Toàn dân là ai

Sở hữu là một nội dung quan trọng và có vai trò quan trọng đối với thực tiễn của pháp luật về dân sự. Trong đó, hình thức sở hữu toàn dân là gì là một hình thức sở hữu đặc biệt nhất và chúng ta thường nhầm lẫn hình thức sở hữu này với hình thức khác. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề pháp lý này một cách hệ thống và chính xác nhất thông qua những quy định pháp luật được cập nhật mới nhất hiện hành.

Sở hữu toàn dân là gì

Định nghĩa về sở hữu toàn dân là gì được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, khái niệm này được hiểu như sau:

– Sở hữu toàn dân là một trong những hình thức sở hữu mang tính chất xã hội hóa cao nhất và hiện đại nhất của khoa học pháp lý mà toàn dân là chủ sở hữu và có Nhà nước là đại diện sở hữu.

– Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại Điều 197, Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm:

+ Đất đai

+ Tài nguyên nước

+ Tài nguyên khoáng sản

+ Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác 

+ Các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Những tài sản là đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân là gì được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP, bao gồm:

– Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:

+ Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

+ Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

– Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

– Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước.

– Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.

– Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

– Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.

Quyền sở hữu toàn dân là gì được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự với những nguyên tắc sau:

Thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Thực hiện quyền đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

– Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư.

Thực hiện quyền đối với được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

– Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến sở hữu toàn dân là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến sở hữu toàn dân nói riêng hoặc những vấn đề pháp lý khác nói chung mà bạn đọc đang gặp phải chưa thể giải quyết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn và giải đáp một cách chi tiết.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Chế độ sở hữu toàn dân là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Chế độ sở hữu toàn dân là Chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức thực hiện quyền sở hữu của toàn dân. Sở hữu toàn dân là hình thức cao nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và tài sản khác thuộc về nhà nước - người đại diện chính thức của nhân dân.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

  • Sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu mang tính xã hội hóa triệt để đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong đó toàn dân là chủ sở hữu đối với tài sản.

Bên cạnh những tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của từng chủ sở hữu riêng biệt, pháp luật còn quy định về những tài sản chung thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam, những tài sản chung đó gọi là tì sản thuộc sở hữu toàn dân. Vậy tài sản thuộc sở hữu toàn dân là gì? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

1.Khái niệm sở hữu toàn dân

Sở hữu là phương tiện để các chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản. Theo đó, sở hữu toàn dân được hiểu là tất cả các công dân đều có quyền sở hữu những tài sản chung của quốc gia, dân tộc. Trong sở hữu toàn dân tất cả mọi chủ thể đều có quyền bình đẳng, tức quyền sở hữu của các chủ thể trong cùng một điều kiện như nhau đối với cùng một tài sản là như nhau, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo,…

2.Khái niệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Những tài sản chung thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại điều 197 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

"Điều 197. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý"

Theo đó tài sản thuộc sở hữu toàn dân là đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý như: đường xá, cầu, công viên,…đều thuộc sở hữu của toàn dân. Nhân dân có quyền sử dụng, khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Tuy nhiên vì là tài sản thuộc sở hữu toàn dân nên chủ thể có quyền đối với tài sản rất đông. Vì vậy cần phải có một chủ thể đứng ra đại diện và thống nhất quản lý tài sản, chủ thể đó chính là Nhà nước. Bởi vì Nhà nước do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước đại diện cho quyền, lợi ích của toàn thể nhân dân dân. Khoản 2 điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm mọi tư liệu sản xuất chủ yếu trong tay để thực hiện sứ mệnh xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Quan điểm về tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện, thống nhất quản lý trong Bộ luật dân sự 2015 là đi theo định hướng mà Hiến pháp đã xây dựng. Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Nhà nước là đại diện và thống nhất quản lý các tài sản chung thuộc sở hữu toàn dân. Bằng quyền năng của mình Nhà nước tự cho mình các quyền năng của một đại diện, và thực hiện theo một trình tự nhất định, nhưng điều đó không có nghĩa là quyền năng của Nhà nước đối với tài sản chung là vô tận. Nhà nước thực hiện quyền trong phạm vi vì lợi ích của nhân dân, và theo quy định của pháp luật như những chủ thể khác. Quyền của Nhà nước đối với tài sản cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là những tài sản chung mà mọi người dân đều là chủ thể có quyền đối với tài sản đó. Để đảm bảo cho việc sử dụng của nhân dân, tối đa hóa lợi ích của nhân dân trong việc sử dụng tài sản chung đi đôi với việc giữ gìn, bảo vệ tài sản, Nhà nước với tư cách là đại diện cho quyền lợi ích của nhân dân, tự cho mình chức năng làm đại diện, thống nhất quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản chung của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề