Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh cách làm bài văn lập luận chứng minh

1. Trong đời sống, khi ta muốn khẳng định một điều gì đó thì ta cần chứng minh.

Khi cần chứng minh cho người khác tin ta phải đưa ra những chứng cứ xác thực.

Từ đó ta có thể rút ra nhận xét: Chứng minh là đưa ra những chứng cứ xác thực nhằm khẳng định một điều gì đó.

2. Trong văn bản, người ta không thể dùng nhân chứng, vật chứng như ở trước tòa án mà chỉ có thể dùng lời văn để nêu lí lẽ và để dẫn ra các chứng cứ xác thực. Người ta cũng dùng lời văn để phân tích các chứng cứ đó nhằm xác định tính chân thực của chúng, tạo ra sức thuyết phục.

3. Đọc bài Đừng sợ vấp ngã. Trả lời câu hỏi:

a] Luận điểm cơ bản của bài văn này là “Đừng sợ vấp ngã”.

Câu mang luận điểm này là đầu đề bài văn và hai câu cuối của bài: “Vậy bạn chớ sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình”.

b] Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã dùng cách lập luận như sau:

Nêu câu hỏi về các lần vấp ngã của bạn và khẳng định đừng sợ sự vấp ngã. Sau đó đưa ra một loạt dẫn chứng về những sự vấp ngã mà một số người đã trải qua nhưng sau đó họ đã vươn tới những thành công về các mặt như kinh doanh, khoa học, văn học, nghệ thuật.

Kết luận: Sự vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng sợ hơn cả.

- Các sự thật được dẫn ra đều rất đáng tin cậy vì chúng được rút ra từ tiểu sử những người đã thành công, đã nổi tiếng.

Qua đây ta thấy: Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ kết hợp với những bằng chứng chân thực, xác đáng để chứng tỏ một luận điểm mà mình nêu ra là đáng tin cậy.

Ghi nhớ:

  • Trong đời sống, người ta dùng sự thật [chứng cứ xác thực] để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
  • Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới [cần được chứng minh] là đáng tin cậy.
  • Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

II. Luyện tập

Đọc bài văn Không sợ sai lầm. Trả lời các câu hỏi:

a] Luận điểm của bài văn: Không sợ sai lầm. Dù có phạm sai lầm thì vẫn suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

Những câu văn mang luận điểm này là:

- Đầu đề bài văn.

- Một người... làm gì cũng sợ sai lầm... suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b] Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra các luận cứ sau:

- Nếu muốn sống mà không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước cuộc đời.

- Nếu sự thất bại, sự sai lầm thì không bao giờ có thể làm được việc gì. Sai lầm đem đến bài học cho đời.

- Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì.

- Chẳng ai thích sai lầm, nhưng khi đã phạm sai lầm thì phải biết rút kinh nghiệm để tiến lên.

Những luận cứ ấy rất đúng với thực tế cuộc sống nên có sức thuyết phục cao.

c] Cách lập luận chứng minh của bài này có khác so với bài Đừng sợ vấp ngã.

- Phần mở đầu nêu vấn đề cũng khác: Câu này thể hiện ý khẳng định: đã sống là có phạm sai lầm.

- Phần thân bài: Ở bài Đừng sợ vấp ngã tác giả nêu lên một loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử những người đã thành công, đã nổi danh để làm chứng cứ.

Ở bài này tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để phân tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề. Lí lẽ trong bài nêu lên nhiều khía cạnh của vấn đề như: sợ sai lầm là trốn tránh thực tế. Sai lầm cũng có hai mặt: mặt gây tổn thất và mặt đem lại bài học bổ ích. Cứ mạnh dạn tiến hành công việc của mình dù có thất bại. Nếu thất bại thì hãy xem thất bại là mẹ của thành công...

Chào bạn Soạn văn 7 tập 2 bài 21 [trang 41]

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo nội dung chi tiết bên dưới để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn văn 7: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

1. Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

- Trong đời sống, chúng ta cần chứng minh khi muốn làm sáng tỏ một sự thật.

- Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải đưa ra được những lí lẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể.

- Chứng minh là một phép lập luận, dùng lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy.

2. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn [không được dùng nhân chứng, vật chứng] thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Trong văn bản nghị luận, muốn chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy thì cần dùng lí lẽ, dẫn chứng và có cách lập luận phù hợp.

3. Đọc bài văn nghị luận trong SGK và trả lời câu hỏi

a. Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b. Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Gợi ý:

a.

- Luận điểm cơ bản: Đừng sợ vấp ngã.

- Những câu mang luận điểm đó:

  • Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
  • Vậy bạn xin chớ lo thất bại
  • Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình

b. Cách lập luận của bài văn:

- Vấp ngã là chuyện bình thường [Ví dụ].

- Dẫn chứng bằng vấp ngã của những người nổi tiếng.

- Điều đáng sợ là thiếu sự cố gắng.

- Các sự thật được dẫn ra có sự đáng tin. Qua đó ta thấy phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực để chứng tỏ luận điểm là đúng.

Tổng kết:

  • Trong đời sống, người ta dùng sự thật [chứng cứ xác thực] để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin cậy.
  • Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới [cần được chứng minh là đáng tin cậy].
  • Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm ra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

II. Luyện tập

Đọc bài văn trong SGK và trả lời câu hỏi.

a. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó?

b. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c. Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Gợi ý:

a.

- Luận điểm: Không sợ sai lầm.

- Những câu văn mang luận điểm:

  • Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
  • Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
  • Thất bại là mẹ của thành công.
  • Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

=> Các luận cứ trên có hiển nhiên, và sức thuyết phục cao.

c.

  • Bài “Đừng sợ vấp ngã”, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng.
  • Bài “Không sợ sai lầm” người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

Cập nhật: 16/02/2022

Soạn Văn 7: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngắn gọnđược VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh giúp các bạn nắm vững bài chuẩn bị tốt cho bài giảng cũng như học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo.

Soạn Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngắn gọn

  • I - Mục đích và phương pháp chứng minh
    • Câu 1 trang 41 SGK Ngữ Văn 7 tập 2
    • Câu 2 trang 41 SGK Ngữ Văn 7 tập 2
    • Câu 3 trang 41 SGK Ngữ Văn 7 tập 2
  • II - Luyện tập Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

"Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh" là nội dung được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Đây là phần nội dung quan trọng bởi văn lập luận chứng minh là phần nội dung không thể thiếu trong các bài thi, bài kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 7, vì vậy các em học sinh cần nắm vững lý thuyết cũng như các bài tập liên quan trong bài. Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn 7. Các hướng dẫn giải được trình bày ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

I - Mục đích và phương pháp chứng minh

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ Văn 7 tập 2

Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

Trả lời:

Ví dụ:

  • Kiểm tra người nhận thư có đúng hay không?
  • Khi kê khai thông tin cần xác định người kê khai là đúng người.

→ Cần chứng minh khi bị hoài nghi về việc nào đó. Và cần phải đưa ra bằng chứng xác đáng.

→ Như vậy, chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến [vấn đề] nào đó là sự thật.

Câu 2 trang 41 SGK Ngữ Văn 7 tập 2

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn [không được dùng nhân chứng, vật chứng] thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Trả lời:

Trong văn nghị luận, khi chỉ được sử dụng lời văn thì cách tốt nhất để chứng minh một ý kiến, đó là sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận để chứng minh tính đúng của một luận điểm.

Câu 3 trang 41 SGK Ngữ Văn 7 tập 2

Đọc bài văn nghị luận ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ [tr.41 Ngữ văn 7 tập 2] và trả lời câu hỏi:

a] Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b] Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Trả lời:

a. Luận điểm cơ bản: Đừng sợ vấp ngã.

  • "Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ”
  • “Vậy bạn xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình”

b. Cách lập luận của bài văn:

  • Vấp ngã là chuyện bình thường [sử dụng ví dụ].
  • Dẫn chứng bằng vấp ngã của những người nổi tiếng.
  • Điều đáng sợ là thiếu sự cố gắng.

→ Các sự thật được dẫn ra có sự đáng tin. Qua đó ta thấy phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực để chứng tỏ luận điểm là đúng.

>> Mời các bạn tham khảo thêm: Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh [chi tiết]

II - Luyện tập Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Đọc bài văn KHÔNG SỢ SAI LẦM [tr.43 Ngữ văn 7 tập 2] và trả lời câu hỏi:

a] Bài văn nêu lên luận điểm gì? hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b] Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c] Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Trả lời:

a. Luận điểm: Không sợ sai lầm. Thể hiện qua các câu văn:

  • “Thất bại là mẹ thành công”
  • “Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình”

b. Luận cứ được nêu là hiển nhiên, đầy sức thuyết phục:

  • Người không phạm sai lầm, thì hoặc là ảo tưởng, hoặc là hèn nhát.
  • Người sợ sai lầm là người sợ hãi thực tế, không thể tự lập.
  • Không mất cũng sẽ không được.
  • Sai lầm có hai mặt xấu và tốt.
  • Thất bại là mẹ thành công.

c. Khác với bài văn Đừng sợ vấp ngã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng thì ở Không sợ vấp ngã lại dùng lí lẽ kết hợp với phân tích lí lẽ.

----------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Soạn Văn 7: Thêm trạng ngữ cho câu [tiếp theo]

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn văn 7: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học nhanh chóng và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn 7.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tài liệu tham khảo:

  • Soạn Văn 7: Thêm trạng ngữ cho câu
  • Soạn Văn 7: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
  • Soạn Văn 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
  • Soạn Văn 7: Thêm trạng ngữ cho câu

Video liên quan

Chủ Đề