Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đi mũi đậu

a. Giải nghĩa từ “chạy” trong các câu sau? Hãy cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc nghĩa nào là nghĩa chuyển?

(1) Chạy thi 100 mét

(2) Chạy ăn từng bữa

b. Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:

“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.

Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc”.

(“Biển”- Khánh Chi).

Câu 2: (6 điểm):

a. Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích từ chương mấy, trong tác phẩm nào? Truyện kể về sự việc gì?.

b. Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của rừng đước qua đoạn văn sau:

“Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”.

(Trích “Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi”)

c. Qua văn bản “Sông nước Cà Mau” hãy giới thiệu về vẻ đẹp một con sông quê em bằng đoạn văn 8 – 10 dòng?

Câu 3 (10 điểm)

Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: Mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.

Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.

xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ mũi trong các ví dụ sau :

a) trùng trục ***** thui

chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu

b) mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau

c) quân ta chia làm hai lũy tấn công

d)tôi đã tiêm phòng 3 mũi

Nghĩa gốc của từ mũi là:bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống ,dùng để thở ,ngửi

Trong các câu sau ,từ mũi được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

(1)Chúng tôi vừa đi thăm mũi đất Cà Mau

(2)Du lịch đã trở thành nghành mũi nhọn của địa phương

(3)Họ thích đứng ở mũi tàu ngắm nhìn sông nước

(4)Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến ở trẻ con

Câu hỏi: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển là gì?

Trả lời:

Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nghĩa gốc và nghĩa chuyển nhé!

1. Từ nhiều nghĩa là gì ?

Từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng. Hiện tượng nhiều nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Và các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Hay nói một cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.

2. Khái niệm về nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.

Ví dụ:

+ Em bé đang tậpđứng

+ Đôimắttôi to là đen nhánh.

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ

Ví dụ:

+ Việt Nam đang vươn lên để có chỗđứng trên trường quốc tế

+ Quả na có rất nhiềumắt.

3. Ví dụ

1.Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A:

A

B

Răng a) Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.
Mũi b) Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.
Tai c) Bộ phận nhô lên ở mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

Gợi ý:Em hãy nối hai cột dựa vào quan sát của mình về đặc điểm và lợi ích của răng, mũi, tai.

Trả lời:

Răng - b; Mũi - c; Tai - a

2. Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1?

Răngcủa chiếc cào

Làm sao nhai được?

Mũithuyền rẽ nước

Thì ngửi cái gì?

Cái ấm không nghe

Saotailại mọc?

Gợi ý:Em chú ý các từrăng, mũi, taivà công dụng của chúng được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

- Răng(cào): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc, nhưng răng cào dùng để cào thóc, ngô,... không dùng để nhai.

-Mũi(thuyền): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Mũi thuyền dùng để rẽ nước, không dùng để thở và ngửi.

- Tai(ấm): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Tai ấm là bộ phận tay cầm của chiếc ấm, dùng để rót nước, không dùng để nghe.

3.Nghĩa của các từrăng, mũi, taiở bài tập 1 và bài tập 2 có gì giống nhau?

Gợi ý:Em quan sátrăng cào, mũi thuyềnvàtai ấmvà so sánh đặc điểm của chúng với các từ trong bài tập 1.

Trả lời:

Nghĩa của các từ đó giống nhau ở chỗ:

- Từrăng: đều chỉ vật sắc, sắp đều nhau thành hàng.

- Từmũi:cùng chỉ bộ có đầu nhọn nhô ra phía trước.

- Từtai: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như cái tai.

4. Luyện tập

1.Trong những câu nào, các từmắt, chân, đầumang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển ?

a)Mắt:

-Đôi mắt của bé mở to.

- Quả na mở mắt.

b)Chân:

- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Bé đau chân.

c)Đầu:

- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.

- Nước suối đầu nguồn rất trong.

Trả lời:

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Đôimắtcủa bé mở to.

Quả na mởmắt.

Bé đauchân.

Lòng ta vẫn vững như kiềng bachân.

Khi viết, em đừng nghẹođầu.

Nước suốiđầunguồn rất trong.

2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: “lưỡi”, “miệng”, “cổ”, “tay”, “lưng”

Gợi ý:Em hãy quan sát các đồ vật xung quanh và gọi tên mỗi bộ phận của chúng có sự chuyển nghĩa của những từlưỡi, miệng, cổ tay, lưng.

Trả lời:

– Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu…

– Miệng: miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa…

– Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay…

– Tay: tay áo, tay ghế, tay tre, một tay bóng bàn.

– Lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê…

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 9B: Tình người với đất

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 9A: Con người quý nhất

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 8C: Cảnh vật quê hương

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 8B: Ấm áp rừng chiều

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 8A: Giang sơn tươi đẹp

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 7C: Cảnh sông nước

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 7B: Âm thanh cuộc sống

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 6C: Sông, suối, biển, hồ

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hoà bình

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 6A: Tự do và công lí

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 5C: Tìm hiểu về sự đồng âm

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 5B: Đấu tranh vì hoà bình

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 5A: Tình hữu nghị

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 4C: Cảnh vật quanh em

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 4B: Trái đất là của chúng mình

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 4A: Hòa bình cho thế giới

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 3B: Góp phần xây dựng quê hương

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 3A: Tấm lòng người dân

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 2C: Những con số nói gì?

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 2B: Sắc màu Việt Nam

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 2A: Văn hiến nghìn năm

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 1C: Vẻ đẹp mỗi buổi trong ngày

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 1A: Lời khuyên của Bác

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 18C: Ôn tập 3

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 18B: Ôn tập 2

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 18A: Ôn tập 1

Soạn VNEN tiếng Việt 5 bài 17C: Ôn tập về câu