Tphcm về bến tre có bị cách ly không

Bến Tre sẽ áp dụng cho người dân ra vào tỉnh kèm theo những điều kiện bắt buộc từ ngày 14-10 - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Tỉnh Bến Tre sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát người ra vào tỉnh theo hướng dẫn này bắt đầu từ hôm nay, 14-10.

Theo văn bản gửi các địa phương do ông Trần Ngọc Tam ký, tỉnh Bến Tre đề nghị các địa phương khác phối hợp, thống nhất cho người dân giữa tỉnh Bến Tre và các tỉnh, thành phố di chuyển theo quy định, điều kiện và yêu cầu cụ thể.

Người được đi gồm người dân đi khám bệnh, điều trị bệnh; học sinh, sinh viên nhập học; giáo viên; người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy; người có tài sản và canh tác nông nghiệp địa phương nơi đến; người có con nhỏ, phụ nữ mang thai, người trở về nơi cư trú, đi nước ngoài, người đi tiêm vắc xin, người di chuyển theo yêu cầu của tòa án, người tham gia thi tuyển do cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý nhà nước tổ chức. 

Điều kiện để đi đến các tỉnh gồm có giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính còn hiệu lực, tình trạng tiêm vắc xin.

Bên cạnh đó cần có công văn của UBND cấp huyện [nơi đi] đầy đủ thông tin về thời gian, đối tượng, lý do và các giấy tờ liên quan đối tượng di chuyển, điểm đi, lộ trình di chuyển, điểm đến, số điện thoại liên lạc gửi đến UBND các địa phương trên lộ trình di chuyển và nơi đến [gửi trực tiếp địa phương nơi người dân lưu trú trước khi di chuyển].

Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy, người có tài sản và canh tác nông nghiệp tại địa phương nơi đến phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền nơi đến cho phép lao động ngoài địa phương vào làm việc.

Người dân khu giáp ranh TP.HCM - Bình Dương có thể qua lại 'dễ thở' hơn

MẬU TRƯỜNG

Bến Tre gỡ bỏ các chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra, vào tỉnh

Bến Tre [TTXVN 13/11]

Từ ngày 12/11, tỉnh Bến Tre gỡ bỏ các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa ngõ ra vào tỉnh; đồng thời, xem xét thiết lập lại các chốt kiểm soát tại cơ sở, đặc biệt là tại các vùng dịch đang diễn biến phức tạp.

Đại tá Nguyễn Hùng Minh, Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre cho hay, từ tháng 6/2021, lực lượng Công an tỉnh Bến Tre đã thành lập và duy trì 3 chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa ngõ tỉnh gồm: Chốt kiểm soát cầu Rạch Miễu [giáp tỉnh Tiền Giang], chốt kiểm soát cầu Cổ Chiên [giáp tỉnh Trà Vinh] và chốt kiểm soát phà Đình Khao [giáp tỉnh Vĩnh Long]. Từ khi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ đến nay, lực lượng chức năng tại các chốt chỉ thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, kiểm đếm, thống kê lượng người và phương tiện ra, vào tỉnh, trung bình khoảng 10.000 lượt người/ngày. 

Đại tá Nguyễn Hùng Minh cho biết thêm, nhận thấy việc kiểm soát tại cửa ngõ không còn mang lại hiệu quả cao, Công an tỉnh đã đề xuất dừng các chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại cửa ngõ tỉnh để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới; giao lại cho từng địa phương cấp huyện, xã để hướng dẫn, nhắc nhở người dân khai báo y tế; kiểm tra, kiểm soát, làm tốt công tác phòng dịch ngay cả trên đường bộ, đường thủy.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam thống nhất với đề xuất của Công an tỉnh, dừng các chốt cửa ngõ ra vào tỉnh, thực hiện tốt phương châm "lỏng ngoài, chặt trong". Đồng thời, giao Công an tỉnh hướng dẫn các địa phương thiết lập các chốt kiểm soát tại các huyện, xã phù hợp, khoa học đúng quy định, hướng dẫn người dân phòng chống dịch hiệu quả, không cản trở việc đi lại của bà con. Thời gian thực hiện từ ngày 12/11/2021.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cũng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống dịch COVID-19, không được lơ là, chủ quan, tuân thủ phương châm "5K + vaccine + công nghệ + ý thức người dân". Mặt khác, thực hiện tốt ba trụ cột trong phòng, phòng chống dịch là "giãn cách, cách ly nhanh nhất, gọn nhất, hẹp nhất không để dịch lây lan; xét nghiệm thần tốc, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả; điều trị tích cực sớm từ cơ sở để tránh chuyển nặng, giảm tử vong". Ông Trần Ngọc Tam yêu cầu kiên trì giữ vững và khôi phục lại "vùng xanh" cấp xã, huyện; từng địa phương thực hiện đúng theo quy định từng cấp độ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 6820/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về "Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh trong việc lãnh đạo, điều hành tại địa phương. Ngoài ra, chủ động theo dõi chặt chẽ người về từ các địa phương, khu vực có dịch vừa hết giãn cách, nhất là từ các địa phương có số mắc cao, các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để phát hiện sớm, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch; phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là tổ phòng, chống COVID-19 dựa vào cộng đồng trong giám sát, xét nghiệm, theo dõi y tế…

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Bến Tre, từ 6 giờ đến 11 giờ ngày 13/11, Bến Tre ghi nhận thêm 37 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh đến nay lên 3.267 ca; trong đó có 2.275 bệnh nhân đã được xuất viện, có 54 trường hợp tử vong. Toàn tỉnh Bến Tre có 8/9 huyện, thành phố áp dựng phòng, chống dịch ở cấp độ 2, riêng huyện Bình Đại ở cấp độ 3./.

Chương Đài

Kỳ Quan   -   Chủ nhật, 31/10/2021 15:35 [GMT+7]

Không còn kiểm tra người và phương tiện vào tỉnh Bến Tre. Ảnh: K.Q

Cụ thể, tỉnh Tiền Giang đã tháo dỡ 7 chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh tại các cửa ngõ ra vào. Lực lượng tại các chốt đồng loạt thu dọn, tháo dỡ lều bạt của 7 chốt kiểm soát thủy bộ trên Quốc lộ 1, đường tỉnh 879 C, Quốc lộ 50, Quốc lộ 30… địa bàn giáp ranh giữa Tiền Giang với các tỉnh lân cận.

Nơi giáp ranh Long An - Tiền Giang trên Quốc lộ 1 không còn trạm kiểm dịch. Ảnh: K.Q

Ghi nhận tại Trạm BOT Cầu Rạch Miễu trên Quốc lộ 60, con đường độc đạo nối tỉnh cù lao Bến Tre với Tiền Giang, Long An, TP.HCM sáng 31.10, chúng tôi cũng không còn thấy phương tiện giao thông và người vào tỉnh Bến Tre không còn được kiểm tra dịch bệnh.

Trước đó, các trạm kiểm dịch vào tỉnh Long An và giữa Long An - TP.HCM cũng đã được tháo dỡ.

Như vậy, sau nhiều tháng không thể đi lại hoặc đi lại rất khó khăn giữa Bến Tre – Tiền Giang – Long An – TP.HCM, nay người dân và phương tiện giao thông ở các địa phương đã có thể đi lại tự do, không còn phải chịu sự kiểm tra tại các trạm.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Báo Đồng Khởi

Theo báo cáo của ngành y tế Bến Tre, tính đến 11h ngày 21/7, toàn tỉnh Bến Tre có 328 ca dương tính, đang được cách ly tập trung điều trị; đã truy vết các F1 liên quan và đưa đi cách ly tập trung theo dõi. Công tác về phòng chống dịch vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Báo cáo nhận định việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong ngày thứ 3 đã có dấu hiệu người dân ra ngoài nhiều hơn; tình hình diễn biến dịch COVID-19 còn khá phức tạp, nhất là các ca phát hiện trong cộng đồng…

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam đề nghị: Các ngành, các đơn vị tăng cường quản lý, quyết liệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg, vì hiện đang có dấu hiệu lơi lỏng hơn ngày đầu. Vì đây là "thời gian vàng” để khống chế dịch COVID-19. Đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân phải ở nhà trong thời gian này, mỗi người, mỗi hộ gia đình chịu khó “thắt lưng buộc bụng” trong sinh hoạt và hạn chế tối đa việc ra ngoài. Lực lượng làm nhiệm vụ nhanh chóng truy vết, khoanh vùng, dập dịch, từ đó mới có thể giảm dần các ca F0.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre yêu cầu quản lý chặt các đối tượng tại trại cai nghiện ma túy, quản lý an toàn nhà tạm giữ, tạm giam; xem xét việc cách ly tại nhà đối với F1 [có quản lý] để giảm tải ở các khu cách ly tập trung; các doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định "4 tại chỗ" và không giải quyết cho người bên ngoài vào. Các địa phương tiếp tục test nhanh trong các khu phong tỏa, xác định các F0. Có thể sắp xếp các chốt phù hợp, tăng cường các chốt tại các khu phong tỏa.

Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg và có thể xem xét áp dụng cao hơn Chỉ thị số 16/CT-TTg để tận dụng thời gian thực hiện hiệu quả việc khống chế dịch COVID-19. Quản lý chặt chẽ các công ty, kiểm tra nếu không đáp ứng được các yêu cầu “4 tại chỗ” thì buộc phải dừng hoạt động.

Lúc này phải chấp nhận tạm dừng một số việc để tập trung cao nhất cho công tác chống dịch COVID-19. Tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên mỗi người dân cần nâng cao ý thức, chấp hành tốt Chỉ thị số 16/CT-TTg, ở nhà và hạn chế đi lại. Xem xét việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân. Huy động nguồn lực trong dân để phát huy "Siêu thị 0 đồng", nếu được thì nên phát nhu yếu phẩm đến từng nhà. Phát huy Tổ COVID-19 cộng đồng. Tất cả tập trung cao các giải pháp để khống chế dịch và đưa cuộc sống trở lại bình thường mới./.


Video liên quan

Chủ Đề