Tốt nghiệp trung học phổ thông là gì

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam là một sự kiện của ngành Giáo dục Việt Nam, được bắt đầu tổ chức vào năm 2015.[4] Là kỳ thi 2 trong 1, được gộp lại bởi hai kỳ thi là Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí.[4] Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Quy chế thi của kỳ thi này.[5] Quy chế thi đã được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn từng năm.

Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia (Việt Nam)
Tốt nghiệp trung học phổ thông là gì
Trường THPT Nguyễn Huệ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, một điểm thi của Kỳ thi THPT quốc gia 2019 (Hội đồng thi Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh)
Viết tắtKỳ thi THPT Quốc gia
LoạiKiểm tra trắc nghiệm trên giấy (trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận)[1]
Nhà phát triển / quản lýBộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)
Kiến thức / kỹ năng kiểm traBa bài thi độc lập bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Trung, Hàn)
Hai bài thi tổ hợp tự chọn: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Sinh học, Hóa học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân)[1]
Mục đíchXét tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng
Năm bắt đầu2015 (2015)
Thời lượngToán: 90 phút
Ngữ văn:120 phút
Ngoại ngữ: 60 phút
Các bài thi tổ hợp: 50 phút/mỗi môn thành phần, tổng cộng là 150 phút mỗi bài[1]
Thang điểmTất cả các bài thi: 010, làm tròn điểm tới hai chữ số thập phân.
Hiệu lực1 năm, tính đến kỳ thi THPT Quốc gia năm kế tiếp
Tổ chức1 lần/năm
Quốc gia / khu vực
Tốt nghiệp trung học phổ thông là gì
 
Việt Nam
Ngôn ngữCác môn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn
Các môn còn lại: tiếng Việt
Điều kiện / tiêu chí[2]
Phí tham dự35.000 VND/môn thi (các kỳ thi năm 2015, 2016) [3] Miễn phí (kì thi năm 2017 trở đi)
Điểm được sử dụng bởiHầu hết các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
Trang mạng
  • Trang tra cứu điểm thi, sửa đổi nguyện vọng cho thí sinh

Để tham dự kỳ thi này, thí sinh phải thi ít nhất 4 bài thi gồm 3 bài thi độc lập bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD). Hình thức thi và lịch thi theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Giáo dục Việt Nam.[6]

Năm 2020 và 2021, do những tác động từ đại dịch COVID-19 đến việc dạy và học ở các nhà trường, kỳ thi THPT quốc gia trở lại với tên cũ là kỳ thi tốt nghiệp THPT với cách thức tổ chức gần giống với kỳ thi THPT quốc gia và với mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT. Các trường đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ tuyển sinh đại học.[7]

Mục lục

  • 1 Hoàn cảnh ra đời
  • 2 Cách thức tổ chức
  • 2.1 Đơn vị tổ chức thi cho thí sinh
  • 2.2 Đối tượng được tham dự kỳ thi và trách nhiệm
  • 2.3 Điểm thi và cách thức xét tốt nghiệp
  • 3 Đề và hình thức thi
  • 3.1 Đề thi
  • 3.2 Hình thức thi, cách làm bài và tổng quan đề thi
  • 4 Môn thi và cách chọn
  • 4.1 Năm 2015 và 2016
  • 4.2 Từ năm 2017 đến nay
  • 5 Nhận xét
  • 5.1 Mặt tích cực
  • 5.2 Mặt yếu kém
  • 6 Gian lận điểm thi năm 2018
  • 7 Thay đổi qua các năm
  • 7.1 Từ năm 2019
  • 8 Xem thêm
  • 9 Chú thích
  • 10 Liên kết ngoài