Top 1kg mực giá bao nhiêu năm 2022

Sản phẩm khô hải sản tăng giá trước tết

Hàng khô thiếu nguyên liệu

Anh Dương Tiến Hải, chủ cơ sở Tiến Hải – thành viên của câu lạc bộ đặc sản tỉnh Trà Vinh chuyên chế biến tôm khô, khô cá khoai, khô cá dứa và cá đuối… nhắm vào thị trường chợ Tết, cho biết: Hơn nửa tháng qua, dù ráo riết đặt mua cá, tôm từ các chủ tàu, nhưng lượng thu mua được không nhiều. Thất mùa, sản lượng đánh bắt cá lù đù, cá khoai, cá đuối, mực… đều giảm.
Từ mấy tháng qua tép đất ngoài sông, rạch vùng ven biển Trà Vinh là nguyên liệu chính làm tôm khô thì lưới đáy không được nhiều. Ước tính giảm tới 70% so cùng kỳ năm trước. Do đó chưa tới Tết mà tôm khô đã căng giá nhảy vọt. Tôm khô loại I giá 1,2-1,3 triệu đ/kg; tôm loại II tăng lên mức 1 triệu đ/kg, tăng 10-15% so cùng kỳ.

Khi nguyên liệu giảm, giá tăng cao, sản phẩm khô chế biến làm quà biếu ngày Tết sẽ khiến người mua ngán ngại tiền chi tiêu.

Loại khô cá khoai hàng tuyển lựa con lớn, ngon, chế biến thành phẩm giá 400 ngàn đ/kg; khô mực loại I ra chợ giá 900 ngàn đ/kg, loại II giá 800 ngàn đ/kg, tăng bình quân so năm trước 100 ngàn đ/kg.

Do đó muốn làm hàng tăng uy tín cho cơ sở SX để giữ khách mua hàng ngoài yêu cầu bắt buộc sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì cải tiến mẫu mã đẹp, bao ni-lông hút chân không, có ghi rõ tên địa chỉ cơ sở SX, ngày SX… khâu đóng gói sản phẩm còn phải phân chia ra theo trọng lượng từ 200g, 500g đến 1kg/gói để khách hàng dễ lựa chọn theo nhu cầu.

Anh Hải nói rằng: Chỉ vì thiếu nguyên liệu chế biến và lo không đủ hàng giao theo số lượng nên Tết này cơ sở Tiến Hải không dám ký hợp đồng bán vào siêu thị.

Trong khi đó một vài chủ hàng hải sản ở chợ thị trấn huyện Đông Hải [Bạc Liêu], cho hay, từ nhiều tháng qua loại cá đỏ dạ được xem là đặc sản của Bạc Liêu gần như không còn nhiều hàng đông lạnh bán như trước đây. Khách muốn mua làm quà phải đặt hàng trước, vì lượng cá đánh bắt khan hiếm.

Hàng tươi sống giá cao

Ông Hai Sơn, ngư dân thị trấn sông Đốc [Cà Mau], lý giải: Mực đánh bắt ở vùng biển Tây – vịnh Thái Lan sốt giá một phần do đánh bắt thất mùa, nhưng có yếu tố tác động mạnh hơn nữa là mực tươi đang được nhà hàng, khách sạn tiêu thụ nhiều cho mùa cưới cuối năm.

Loại mực tươi lớn từ 1,2-1,3 tấc [12-13cm, chiều dài thân mực đến đuôi không tính phần râu] có giá 120-130 ngàn đ/kg, tăng hơn 100% so cùng kỳ năm trước. Từ đó kéo giá loại khô mực từ 1,3 tấc trở lên, các chủ vựa đại lý mua vào bình quân trên 600 ngàn đ/kg.

Do đó khô mực làm quà biếu Tết này, khô loại I [dài trên 1,5 tấc] chắc chắn sẽ có giá trên 800 ngàn đ/kg.

Hiện nay hải sản không chỉ có mực tươi hút hàng mà còn có tôm tươi [bao gồm tôm sú, tôm thẻ], trong đó có tôm xuất theo đường tiểu ngạch.

Chị Vân, chủ đại lý thu mua tôm ở huyện An Minh [Kiên Giang], kể: Từ tháng 11 đến nay giá tôm tươi tăng cao do có thương nhân Trung Quốc vào tham gia mua hàng, đưa ra mức giá cao hơn 10-20 ngàn đ/kg so với giá thu mua của các nhà máy chế biến thủy sản. Riêng tôm sú cỡ 30 con/kg có giá 290.000 đ/kg, tăng hơn tháng trước 40-50 ngàn đ/kg.

Họ mua tôm đông lạnh đủ cỡ, dễ dãi, không cần kiểm kháng sinh, kiểm tạp chất; đóng hàng vào mỗi container đủ 14-15 tấn và chuyển hàng theo đường bộ. Mấy ngày qua vùng U Minh Thượng vào cuối vụ tôm 2016, tôm thu hoạch ít nên hàng đi tiểu ngạch cũng ngơi ngớt, sắp tới có thể giá tôm giảm dần.

Vào lúc này tại Sóc Trăng, vụ nuôi thả tôm vào tháng 9 tới giữa tháng 10 vừa qua do bị đợt mưa dập vùng ven biển nên dịch bệnh bùng phát khiến tôm nuôi bị chết trên diện rộng, nhất là bệnh đốm trắng. Do vậy lượng tôm thu cuối vụ giảm. Hiện nay thương lái đang lùng mua tôm, mua cả cỡ nhỏ 100 con/kg.

Giám đốc một DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở Sóc Trăng nhận xét: Do cuối năm một số nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu, hợp đồng nợ phải trả nên hè nhau tăng giá mua khiến giá nguyên liệu tăng gần 30% so giá lúc tôm vào vụ. Dù vậy đâu có đủ tôm để thu mua chế biến. Như tôm cỡ 70 con/kg lúc trước chỉ 97 ngàn đ/kg thì nay tăng lên 130 ngàn đ/kg.


Mực xà tăng giá đột biến trong những ngày qua. Ảnh: N.Q.V

Vượt đỉnh

Những ngày này, cảng cá An Hòa [xã Tam Giang, Núi Thành] sôi động bởi các tàu câu mực khơi chuẩn bị vươn khơi bám biển. Ngư dân Nguyễn Văn Bé [thôn Đông Bình, xã Tam Giang] – chủ tàu cá QNa-90839 có công suất 830CV cùng 50 bạn biển khẩn trương khiêng vác thúng câu, các nhu yếu phẩm phục vụ bám biển dài ngày ở ngư trường Trường Sa. “Chuyến biển thứ 3 này sẽ khó câu mực hơn 2 chuyến trước vì thời tiết dự báo sẽ thất thường, luôn có áp thấp nhiệt đới, biển động mạnh. Tuy nhiên, chúng tôi yên tâm vì ở ngư trường Trường Sa có nhiều khu neo đậu, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi có tình huống xấu. Hầu hết anh em chưa được nghỉ ngơi trọn vẹn, chuyến biển thứ 2 mới vừa kết thúc, chúng tôi cập bờ bán mực xà xong là vươn khơi ngay” – anh Bé nói. Anh Bé cho biết, chuyến biển vừa qua, tàu QNa-90839 thu được tổng cộng 30 tấn mực xà, bán được xấp xỉ 4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí sau hơn 2 tháng bám biển tổng cộng là 500 triệu đồng, chủ tàu thu được 800 triệu đồng, mỗi bạn biển được chia hơn 50 triệu đồng. “Chưa bao giờ chúng tôi bán mực xà với giá cao kỷ lục là 135 nghìn đồng/kg. Thời điểm mực xà được giá nhất trước đây là hồi năm 2014 với mức 125 nghìn đồng/kg. Được mùa lại được giá nên anh em đều phấn khởi, hối thúc nhau mau chóng bám biển” – anh Bé nói.

Xã Tam Giang là địa bàn có nghề câu mực khơi lớn nhất tỉnh, hiện có 30 tàu câu mực thì có đến hơn 20 tàu đồng loạt chuẩn bị vươn khơi. Theo ngư dân Huỳnh Văn Trí [thôn Đông Xuân, xã Tam Giang] – chủ tàu câu mực khơi QNa-90859 có công suất 820CV, do thời tiết có biến động nên ở chuyến biển thứ 3 này, ông và các bạn biển sản xuất ở ngư trường Trường Sa, thay vì Hoàng Sa như ở 2 chuyến biển trước từ đầu năm. “Tôi vừa chuẩn bị xong nhiên liệu, chuyến biển dự kiến diễn ra trong vòng gần 3 tháng sẽ tiêu hao hơn 20 nghìn lít dầu, khoảng 300 triệu đồng. Các nhu yếu phẩm khác như lương thực, thực phẩm, nước uống, gas cộng thêm sẽ khiến giá thành cho chuyến biển lên đến 500 triệu đồng. Chỉ mong trời yên, biển lặng giúp chúng tôi có thêm chuyến biển thành công” – ông Trí nói. Chuyến biển vừa qua, ông Trí và gần 50 bạn biển thu được tổng cộng 25 tấn mực xà. Chủ tàu thu được gần 700 triệu đồng, mỗi bạn được chia 40 triệu đồng.

Nhu cầu tăng

Ông Nguyễn Văn Lúc – cán bộ phụ trách thủy sản của UBND xã Tam Giang cho biết, sau 2 chuyến biển từ đầu năm, đến nay, sản lượng khai thác mực xà của 30 tàu câu mực trên địa bàn đạt 4.890 tấn. Như vậy, tính trung bình, mỗi tàu đạt gần 40 tấn mực xà/chuyến biển. “Cứ mỗi khi tàu câu mực cập bờ là tôi đến thống kê sản lượng thu được. Ngư dân khiêng vác hải sản lên cân bán ngay tại cảng cá An Hòa nên hầu như không có sai sót về tổng sản lượng thống kê. Năm nay, nghề câu mực khơi rất thành công, sản lượng tăng cao mà giá bán tăng vọt khiến cho hiệu quả kinh tế thu được tăng đột biến. Mong sao thị trường mua bán mực xà ổn định về giá, giúp ngư dân thu được giá trị cao, yên tâm bám biển” – ông Lúc nói.

Tại xã Bình Minh [Thăng Bình] hiện có 19 tàu câu mực khơi. Các chuyến biển của ngư dân đều đạt khá. Ông Trương Công Bảy – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, ngư dân theo nghề câu mực bám biển được 2 chuyến. Tính trung bình mỗi tàu thu được 20 tấn hải sản/chuyến biển. Giá mực xà ngư dân bán được dao động ở mức xấp xỉ 130 nghìn đồng/kg. “Mặc dù sản lượng mực xà ngư dân thu được không quá cao nhưng giá bán tăng vọt đã khiến cho hiệu quả chuyến biển tăng lên rõ rệt. Câu mực khơi là nghề chủ lực của địa phương. Giá bán cao đã giúp cho ngư dân được tiếp thêm động lực trong những chuyến bám biển trong thời gian tới” – ông Bảy cho hay.

Đối chiếu với mọi năm sản xuất của nghề câu mực khơi – điệp khúc được mùa, mất giá luôn lặp lại thì thực tế được mùa, được giá vào thời điểm hiện tại của nghề này là rất khác biệt. Bà Phan Thị Tuyết [thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang] kinh doanh mực xà nhiều năm nay cho biết, giá mực xà tăng đột biến là do nguồn cầu tăng cao. Trước đây, mực xà chỉ có thể xuất khẩu bán qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Do độc quyền thu mua nên thương lái Trung Quốc ép giá, nhiều khi mực xà chỉ bán được 50 nghìn đồng/kg. Qua nhiều mối quen biết làm ăn, bà Tuyết đã kết nối, bán được mực xà qua các thị trường Thái Lan, Indonesia, Malaysia. “Khi hàng hóa mực xà không còn độc quyền để phía Trung Quốc quyết định giá thì theo quy luật thị trường, nguồn cầu tăng lên khiến giá bán mực xà tăng cao là điều dễ hiểu. Tôi thu mua hầu hết mực xà của ngư dân Quảng Nam khai thác được và đã nhiều lần thua lỗ do bị phía Trung Quốc đột ngột giảm giá mua” – bà Tuyết nói. Theo bà Tuyết, gần như chắc chắn giá mực sẽ không giảm trong thời gian đến do nguồn cung không nhiều bởi mùa biển động đã ở ngay phía trước. Đồng thời sẽ tiếp tục tìm cách mở rộng thị trường mực xà xuất khẩu trong thời gian đến.
Theo Báo Quảng Nam

Video liên quan

Chủ Đề