Tỉnh thái nguyên ở đâu

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

TỈNH THÁI NGUYÊN
06/05/2009

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du, nằm ở giới hạn từ 20020' đến 22003' vĩ tuyến Bắc và từ 105028' đến 106014' kinh tuyến Ðông, cách thủ đô Hà Nội 80,4 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Ðông giáp tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.541,10 km2, chiếm 1,08% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng tới biên giới Việt - Trung; quốc lộ 1b nối Thái Nguyên - Lạng Sơn; quốc lộ 37 nối Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Giang. Tuyến đường sắt Hà Nội-Thái Nguyên dài 32 Km trên đất Thái Nguyên; đường sắt Quán Triều - Núi Hồng dài 33,5 Km; đường sắt Lưu Xá - Kép dài 10 Km trên đất Thái Nguyên. Các đường sông chính là sông Công và sông Cầu. Sông Công có cảng Ða Phúc, đây là tuyến vận tải đường sông nối Thái Nguyên với thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh; sông Cầu là trục sông chính chảy từ Bắc đến Nam của tỉnh.

Ðịa hình: Là tỉnh miền núi và trung du có diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm 90,73%; diện tích vùng trung du là 38.160,28 ha, chiếm 9,27%. Ðịa hình chủ yếu là đồi núi thấp, núi Tam Ðảo là cao nhất là 1.591m, nằm trên đường chia nước của dãy Tam Ðảo, đồng thời là địa giới của 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.

Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa bão tập trung vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Lượng mưa trung bình từ 1.500-2.250mm. Tần suất gió dao động khoảng từ 4-30m/s. Trong đó tần suất gió dưới 4m/s chiếm 70-80%, trên 10m/s chỉ chiếm 1%. Bão vào mùa hè có thể đạt 20-30m/s. Ðịa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, nằm gọn trong vành đai nhiệt đới, có sự khác biệt về hai mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh là 23,20C, tháng lạnh nhất là tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 37 0C, nhiệt độ thấp nhất 7 0C. Tần suất sương muối thường xảy ra vào cuối tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Khu vực thường hay xuất hiện thời tiết sương muối là Võ Nhai, Phú Bình.

2. Dân số - Dân tộc

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Thái Nguyên có 1.045.906 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 566.475 người, chiếm 53 % tổng dân số toàn tỉnh.

Toàn tỉnh có trên 30 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 786.903, chiếm 75,5%; dân tộc Tày có 106.238 người, chiếm 10,7%; dân tộc Nùng có 54.628 người, chiếm 5,1%; dân tộc Sán Dìu có 37.365 người, chiếm 2,4%, dân tộc Sán Chay có 29.229 người, chiếm 2,79%, dân tộc Dao có 21.818, chiếm 2,1%; dân tộc Mông có 4.831 người, chiếm và các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 1,8%.

Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002, tỉnh Thái Nguyên đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 9 huyện, thị xã, thành phố với 180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Tỷ lệ người biết chữ chiếm 94,1%. Số học sinh phổ thông trên địa bàn năm học 2001- 2002 là 243.647 người. Số giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường phổ thông là 11.192 người. Số thầy thuốc làm việc trong các cơ sở y tế nhà nước đến 2002 là 2.843 người. Bình quân y, bác sỹ trên 1 vạn dân là: 26 người.

3. Tài nguyên thiên nhiên

3.1. Tài nguyên đất

Tỉnh Thái Nguyên có 354.110 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 94.563 ha, chiếm 26,70%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 152.275 ha, chiếm 43%; diện tích đất chuyên dùng là 20.539 ha, chiếm 5,8%; diện tích đất ở là 8.198 ha, chiếm 2,3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 78.535 ha, chiếm 22,17%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 56.387 ha, chiếm 61,64%, riêng đất lúa có 29.464,4 ha là gieo trồng hai vụ [chiếm 67,6% diện tích đất trồng lúa]; diện tích đất trồng cây lâu năm là 18.348 ha, chiếm 19,40%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 3.089 ha.

Diện tích đất trồng, đồi trọc cần phủ xanh là 53.541,65 ha. Diện tích mặt nước chưa được khai thác là 148,52 ha.

3.2. Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 152.679 ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên là 105.127 ha, rừng trồng là 47.552 ha. Hiện toàn tỉnh không còn rừng giầu, rừng trung bình hiện còn ở một số huyện vùng cao như Ðại Từ, Ðịnh Hoá, Võ Nhai; chủ yếu rừng của tỉnh là rừng nghèo gồm các loại gỗ nhóm 5 đến nhóm 8.

3.3. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Thái Nguyên có các loại tài nguyên, khoảng sản chính như sau:

- Khoáng sản là nguyên liệu, vật liệu xây dựng gồm có: Cát, sỏi [sông Cầu, sông Công ], đất sét làm gạch ngói, sản xuất cao lanh, đá vôi làm vật liệu xây dựng trữ lượng gần 100 tỉ m3 tập trung ở Ðồng Hỷ, Võ Nhai, Ðịnh Hoá, Phú Lương; đá hoa làm trang trí ốp lát ở Võ Nhai có trữ lượng 35 triệu tấn; đá làm xi măng ở Ðồng Hỷ, Võ Nhai có trữ lượng 185 triệu tấn; đất sét để sản xuất xi măng có ở Cúc Ðường [Võ Nhai ], Khe Mo [Ðồng Hỷ] trữ lượng 60,1 triệu tấn.

Bên cạnh những khoáng sản trên, nhóm khoáng sản phi kim loại còn có barít, pirít, đôlômít, phốtphorít tập trung ở huyện Ðại Từ, Võ Nhai, Ðồng Hỷ. Ðáng kể là đôlômít trữ lượng thăm dò là 109,3 triệu tấn tại 3 mỏ ở Ðồng Hỷ, Võ Nhai.

- Khoáng sản kim loại gốm có: Quặng sắt [phân bố chủ yếu ở huyện Ðồng Hỷ với trữ lượng nghiên cứu địa chất ở mức độ thăm dò là 40,9 triệu tấn], vàng sa khoáng [ tập chung ở huyện Ðồng Hỷ, Võ Nhai, Phổ Yên với trữ lượng nhỏ, bị khai thác tự do trái phép nên hiện đã cạn kiệt ], vàng gốc có ở Ðồng Hỷ, Ðại Từ, Võ Nhai, Phổ Yên chưa được đầu tư nghiên cứu địa chất, quặng thiếc gốc phân bố chủ yếu ở Ðại Từ với trữ lượng 12.650 tấn, quặng thiếc sa khoáng trữ lượng còn lại 665 tấn, quặng chì kẽm trữ lượng còn lại nhỏ [mỏ Lang Hích ]là 272.673 tấn, quặng volfram phân bố ở huyện Ðại Từ với trữ lượng lớn.

- Than đá phân bố chủ yếu ở huyện Ðại Từ và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên. Trong đó than antraxit có 2 mỏ chính là : Mỏ Núi Hồng trữ lượng còn lại đến 31/12/2001 là 8,34 triệu tấn, mỏ Khánh Hoà trữ lượng còn lại trên 40 triệu tấn. Than mỡ có 2 mỏ là Bắc Làng Cẩm và Nam Làng Cẩm, tổng trữ lượng 9,3 triệu tấn. trữ lượng còn lại khoảng 8 triệu tấn.

3.4. Tài nguyên du lịch

Thái Nguyên có nhiều lợi thế trong việc phát triển các dịch vụ du lịch nằm trong tua du lịch có thể khai thác bao gồm:

- Du lịch sinh thái: Ðịa điểm đáng kể nhất của Thái Nguyên tập chung vào khu du lịch hồ Núi Cốc với diện tích 35 km2 mặt nước. Trong lòng hồ Núi Cốc có trên 90 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành một quần thể hùng vĩ và thơ mộng. Hồ Núi Cốc nổi tiếng là vùng có cảnh quan đẹp, có hệ sinh thái đa dạng, có tiềm năng lớn về du lịch, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có tiềm năng du lịch chưa được quy hoạch và đầu tư như hang Phượng Hoàng [Võ Nhai], Hang Dơi [Ðồng Hỷ], núi Võ [Ðại Từ]...

- Du lịch lịch sử: Tỉnh Thái Nguyên có nhiều di tích lịch sử quý giá như khu di tích lịch sử chiến khu Việt Bắc [ATK], Khu di tích lịch sử Ðội Cấn, khu di tích lịch sử Dương Tự Minh và Lưu Nhân Chú...

4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

4.1. Về mạng lưới đường giao thông bộ: Toàn tỉnh có 3.422,7 km. Trong đó đường do Trung ương quản lý dài 80,1 km, chiếm 2,34%; đường do tỉnh quản lý dài 271 km, chiếm 7,91%; đường do huyện quản lý dài 759,6 km, chiếm 22,19%; đường do xã quản lý dài 2.312 km, chiếm 67,54%.

Chất lượng đường cấp phối, đường đá dăm là 350,5 km, chiếm 10%; đường nhựa, bê tông nhựa là 379,7 km, chiếm 11%; đường đất là 2.692,7 km, chiếm 79%. Hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm.

4.2. Về mạng lưới bưu chính viễn thông: Tính đến hết năm 2002 toàn tỉnh có 139 điểm bưu điện văn hoá xã. Số máy điện thoại hiện trên địa bàn tỉnh có là 37.220 cái, máy fax có 154 cái, bình quân có 3,5 máy/100 dân. Toàn bộ các huyện đã được hoà mạng điện thoại, 100% số xã, phường, thị trấn đều có điện thoại.

4.3. Về mạng lưới điện quốc gia: Hiện nay, tất cả các trung tâm các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh đều có điện lưới quốc gia. Số xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia là 143 xã, nâng tỷ lệ xã có điện đạt 98,86%; số hộ được sử dụng điện chiếm 89,95%.

4.4. Về hệ thống cấp nước sinh hoạt: Chủ yếu là ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công có công suất cung cấp nước hiện nay là 13,500 m3/ngày đêm. Tỉnh đang xây dựng nhà máy nước với công suất 30.000m3 /ngày đêm.

5. Kinh tế - Xã hội năm 2002

Tốc độ tăng trưởng GDP là 8,3%.

GDP bình quân đầu người là 2,9 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu các ngành kinh tế:

+ Nông- lâm nghiệp: 32,53%.

+ Công nghiệp - XDCB: 33,37%.

+ Thương mại - Dịch vụ: 34,10%.

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 347,7 ngàn tấn.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 18 triệu USD.

Giải quyết việc làm mới cho 10.500 lao động.

Tỷ lệ đói nghèo giảm còn 12,83%.

94% số xã, phường trên địa bàn có trạm y tế, bình quân có 4,7 cán bộ y tế/trạm.

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

1. Kết quả phân định 3 khu vực

Huyện Ðồng Hỷ:

- Khu vực I [MN]: Xã Ðồng Bẩm, thị trấn Chùa Hang, thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau.

- Khu vực II [MN]: Xã Linh Sơn, Cao Ngạn, Quang Sơn, Tân Lợi, Hoá Trung, Hoá Thương, Nam Hoá, Khe Mo, Huống Thượng, Hoá Bình, Minh Lập, Hợp Tiến, Cây Thị, Văn Hán.

- Khu vực III [VC]: Văn Lăng, Tân Long.

Huyện Ðại Từ:

- Khu vực I [MN]: Xã Cù Vân, Hà Thượng, Hùng Sơn, Bình Thuận, Tiên Hội, Yên Lãng, An Khánh, thị trấn Ðại Từ, thị trấn Quân Chu.

- Khu vực II [MN]: Xã Hoàng Nông, Tân Thái, Khôi Kỳ, Mỹ Yên, Lục Ba, Ký Phú, Văn Yên, Vạn Thọ, Cát Nê, Phúc Lương, Phục Linh, Phú Cường, Phú Thịnh, Phú Lạc, La Bằng, Phú Xuyên, Bản Ngoại, Na Mao, Quân Chu, Ðức Lương, Minh Tiến.

Huyện Ðịnh Hoá:

- Khu vực I [MN]: Thị trấn Chợ Chu.

- Khu vực II [MN]: Xã Tân Dương, Kim Phượng, Trung Hội, Bảo Cường, Phúc Chu, Ðồng Thịnh, Trung Lương, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu, Phú Tiến, Bình Thành, Sơn Phú, Phú Ðình, Ðiềm Mặc, Thanh Ðịnh, Bình Yên, Ðịnh Biên, Kim Sơn.

- Khu vực III [MN]: Xã Lam Vĩ, Tân Thịnh; [VC]: Xã Linh Thông, Bảo Linh, Qui Kỳ.

Huyện Phú Lương:

- Khu vực I [MN]: Thị trấn Ðu, thị trấn Giang Tiên.

- Khu vực II [MN]: Xã Yên Ðổ, Ðộng Ðạt, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh, Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Yên Trạch, Phú Ðô, Yên Ninh, Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý, Yên Lạc.

Huyện Võ Nhai:

- Khu vực I [MN]: Xã La Hiên, thị trấn Ðình Cả.

- Khu vực II [MN]: Xã Lâu Thượng, Phú Thượng.

- Khu vực III [VC]: Xã Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Thượng Nung, Cúc Ðường, Thần Sa, Tràng Sá, Dân Tiến, Bình Long, Nguyên Minh, Phương Giao.

Huyện Phổ Yên:

- Khu vực I [MN]: Thị trấn Bắc Sơn.

- Khu vực II [MN]: Xã Phúc Tân, Phúc Thuận, Bình Sơn, Minh Ðức, Thành Công, Vạn Phái.

Huyện Phú Bình:

Khu vực II [MN]: Xã Tân Thành, Tân Kim, Tân Khánh, Bàn Ðạt, Tân Hoà, Tân Ðức, Ðồng Liên.

Thành phố Thái Nguyên:

Khu vực I [MN]: Xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Thịnh Ðức.

2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135

- Huyện Ðồng Hỷ: Xã ÐBKK: Văn Lăng, Tân Long, Hợp Tiến, Cây Thị.

- Huyện Ðịnh Hoá: Xã ÐBKK: Lam Vĩ, Tân Thịnh, Linh Thông, Bảo Linh, Qui Kỳ, Ðiềm Mặc, Bộc Nhiêu, Tân Dương, Kim Sơn; Xã biên giới: Kim Phượng; Xã ATK: Phú Ðình, Ðịnh Biên, Bình Thành, Bình Yên, Thanh Ðịnh, Sơn Phú, Bảo Cường, Trung Hội.

- Huyện Võ Nhai: Xã ÐBKK: Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Thượng Nung, Cúc Ðường, Thần Xa, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long, Nguyên Minh, Phương Giao, Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên.

3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

a. Tình hình tôn giáo: Thái Nguyên có 3 tôn giáo là: Ðạo Thiên Chúa, đạo Phật và đạo Tin Lành. Số người theo tôn giáo ở Thái Nguyên không nhiều, sống xen kẽ ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc. Số giáo sỹ và số người chuyên lo việc đạo cũng không nhiều. Nhìn chung số đạo này đang có xu hướng phát triển. Ở một số địa phương trong tỉnh đã xuất hiện hiện tượng xin xây dựng, nâng cấp, tu sửa đền chùa.

Ðạo Phật là một trong hai tôn giáo chính ở Thái Nguyên. Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 100 chùa, gần 50 đền và khoảng 100 đình. Hoạt động của đạo Phật chủ yếu là tự phát, tập trung học tập kinh phật, làm việc từ thiện, ngoài ra còn có những lễ hội văn hoá, các tổ chức hoạt động mang đậm màu sắc lễ hội dân gian.

Ðạo Tin Lành ở Thái Nguyên có từ năm 1963. Từ năm 1990 trở lại đây, đạo Tin lành tiếp tục phát triển, tập trung chủ yếu vào người Mông, Dao. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 500 hộ với 2000 khẩu theo đạo Tinh Lành. Nhìn chung những người theo đạo Tin Lành ở Thái Nguyên hoạt động với hình thức đơn giản: Tự tập trung cầu nguyện tại nhà hoặc nương rãy, có một số người tập trung thành từng nhóm và cầu nguyện tập trung.

Thái Nguyên có 4 xứ đạo Công giáo hoạt động tại: Thái Nguyên; Tân Cương; Nhã Lộng [Phú Bình] và Yên Huy [Ðại Từ]. Riêng tại TP Thái Nguyên có khoảng hơn 24.050 người theo công giáo với hơn 4.263hộ; hơn 40 ban hành giáo với hơn 4.263 hộ; hơn 40 ban hành giáo với hơn 50 thành viên tham gia; 25 nhà thờ họ và 7 nhà nguyện. Tất cả các hoạt động tông giáo ở Thái Nguyên đều do Toà giám mục Bắc Ninh chỉ đạo.

b. Tình hình di cư tự do: Trong những năm qua, đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Ngyên đã và đang được Ðảng, Nhà nước quan tâm đầu tư đối với các xã, bản vùng sâu, vùng xa nên bộ mặt nông thôn đã được thay đổi, đời sống của đồng bào đã được nâng cao, do vậy hiện tượng du canh, du cư và di dân tự do đã giảm hẳn. Hiện nay, chỉ còn gần 1.000 hộ đồng bào Mông, Dao thiếu tư liệu sản xuất, thiếu đất canh tác, đời sống còn bấp bênh nên vẫn còn sống du canh, du cư nhưng chủ yếu là trong nội bộ tỉnh.

c. Tình hình đời sống: Năm 2002, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh Thái Nguyên còn 12,83 % [theo chuẩn mới], trong đó tỷ lệ đói nghèo thuộc các xã ÐBKK là 29,42%.

d. Tình hình khiếu kiện của dân: Nội dung khiếu kiện của dân chủ yếu về đất đai, xây dựng nhà ở trái phép.... hầu hết các vụ việc đều được xử lý kịp thời. Chỉ có việc khiếu kiện của giáo dân ở Phú Lương là phức tạp.

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010

Cải cách căn bản tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển của tỉnh, đưa GDP tăng gấp đôi năm 2000. Các nguồn lực như con người, năng lực khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tiềm lực kinh tế, quốc phòng được tăng cường. Ngân sách nhà nước trên địa bàn vừa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, vừa có phần tăng chi cho đầu tư phát triển...

2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005

2.1. Mục tiêu phát triển

Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn, xu thế phát triển, kế hoạch 5 năm 2001-2005 đã đề ra định hướng: "Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhanh chóng khắc phục những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế để sản xuất ổn định và có hiệu quả; từng bước nâng dần nhịp độ tăng trưởng kinh tế, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông, lâm nghiệp - dịch vụ. Cùng với phát huy nội lực từ dân, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội . Tiếp tục nâng cao năng lực khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; giữ gìn ổn định chính trị và an toàn xã hội".

2.2. Mục tiêu cụ thể

1. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế: 6% năm.

2. Sản lượng lương thực quy thóc đạt bình quân trong 5 năm 2001-2005: 320.000 tấn, bảo đảm an toàn và ổn định lương thực, cân đối đủ tiêu dùng tại chỗ.

3. Trồng rừng mới 2000ha/năm.

4. Trồng cây ăn quả 1000ha/năm.

5. Chè trồng mới 500ha/năm.

6. Xuất khẩu trên địa bàn đến 2005 đạt 40 triệu USD, trong đó xuất khẩu địa phương đạt 20 triệu USD. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 8%.

7. Ðảm bảo chi thường xuyên từ nguồn thu ngân sách địa phương.

8. Giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,5%0.

9. Giảm tỷ lệ đói nghèo còn 5 %.

10. Hạ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị bình quân 1%/năm; nâng tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn lên 1,5%/năm.

11. Phổ cập phổ thông trung học cơ sở vào năm 2005. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình y tế, nâng cao thể lực, tăng sức khoẻ và tuổi thọ người dân.

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 66,161,676

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề