Top giá gạo 5451 hôm nay năm 2022

Thu hoạch lúa Thu Đông ở xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. [Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN]

Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung có xu hướng ổn định.

Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy tại thành phố Cần Thơ, giá lúa không có sự biến động. Cụ thể, Jasmine là 6.700 đồng/kg, IR50404 là 5.700 đồng/kg…

Tại Sóc Trăng, giá lúa vẫn giữ nguyên so với tuần trước như: Đài thơm 8 là 7.500 đồng/kg, ST24 là 8.250 đồng/kg; OM4900 là 7.500 đồng/kg; riêng OM6976 tăng 150 đồng/kg đạt 6.650 đồng/kg…

Tuy nhiên, tại Hậu Giang, Đài thơm 8 giảm 300 đồng/kg còn 7.100 đồng/kg; còn các loại lúa khác vẫn giữ ổn định như:  OM5451 ở mức 6.500 đồng/kg; IR50404 là 6.000 đồng/kg.

Tại Kiên Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 6.450 đồng/kg; còn OM 5451 ở mức 6.100 đồng/kg.

[Nhiều kênh kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa các địa phương phía Nam]

Thị trường An Giang cũng cho thấy giá lúa, gạo ổn định. Cụ thể, nếp vỏ khô 6.600-6.900 đồng/kg; lúa OM 5451 từ 5.600-5.700 đồng/kg; lúa Nhật từ 7.500-7.600 đồng/kg; lúa OM 380 từ 5.400-5.600 đồng/kg; Lúa OM từ 6.000-6.200 đồng/kg.

Về giá gạo: gạo Hương lài 19.000 đồng/kg; gạo sóc thường 14.000 đồng/kg; gạo sóc Thái 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thường 11.500-12.000 đồng/kg.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang cho biết hiện nay, lúa vụ Thu Đông trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được 41.944 ha/161.103ha; ước năng suất 5,58 tấn/ha; tổng sản lương cả vụ khoảng 998.838 tấn.

Đến nay, sản lượng đã thu hoạch và tiêu thụ 230.047 tấn, còn lại từ đây đến cuối vụ Thu Đông 768.791 tấn.

Theo thông tin nhu cầu từ các doanh nghiệp sẽ cần khoảng 400.000 tấn lúa, nếp các loại để đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu.

Để chủ động hỗ trợ người dân, các hợp tác xã tiêu thụ lúa, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đề nghị ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các địa phương tăng cường hoạt động mời gọi, kết nối để hỗ trợ người sản xuất trong việc hình thành chuỗi liên kết-tiêu thụ trong thời gian tới.

Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang bước vào thu hoạch lúa vụ Mùa, so với các vụ khác trong năm, việc sản xuất lúa vụ này gặp nhiều khó khăn do chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố bất lợi của thời tiết, chi phí vật tư đầu vào tăng cao.

Theo bà con nông dân sản xuất lúa vụ mùa trên địa bàn tỉnh, hiện nay, giá lúa đang dao động trong khoảng 4.900-5.600 đồng/kg, giảm so vụ Mùa năm ngoái từ 500-800 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi rất thấp, thậm chí thua lỗ nếu thuê mướn ruộng để canh tác.

Hiện nông dân phía Nam đang tập trung xuống giống lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 chính vụ. Nhiều địa phương phấn đấu xuống giống lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 dứt điểm trước 30/12/2021.

Tính đến ngày 15/11/2021, các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 351.900ha lúa Đông Xuân sớm, bằng 120,9% cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến độ gieo trồng lúa Đông Xuân 2021 nhanh hơn cùng kỳ do vụ lúa Hè Thu kết thúc sớm, thời tiết khô ráo, các địa phương tranh thủ xuống giống tránh hạn mặn.

Trong khi giá lúa, gạo ở thị trường trong nước ổn định thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu ở Ấn Độ và Thái Lan giảm trong tuần qua do đồng nội tệ yếu đi và nguồn cung trong nước tăng.

Phiên 3/12, giá gạo đồ 5% tấm của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Ấn Độ giảm so với mức giao dịch 354-360 USD/tấn trong tuần trước xuống còn từ 353-358 USD/tấn.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết: “Nguồn cung vụ Hè đang tăng. Tuy nhiên, đợt mưa sớm tuần này có thể làm chậm vụ thu hoạch tại một số bang phía Đông."

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm từ 390-403 USD/tấn trong tuần trước xuống còn 380-397 USD/tấn trong phiên 3/12.

Giới thương nhân ở Bangkok cho biết đồng baht Thái giảm 1,5% so với đồng USD trong tuần qua, dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn. Ngoài ra, giới thương nhân cho biết thêm Thái Lan đang có một vụ thu hoạch ngũ cốc mới dồi dào, nhưng những thách thức về logistics vẫn còn và khiến giá cước vận chuyển cao cùng với tình trạng khan hiếm tàu.

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết nước này đã xuất khẩu 4,59 triệu tấn gạo trong giai đoạn tháng 1-10/2021.

Cùng chung xu hướng đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam loại 5% tấm cũng giảm từ 425-430 USD/tấn trong tuần trước, xuống còn từ 415-420 USD/tấn.

Tại thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch cuối tuần 3/12, giá các mặt hàng nông sản tại sàn giao dịch nông sản Chicago [Mỹ] CBOT biến động trái chiều; trong đó giá ngô và đậu tương tăng, còn giá lúa mỳ giảm.

Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 3/2022 tăng 7,25 xu Mỹ [1,26%] lên 5,84 USD/bushel.

Trong khi đó, giá đậu tương giao tháng 1/2022 tăng 23 xu Mỹ [1,85%] lên 12,6725 USD/bushel. Còn giá lúa mỳ giao tháng 3/2022 giảm 11,25 xu Mỹ [1,38%] xuống 8,0375 USD/bushel [1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg].

Trong khi giá lúa mỳ giảm xuống, giới đầu tư trên sàn CBOT lại lạc quan đối với ngô và đậu tương, giữa bối cảnh  thời tiết đáng lo ngại ở Nam Brazil và Argentina.

Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho rằng các đợt giảm giá lúa mỳ giao tháng Ba năm sau sẽ duy trì ở mức dưới 8,20 USD/bushel.

Công ty này cho hay giá ngô và đậu tương sẽ theo sát tình hình thời tiết ở Nam Mỹ, với giá ngô tháng 3/2022 sẽ trên mức 5,90 USD/bushel, trong khi giá đậu tương giao tháng 3/2022 sẽ ở mức 13 USD/bushel nếu thời tiết khô hạn ở Nam Brazil cho đến giữa tháng 12/2021.

Các nguồn tin thương mại cho biết Trung Quốc đặt mua 24-28 chuyến hàng đậu tương của Brazil và Mỹ trong tuần này.

Nông dân thu hoạch hạt càphê tại một nông trại ở Forquilha do Rio, Espirito Santo, Brazil. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Về thị trường càphê thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe-London kéo dài đà tăng phiên thứ tư. Giá càphê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1/2022 tăng thêm 51 USD, lên 2.386 USD/tấn và giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng thêm 33 USD, lên 2.298 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức cao.

Trong khi đó, giá càphê Arabica trên sàn ICE US-New York cùng xu hướng tăng phiên thứ ba.

Giá càphê Arabica giao tháng 3/2022 tăng thêm 6,75 xu Mỹ, lên 243,35 xu Mỹ/lb và giá càphê Arabica giao tháng 5/2022 tăng thêm 6,60 xu Mỹ, lên 242,40 xu Mỹ/lb [lb=0,4535kg]. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Càphê thế giới liên tục tăng khi tình trạng hạn hán ở Brazil ảnh hưởng đến một số khu vực trồng càphê trọng điểm, sẽ khiến niên vụ mùa 2022 rơi vào tình trạng bấp bênh.

Đây chính là yếu tố thúc đẩy giá càphê Robusta có được sức mua lớn trong các phiên giao dịch hiện nay. Đó cũng là yếu tố hỗ trợ cho dòng vốn đổ về các sàn giao dịch cà phê nhiều hơn. Trong khi nguồn cung từ nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu là Việt Nam không dễ sớm cải thiện được.

Giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm từ 300-400 đồng , lên dao dộng trong khung từ 42.600-43.000 đồng/kg./.

Bích Hồng-Hà Chung [TTXVN/Vietnam+]

Giá lúa gạo hôm nay 15/3 tiếp đà giảm khi lúa OM 5451 điều chỉnh về giá 5.600 - 5.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với hôm qua. Đối mặt với không ít khó khăn, tỉnh Vĩnh Long đã áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để sản xuất lúa vụ Hè Thu đạt thắng lợi.

  • 14-03-2022Giá lúa gạo hôm nay 14/3: Giảm nhiều nhất là 1.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần
  • 11-03-2022Giá lúa gạo hôm nay 11/3: Nếp Long An [tươi] tăng 100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm:Giá lúa gạo hôm nay 16/3

Tại An Giang,giá lúa hôm nay[15/3] ghi nhận giảm 100 đồng/kg đối với giống lúa OM 5451, hiện thương lái đang thu mua với giá 5.600 - 5.800 đồng/kg.

Các giống lúa còn lại tiếp tục giữ nguyên giá không đổi so với hôm qua. Cụ thể, lúa IR 50404 [tươi] giữ nguyên giá 5.500 - 5.800 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 tiếp vẫn neo trong khoảng 5.700 - 5.800 đồng/kg, IR 50404 [khô] duy trì đi ngang với giá 6.000 đồng/kg, Nàng Hoa 9 có giá khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen [khô] giữ nguyên trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Các giống lúa OM không có thêm thay đổi mới nào trong ngày hôm nay. Theo đó, giá lúa OM 5451 hiện ở mốc 5.700 - 5.800 đồng/kg; OM 380 duy trì mức 5.500 - 5.600 đồng/kg và OM 18 đang được thu mua với giá 5.600 - 5.850 đồng/kg.

Giá các loại nếp hôm nay chững lại tại tất cả các giống nếp được khảo sát. Theo đó, nếp Long An [tươi] giữ mức 5.300 - 5.500 đồng/kg, Nếp vỏ [tươi] hiện giao dịch ở mốc 5.400 - 5.500 đồng/kg, nếp ruột chững lại trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái [đồng]

Tăng [+], giảm [-] so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.700 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.800

-100

- Lúa OM 380

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 18

Kg

5.600 - 5.850

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa IR 50404 [khô]

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen [khô]

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An [tươi]

kg

5.300 - 5.500

-

- Nếp vỏ [tươi]

kg

5.400 - 5.500

-

- Nếp Long An [khô]

kg

-

-

Giá gạo

Giá bán tại chợ

[đồng]

Tăng [+], giảm [-] so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 15/3 tại tỉnh An Giang. [Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang]

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay đi ngang. Gạo thơm Jasmine đang thu mua trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, Gạo Sóc thường tiếp tục neo ở mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài vẫn ở trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài đi ngang tại mức 19.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg.

Nguồn: Báo Cà Mau

Bảo vệ sản xuất vụ lúa Hè Thu tại Vĩnh Long

Theo ngành Nông Nghiệp tỉnh Vĩnh Long, để ứng phó hạn, mặn và bảo vệ sản xuất vụ lúa Hè Thu, các cấp ban ngành, địa phương đã tập trung theo dõi tình hình hạn, mặn tại các vùng có nguy cơ xâm nhập mặn cao để kịp thời khuyến cáo cho người dân, chủ động ứng phó.

Theo đó, trong vụ lúa Hè Thu, ngành chức năng đã khuyến cáo lịch thời vụ gieo trồng lúa, rau màu hợp lý cho từng vùng, xuống giống lúa đồng loạt, tập trung cho từng cánh đồng ở các vùng đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, theo báo Vĩnh Long.

Tại Trà Ôn, để bảo vệ sản xuất, đảm bảo đủ nước tưới cho vụ Hè Thu năm nay với diện tích lúa 4.200ha và các loại cây trồng khác, ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết, địa phương đã tăng cường giám sát mặn, khuyến cáo sản xuất cây trồng ứng phó hợp lý trong điều kiện hạn, mặn. Đối với lúa dễ bị thiệt hại ở giai đoạn mạ và giai đoạn lúa trổ, nếu độ mặn trên 1% sẽ không cho nước vào ruộng; khi sử dụng nước pha thuốc phun xịt thì nên sử dụng nước không nhiễm mặn [nhỏ hơn 0,8%].

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện cũng triển khai thực hiện nhanh các công trình thủy lợi đã được bố trí vốn để đưa vào khai thác, sử dụng nhằm tăng cường khả năng ngăn mặn, giữ nước ngọt phục vụ tốt cho chống hạn, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.

Theo ngành chức năng, tình hình diễn biến thời tiết khí hậu năm nay nắng nóng khô hạn phức tạp nên sâu bệnh gia tăng gây hại lúa giai đoạn mạ, nhất là bọ trĩ sẽ gây hại nặng trên các trà lúa phát triển mạnh. Bọ trĩ tấn công làm lá lúa bị cuốn lại ở chóp, lá héo, tóp lại và khô vàng. Đặc biệt nặng ở các ruộng khô nước.

Đồng thời, dự báo trên đồng tuần tới phổ biến lứa rầy tuổi trưởng thành và rải rác rầy cám nở tuổi một gây hại chủ yếu ở mức nhẹ. Do đó, nông dân cần chủ động thăm đồng, quan sát kỹ gốc lúa, theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên các trà lúa vụ Hè Thu.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tam Bình, cho hay, để phòng chống hạn, mặn ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng cao, ngành nông nghiệp vận động chuyển đổi sản xuất hai vụ lúa, một vụ màu, hoặc thả nước lấy phù sa.

Hiện giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, làm cho chi phí sản xuất tăng, nông dân gặp nhiều khó khăn trong đầu tư và chăm sóc lúa. Vì vậy, huyện tăng cường vận động những nơi sản xuất lúa không hiệu quả chuyển sang trồng màu, cây ăn trái phù hợp để tăng thu nhập cho người dân. Song song đó, cũng khuyến cáo nông dân theo dõi tình hình dịch bệnh trên lúa để phòng trừ kịp thời.

So sánh giá vàng hôm nay 15/3: Tiếp tục lao dốc, SJC giảm hơn 1 triệu đồng/lượng

15-03-2022 Giá gas hôm nay 15/3: Giá khí đốt tự nhiên vẫn đang tiếp tục đà giảm sau phiên hôm qua

15-03-2022 Giá tiêu hôm nay 15/3: Đồng loạt đi ngang; cao su Thượng Hải giảm hơn 0,5%

Video liên quan

Chủ Đề