Tính cách trầm ổn

Vấn đề này có rất nhiều đáp án, nhưng tôi viết ra đây sự hiểu biết của bản thân về trầm lặng vậy.
Theo số tuổi càng tăng, chúng ta lại càng ít nói chuyện, những hoạt động trên mạng cũng gần như bằng không, thậm chí là im lặng. Đây không phải là hành vi chủ động mà giống một kiểu điều chỉnh bị động hơn.
Khi trưởng thành, bạn sẽ phát hiện, an toàn là một thứ vô cùng quan trọng. Cái bạn cân nhắc trước tiên khi làm việc, nói chuyện không phải là hoàn thành công việc, mà là sự an toàn. Nếu quan sát thế giới này một cách kỹ càng, bạn sẽ phát hiện là thật ra không có quá nhiều kẻ xấu xa, cặn bã, mục đích ban đầu của mọi người cũng chỉ là vì để bảo vệ bản thân. Bạn cũng sẽ dần nhận ra, nếu như bạn không có đủ thực lực thì việc thay đổi hiện trạng là một việc vô cùng nguy hiểm. Trước khi có đủ thực lực thì việc duy trì hiện trạng có lẽ là điều an toàn nhất. Càng làm nhiều, càng nói nhiều, càng sai nhiều. Vì vậy bạn tự cầm daolên, từng nhát từng nhát cắt đi những lời nói, hành động không cần thiết, chỉ để lại một thân đẫm máu.
Càng lớn, bạn sẽ nhận ra, ngoại trừ một vài người thì chẳng có ai là thật sự quan tâm, để ý đến bạn cả. Phần lớn người còn liên hệ với bạn chủ yếu là vì bạn hữu dụng đối với họ. Vậy nên những lúc như thế này bạn nói gì cũng chẳng có ý nghĩa nữa, giúp người khác làm việc là được rồi. Trong quá trình làm việc, nói những gì bạn nên nói, còn lại thì một câu cũng không nói thêm. Phàn nàn lại càng là chuyện vô cùng ấu trĩ. Lời nói chỉ có ý nghĩa khi nói với đúng người. Với những người khác nhau có những kiểu nói chuyện khác nhau, đây là ý nghĩa của chừng mực.
Ngoài ra, bạn còn phát hiện rằng xã hội này đánh giá bạn dựa trên thành tựu và địa vị xã hội chứ không phải là dựa vào tính cách của bạn. Vậy nên việc bạn có thích nói chuyện hay không, là một người như thế nào không quan trọng. Im lặng hay nói chuyện, đó là vấn đề riêng tư của mỗi người.

Video liên quan

Chủ Đề