Trẻ em la bao nhiêu tuổi

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Chủ nhiệm ủy ban văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cho rằng quy định này là một điểm thay đổi rất lớn của dự thảo luật, nâng độ tuổi trẻ em từ 16 lên 18 tuổi.

Theo giáo sư Thuyết, việc mở rộng độ tuổi trẻ em là nhằm phù hợp với công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em. Tuy nhiên, ông Thuyết cho rằng quy định “cứng” như vậy là không phù hợp với thực tế và có thể nảy sinh rất nhiều vấn đề bất bình trong xã hội.

Cụ thể, ông Thuyết dẫn chứng ở Việt Nam lâu nay đã tồn tại câu nói “Mười bảy bẻ gãy sừng trâu”, nói vậy có nghĩa là ở độ tuổi này cơ thể đã phát triển, sức khỏe rất dồi dào và đặc biệt, từ ngày đất nước đổi mới, đời sống được cải thiện rất nhiều khiến cho thể chất của trẻ em phát triển toàn diện hơn.

Đồng thời, về mặt nhận thức 16 tuổi là thanh niên đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập và ở nhiều quốc gia trên thế giới, người đủ 16 tuổi đã làm lễ trưởng thành và có quyền yêu cầu cha mẹ cho ở riêng.

Lấy ví dụ ông Thuyết cho rằng: “Thực tế thời gian qua tình hình tội phạm bị trẻ hóa ngày càng nhiều, nhất là vụ án Lê Văn Luyện giết người dã man gây bức xúc rất lớn trong dư luận”.

Ngoài dẫn chứng trên, ông Thuyết cũng nêu ra thực trạng trong thời gian qua, một số người ở độ tuổi học sinh đã đánh hội đồng bạn học cùng, yêu đương ái ân rồi quay clip tung lên mạng làm nhục bạn dẫn đến hậu quả rất nặng nề và hết sức đau lòng, gây nhức nhối trong xã hội.

“Thậm chí khi đó nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi về việc có cần thiết giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xuống hay không? Nếu nâng độ tuổi trẻ em đến dưới 18 tuổi thì việc phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật sẽ rất nhẹ nhàng và không đủ yếu tố răn đe” - ông Thuyết nói.

Đồng tình với ý kiến của ông Thuyết, bà Phan Thanh Minh, nguyên trưởng phòng trẻ em Sở Lao động thương binh xã hội TP.HCM cho rằng Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em không quy định cứng về độ tuổi mà tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi đất nước.

Bộ Luật hình sự thì quy định người từ đủ 14 đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, còn Luật lao động quy định người lao động là người từ 15 tuổi trở lên. “Như vậy, quy định mức tuổi trẻ em là người đến 18 tuổi là chưa  phù hợp với các bộ luật hiện hành” - bà Minh nêu ý kiến.

Thai nhi có phải là trẻ em không?

Đây là câu hỏi được nhiều đại biểu tham dự hội thảo đặt ra. Bà Lê Thị Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng luật quy định chung trẻ em là người dưới 18 tuổi, nghĩa là đối tượng được đề cập ở đây là trẻ vừa được sinh ra cho đến khi 18 tuổi. Vậy thì thai nhi có phải là trẻ em không?

Theo bà Thu thì các nghiên cứu về sự phát triển của thai nhi cho thấy thai nhi và thời kỳ sơ sinh quyết định rất nhiều đến quá trình hình thành tâm lý và sinh lý của con người. Tất cả các bệnh như tim, tiểu đường, các bệnh về miễn dịch đều do những căng thẳng trong giai đoạn đầu tiên của đời người. Bởi vậy, quá trình hình thành và phát triển của thai nhi 9 tháng trong bụng mẹ là quá trình lớn lên và tăng trưởng của một con người cả về thể chất và tinh thần. Chỉ sau 3 tháng thai nhi đã bộc lộ những khả năng đặc biệt của con người.

Thực trạng cho thấy vì không xem thai nhi là trẻ em nên trong xã hội, nhất là lứa tuổi vị thành niên và thanh niên đã tùy tiện trong sinh hoạt tình dục gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Tỷ lệ nạo phá thai ở nước ta đứng thứ 5 trong số những nước nạo phá thai nhiều.

Thậm chí những phụ nữ đang mang thai còn bị bạo hành cả về thể xác và tinh thần, cả về tình dục và sức lao động, bị rủ rê vào việc mua bán ma túy và các tệ nạn xã hội.

“Bởi vậy, tôi đề nghị, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em có điều khoản xem thai nhi là đối tượng cần phải được luật bảo vệ”, bà Thu nói.

Đồng thời bà Thu cũng đề xuất quy định này cụ thể: “Thai nhi đủ 3 tháng tuổi khỏe mạnh phải tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em được chào đời, cho em quyền được sống”.

Đây cũng là vấn đề mà ông Nguyễn Minh Thuyết đặt ra: “Một người từ lúc còn đang là bào thai thì có được coi là trẻ em chưa hay chỉ từ khi sinh ra mới được coi là trẻ em? Theo truyền thống dân tộc tính cả tuổi mụ thì từ khi được đậu thai trong bụng mẹ đã được tính tuổi và coi là trẻ em rồi. Điều này hoàn và toàn phù hợp với những phát hiện của y học về cuộc sống của bào thai và nếu được quy định trong luật thì trách nhiệm của Nhà nước, gia đình đối với trẻ em sẽ được bắt đầu từ rất sớm”.

Tuy nhiên, ông Thuyết lại cho rằng nếu quy định theo hướng này thì sẽ dẫn đến quy định cấm nạo phá thai, vậy nên đây là điều mà Ban soạn thảo Luật cần cân nhắc.

Trẻ em là cụm từ được dùng để chỉ những em bé nhỏ tuổi. Sự phát triển của trẻ có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chính vì vậy các quy định về trẻ em cũng có những vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tiễn. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Xác định trẻ em là từ bao nhiêu tuổi”.

Nội dung bài viết:

1. Trẻ em là gì?

Trẻ em là cụm từ rất quen thuộc và có nghĩa rất đơn giản, thông dùng vì ai ai cũng biết và cũng hiểu.Thực tế, khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều khía cạnh. Cũng có rất nhiều khái niệm biểu thị vấn đề này. Cụ thể như sau: Về mặt sinh học, trẻ em được hiểu chính là những con người ở giữa giai đoạn sơ sinh và tuổi dật thì. Định nghĩa pháp lý về một đối tượng là trẻ em nói chung sẽ để biểu thị một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa trường thành.Xét về góc độ pháp lý, khái niệm này cũng được quy ước theo nhiều cách khác nhau.Theo Công ước quyền trẻ em tại Điều 1 quy định về khái niệm trẻ em như sau: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định dưới tuổi thành niên sớm hơn”.Tuy nhiên, trong Luật trẻ em Việt Nam 2016, ở Điều 1 lại đưa ra quy định sau đây: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.Từ đó ta có thể khẳng định rằng có sự khác biệt quy định về độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam so với Công ước quốc tế.Tất cả các đối tượng là trẻ em cần được nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Ở nhiều xã hội, trẻ em sau độ tuổi 12 tháng có thể đến trường mẫu giáo để nhận được sự chăm sóc, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm tuổi, nhiều quốc gia quy định trẻ em bắt buộc phải đến trường tiểu học.Xem thêm: Trẻ em có bao nhiêu nhóm quyền? [Cập nhật năm 2022]

2. Người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em?

Độ tuổi của trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế:

Hiện nay, căn cứ theo các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, Liên Hợp Quốc đã ban hành quy định người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.Như vậy, thông qua đó, chúng ta có thể thấy trẻ em theo quy định của Liên Hợp Quốc là những người dưới 18 tuổi. Có sự quy định trên là bởi vì do thiếu nhi là những chủ thể còn non nớt về trí tuệ và thể chất. Tất cả các đối tượng là trẻ em đều cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời.

Người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Căn cứ theo quy định Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua trong kỳ hợp thứ 11 khóa XIII ngày 05 tháng 04 năm 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 và thay thế Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định tại điều 1 như sau: Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.Như vậy, ta nhận thấy, câu trả lời cho câu hỏi người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em sẽ là trẻ em là người dưới 16 tuổi.Trẻ em dưới 16 tuổi chính là người chưa thành niên, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định của pháp luật. Việc xác định một người ở độ tuổi trẻ con hay độ tuổi thành niên để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó. Bên cạnh đó thì việc xác định người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em cũng giúp xác định trách nhiệm hành vi của người đó trước pháp luật.Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, lĩnh vực, ngành nghề mà quy định về độ tuổi trẻ em có sự khác nhau. Hiện nay tại Việt Nam thì trẻ em được thống nhất giữa các bộ luật và văn bản Luật hiện hành để có thể dễ dàng quản lý. Theo đó, trẻ em là những người dưới 16 tuổi.Ta nhận thấy rằng, hiện nay, quy định về độ tuổi của trẻ em tại Việt Nam so với quy định độ tuổi trẻ em trên Thế giới là giảm 2 tuổi so với quy định của Liên Hợp quốc.Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 điều 4 Luật trẻ em 2016 cũng quy định rằng chủ thể là người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em”.Trong giai đoạn hiện nay, các nghiên cứu về việc nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 trở nên khá phổ biến và rất được quan tâm. Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện đã chỉ rõ, về cơ sở khoa học, tâm sinh lý của trẻ em từ 16 đến 18 tuổi vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện, có những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em lên người trưởng thành với nhận thức xã hội, hành vi chưa chín chắn.Chính vì thế, trẻ em trong lứa tuổi này thông thường dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng và lệch lạc về hành vi, thái độ, nhận thức; đồng nghĩa với việc dễ bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như có nguy cơ thực hiện các hành vi trái pháp luật khá cao. Cũng chính vì vậy mà có nhiều ý kiến trong giai đoạn hiện nay cho rằng nên nâng độ tuổi của trẻ em lên đến dưới 18 tuổi để nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đối tượng này.

3. Những câu hỏi có liên quan

 Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm là hành vi nào?

– Tước đoạt quyền sống của trẻ em.– Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.– Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.– Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.– Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.– Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.– Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.– Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.– Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.– Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.– Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 0- tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.– Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.– Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.– Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.– Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

4. Dịch vụ tư vấn luật ACC

Trên đây là thông tin về Xác định trẻ em là từ bao nhiêu tuổi? [Năm 2023] mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về vấn đề này, quý khách vui lòng truy cập trang web: //accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

Trẻ em trong độ tuổi bao nhiêu?

Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, ta nhận thấy, câu trả lời cho câu hỏi người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em sẽ là trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em dưới 16 tuổi chính là người chưa thành niên, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định của pháp luật.

Kid là bao nhiêu tuổi?

Lớp KIDS dành cho các bạn nhỏ từ 6-12 tuổi.

Theo luật trẻ em thì trẻ em là ai?

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Luật này quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

14 tuổi gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi [luật bảo vệ trẻ em 2016], thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Chủ Đề