ngân hàng, hiện đang làm việc tại siêu thị Pico, quê Thanh Hóa, là con gái dân tộc Thái.

Ngọc Ký tâm sự: 2 người gặp và lấy nhau có lẽ là duyên số. Vào khoảng tháng 5/2013 Ngọc Ký đến biểu diễn tại siêu thị Pico, hát bài “Thơ tình của núi”, bài hát mang đậm chất dân ca miền núi của quê mình lại được thể hiện bởi giọng hát ngọt ngào của Ngọc Ký nên Hương Mơ rất thích.

Ngọc Ký phát hiện thấy 1 cô gái đứng nghe mình hát 1 cách say mê. Hai người đã trò chuyện làm quen. Sau đó Hương Mơ lên mạng tìm trang cá nhân của Ngọc Ký để được trò chuyện thường xuyên cùng chàng ca sĩ dễ thương.

Không thấy cô gái này có ấn tượng gì đặc biệt nên Ngọc Ký rất thật thà nói thẳng với Hương Mơ là anh chỉ coi em như em gái, nhưng Hương Mơ vẫn quyết theo đuổi tình cảm của mình.

Và chỉ bằng tình cảm chân thành, sự dịu dàng, nữ tính Hương Mơ đã hoàn toàn chinh phục được chàng ca sĩ này. Tháng 5 biết nhau, tháng 7 mới bắt đầu hẹn hò nhưng chỉ sau 1 tháng yêu, Ngọc Ký đã quyết định kết hôn cùng Hương Mơ bởi càng tiếp xúc Ngọc Ký càng nhận thấy ở Hương Mơ đúng là mẫu người phụ nữ mà mình đang cần: Hiền lành, ít nói, chăm chỉ, cần cù, thật thà, là mẫu người vợ lý tưởng.

Hương Mơ cũng rất yêu âm nhạc, có chất giọng, có thể chia sẻ với Ngọc Ký trong công việc. Hai vợ chồng rất hợp nhau từ cách ăn mặc, gu thẩm mĩ đến tình yêu nghệ thuật.

Ngọc Ký là con trai trưởng của trưởng tộc, là cháu đích tôn trong dòng họ nên việc chọn vợ cũng rất quan trọng. Khi Ngọc Ký dẫn Hương Mơ đi gặp bạn bè ai cũng khen. Ngọc Ký đã từng dẫn 1 số bạn gái về quê Nam Định nhưng chỉ có Hương Mơ là được chấm điểm tuyệt đối.

Trong buổi tiệc cưới, đã có nhiều bạn bè, nghệ sỹ tới chúc mừng Ngọc Ký:

Ảnh cưới của Ngọc Ký.

Nguyễn Ngọc Ký [sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947] là một nhà giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể trên với tên Bàn chân kỳ diệu.[2]

Nhà giáo Ưu tú


Nguyễn Ngọc Ký

Sinh28 tháng 6, 1947 [74 tuổi]
xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân Chủ Cộng HòaQuốc tịch Việt NamDân tộcKinhHọc vịThầy giáoTrường lớpTrường Đại học Tổng hợp Hà NộiNghề nghiệpNhà giáoTác phẩm nổi bậtTôi đi học
Tôi học đại học
Câu đố vui tâm đắc
Tôi dạy họcQuê quánxã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam ĐịnhPhối ngẫuVũ Thị Nhiễu [1970 - 2001]
Vũ Thị Đậu [2002 - nay][1]Giải thưởngNhà giáo Ưu tú

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.[3] Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh sốt bại liệt và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".[4]

Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh [nay là Nam Định] cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.[4] Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.

Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".[4]

Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.[4]

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết"[5].

Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên rằng hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.[4]

Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace [Thành phố Hồ Chí Minh].[6][7].

Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

  1. Hồi ký "Tôi đi học"
  2. Hồi ký "Tôi học đại học" [xuất bản năm 2013][5]
  3. Tuyển tập "Câu đố vui tâm đắc"[5]
  4. Những tâm hồn trẻ thơ
  5. Hồi ký "Tôi dạy học"
  6. Con chim của Chu Văn Bi[cần dẫn nguồn]
  7. Tâm Huyết Trao Đời[8][9][2]

Người vợ đầu của Nguyễn Ngọc Ký tên là Vũ Thị Nhiễu. Theo lời thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, cả hai đã trúng tiếng sét ái tình trong lần gặp đầu tiên. Đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt song cả hai đã vấp phải sự phản đối từ phía gia đình cô Nhiễu. Nhưng trước tình yêu tha thiết của đôi trẻ và sự vun đắp của nhà thơ Đoàn Văn Cừ mà cả hai thành vợ chồng, đám cưới diễn ra ngày 26 tháng 12 năm 1970. Hai người có với nhau 3 đứa con, 2 gái 1 trai.

Năm 2001, bà Vũ Thị Nhiễu mất do bị tai biến mạch máu não. Theo lời phó thác của chị ruột trước khi mất, bà Vũ Thị Đậu - khi ấy đã góa chồng và có 2 con riêng - vào TP.HCM, thay chị gái trông nom anh rể những khi trái gió trở trời. Cả hai đã phải vượt qua nỗi ái ngại ban đầu, sự phản đối của các con để sau đó về chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà. [1][10]

  1. ^ a b Thầy Nguyễn Ngọc Ký và hai người vợ là chị em ruột
  2. ^ a b Lê Thị Bích Hồng [22 tháng 7 năm 2017]. “Nhà văn đầu tiên viết bằng chân”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022. Cuộc đời anh với những nỗ lực không ngừng đã là trở thành thần tượng của tuổi trẻ học đường: "Em Ký đi học" [tập đọc lớp 3 từ 1964 - 1983], "Anh Ký đi học" [Kể chuyện lớp 4 từ 1983 - 2000], "Bàn chân kỳ diệu" [Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay].
  3. ^ THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ – TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ NGHỊ LỰC VƯỢT LÊN SỐ PHẬN Lưu trữ 2013-06-07 tại Wayback Machine, Sở Giáo dục Đào tạo Thái Nguyên.
  4. ^ a b c d e “Thày Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết nên số phận”. VnExpress. 5 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ a b c Nguyễn, Ngọc Ký [2015]. Tôi đi học. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 172.
  6. ^ Từ người truyền cảm hứng đến những "Nick Vujicic" của Việt Nam, Báo Bình Định, 17/05/2013
  7. ^ Tối nay, VTV trực tiếp buổi giao lưu với Nick Vujicic, Người Lao động
  8. ^ Nguyễn, Ngọc Ký [2 tháng 7 năm 2017]. Tâm Huyết Trao Đời. Thành phố Hồ Chí Minh: First News. ISBN 9786045865798. OCLC 1001317162.
  9. ^ “Tập cuối bộ ba hồi ký cuộc đời nhà văn Nguyễn Ngọc Ký”. VietNamNet. 3 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Đăng Dương, Cuộc tình đặc biệt của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký với 2 chị em ruột, VietNamNet, 17/04/2021 04:20, truy cập ngày 17/4/2021.

  Bài viết tiểu sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Ngọc_Ký&oldid=68505988”

Video liên quan

Chủ Đề