Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì

Cảnh trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.

I

Từng xem lại vở chèo Quan Âm Thị Kính trên sân khấu Nhà hát Chèo Việt Nam đầu năm 2006, và rất tiếc, tôi đã phải nản lòng, vì không còn được thấy cái hồn vía ruộng đồng sâu thẳm của chèo cổ sân đình ngày xưa, như đã từng được thấy, từng được cảm động sâu xa gan ruột, trong những năm cuối của thế kỷ 20, khi xem cũng vở chèo cổ danh giá này của Nhà hát Chèo Việt Nam và Ðoàn chèo Thái Bình lưu diễn ở sân khấu TP Hồ Chí Minh.

Thật đáng ngạc nhiên.Vẫn tích ấy, trò ấy, vẫn Thị Kính oan khiên, Thị Mầu tung tẩy lên chùa, vẫn việc làng, mẹ Ðốp, xã trưởng, vẫn dàn đế, dàn đàn, vẫn tiếng trống chèo quen thuộc... mà hầu như biến mất tăm cái nồng nàn, thuần hậu, cái long lanh lấp lánh của viên ngọc chèo cổ. Dường như trong cái nhốn nháo xô bồ, tiết tấu nhanh gấp lạnh lùng cuốn phăng của cuộc sống đương đại ở đô thị, chèo cổ đã bị đánh mất hồn?

Làm sao mà chèo cổ lại ra nông nỗi này? Câu thơ Vũ Ðình Liên trong bài thơ Ông đồ xuất hiện, như một liên tưởng đau nhói: Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ?

II

Thực ra, trong suốt nửa sau thế kỷ 20, chèo cổ đã được người Việt cẩn trọng nâng niu giữ giá và làm sáng giá, treo cao giá ngọc. Sân khấu chèo đã có những năm tháng thịnh vượng, với những vở diễn chèo hoàn chỉnh, được sáng tạo bởi các nghệ nhân chèo xuất sắc và các đạo diễn rành nghề.

Và cả hai động thái mỹ học: bảo tồn bản sắc chèo cổ trong công cuộc dàn dựng lại một số vở chèo cổ mẫu mực và phát huy tinh chất chèo trong các vở chèo cách tân, đã được thực hiện một cách có chiến lược và có kết quả, khiến cho sân khấu chèo đã tồn tại song hành, không đứt đoạn với công chúng hiện đại Việt Nam trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ 20.

Tuy nhiên, càng về cuối thế kỷ 20 và nhất là vào mấy năm đầu thế kỷ 21, sân khấu chèo đang bị xuống giá và mất giá trầm trọng.

Mới đây, một trong mấy đạo diễn, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu chèo hàng đầu Việt Nam: NSND, GS Trần Bảng đã phải kêu lên rằng: Chúng ta đã lại thấy nghệ thuật chèo bị dung tục hóa, bị tha hóa đi như thế nào trong những năm bị suy thoái. Ở nhiều trò diễn, ngôn từ rác rưởi, động tác rác rưởi, âm nhạc lại càng rác rưởi. Không còn là nghệ thuật chèo nữa. Chèo đã mất đi chất thơ bản nguyên của nó.

Ông đã không nói quá và nhiều người đã đồng tình với ông trong nhận định nghiệt ngã và đích đáng này. Và ông đã có luận chứng hẳn hoi để "bảo lãnh" cho nhận định của mình, khi cho rằng sân khấu chèo trước hết là thơ, với bản thể của nó là tính ước lệ cao độ, không hề muốn mô tả cuộc sống trong hình thái "giống như thực".

Vì vậy, "ba ngôi" chủ thể sáng tạo của nghệ thuật chèo, gồm: tác giả, đạo diễn, diễn viên, theo GS Trần Bảng, buộc phải có "tư duy thơ" mới có thể khái quát, tinh chọn từ cuộc sống những nét thiết yếu mang ý thơ. Và ý thơ ấy lại được thể hiện thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng của chèo, thông qua những thủ đoạn nghệ thuật giàu tính biểu hiện như ước lệ ẩn dụ tượng trưng...

Cho nên, ông khẳng định, văn học chèo là văn học thơ,... Ðộng tác trong diễn xuất chèo là động tác thơ. Và ông hoàn toàn tinh tế khi nhận thức: Lớp múa "Mời trà" của Xúy Vân mừng Kim Nham trở về, các điệu múa không lời trong lớp trò "Xúy Vân giả dại", lớp múa ra trò của Thị Mầu... đều mang vẻ đẹp cách điệu của động tác múa, đã thăng hoa thành những "bài thơ động tác" thật tuyệt vời, trên cái nền âm nhạc chèo truyền thống, vốn nhiều hệ thống làn điệu, với hơn hai trăm ca khúc, cùng những hình thức nói lối, ngâm, vịnh, vỉa... mang sắc thái âm nhạc dân tộc đặc thù của người nông dân Việt vùng châu thổ sông Hồng.

Nhưng trên hết, vẫn là vai trò "tổng chỉ huy" của đạo diễn. Từng đạo diễn vở chèo Quan Âm Thị Kính, thành công cả ở trong nước và nước ngoài, GS Trần Bảng hiểu rằng: Ðạo diễn chèo phải là người am hiểu các luật thơ trên, là người đứng ra chỉ đạo, biết kết hợp hài hòa chất thơ của ngôn từ, của động tác, của âm nhạc để cuối cùng tạo nên một trò diễn thơ.

Tuy nhiên, nếu những người sáng tạo chèo chỉ có một tư duy thơ thì không thể làm đủ đầy cái hồn phong phú sắc mầu thẩm mỹ vốn có của nghệ thuật chèo. Hầu hết các tích chèo cổ đều mang ý nghĩa là những bài học về đạo đức, song đã được lãng mạn hóa tới mức siêu phàm, huyền bí.

Chính cái nội dung siêu phàm mang nhiều yếu tố tâm linh đòi hỏi một tư duy nghệ thuật tương ứng: tư duy huyền thoại. Và, theo cách riêng, tư duy huyền thoại trong chèo là sự kết hợp hài hòa giữa siêu phàm và phàm tục, giữa cao cả thần tiên xen lẫn dung tục đời thường, khiến cho thế giới của chèo vừa hiện thực lại vừa huyền ảo.

Song, không chỉ dừng việc miêu tả cuộc sống chỉ với hai tư duy này, nghệ thuật chèo Việt Nam còn hướng sự miêu tả vào cái "thần thái", cái cốt lõi bên trong của con người và sự vật, để "mã hóa" thành nguyên tắc mỹ học riêng: tả ý, tả thần. Tư duy ước lệ trong nghệ thuật chèo đã sinh ra nguyên tắc mỹ học này và nguyên tắc này, đã thành luật lệ, phép tắc cơ bản chi phối toàn thể kịch bản cho đến diễn xuất của trò diễn.

III

Như thế, các chủ thể sáng tạo sân khấu chèo, nhất là đạo diễn chèo, trong nhiều thập kỷ qua, đã biết giữ giá, và làm sáng giá vẻ đẹp cổ điển của nghệ thuật chèo bằng một phương pháp tư duy nghệ thuật chính xác và đích đáng. Sự thiếu vắng các hoạt động đặc thù của tư duy nghệ thuật chèo cổ trong sáng tạo vở diễn chèo hôm nay đã khiến cho sân khấu chèo mai một, và thậm chí đã khiến những người lâu năm tâm huyết với số phận sân khấu chèo như đạo diễn Trần Bảng phải âu lo, thậm chí hờn giận (nếu không, chắc ông đã không nặng lời gọi những thứ phi nghệ thuật chèo là "rác rưởi", và không ngại chế giễu sâu cay thứ phi-văn-học-chèo, chính là loại: Ngôn từ rác rưởi cố vần vò thành thơ không thể để ngâm lên, hát lên. Mà cố gượng ép đưa vào thì chỉ làm cho giai điệu bị ô nhiễm đi mà thôi).

Ðây cũng là một sự thật đắng, thường gặp ở những trích đoạn, những vở chèo cổ vô hồn đang hiện diện khá nhiều trên sân khấu chèo hôm nay. Muốn chữa trị tận gốc tình trạng này, có lẽ phải bắt đầu lại bằng một tư duy chèo, theo quan niệm của Trần Bảng.

Theo ông, tư duy chèo kiểu truyền thống này không bị tụt hậu mà hoàn toàn phù hợp với thời đại. Có điều, tư duy này phải làm sao cho phong phú và bén nhạy, với nhận thức đầy đủ về bản chất ngôn ngữ nghệ thuật chèo, về nguyên tắc mỹ học đặc thù của riêng sân khấu chèo và cuối cùng, phải là những chủ thể sáng tạo mang tính chuyên nghiệp thật cao, bởi chèo là một nghệ thuật cao cường của sân khấu cổ truyền Việt Nam, đã có một kinh lịch văn hóa hàng nghìn năm, không thể để chèo rơi vào quên lãng, thất truyền và mai một...

PGS, TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI

Nói đến nghệ thuật dân gian thì không thể không nhắc đến hát Chèo. Thông qua đặc tính, nguồn gốc của mình mà loại hình nghệ thuật này đã đi sâu, thấm nhuần vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về hát Chèo, hôm nay, chúng ta hãy cùng Lạc Việt Audio theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé

Hát chèo là gì?

Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.

Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơi kinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.

Nếu như trung Quốc nổi bật bởi kinh kịch ở Bắc Kinh, thì ở việt nam, đại biểu của sân khấu truyền thống phải kể đến Chèo.

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế kỷ 10 cho đến nay. Nên đa đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt nam , phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên cường, bất khuất,… Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể loại văn học như: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.

Xét về phương diện thời gian, thì chèo được chia làm hai loại:

Chèo truyền thống

Chèo truyền thống: là chèo cổ được kế thừa và phát triển trên nguyên tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của chèo cổ. Các vở diễn chèo truyền thống trước hết là các vở diễn theo các tích chèo cổ, được tiếp nhận qua quá trình truyền nghề của các nghệ nhân, được chỉnh lý, nâng cao qua diễn xuất của các nghệ sĩ đương đại. Chèo cũng có thể coi là một loại nhạc Acoustic được, vì cơ bản nó sử dụng toàn những nhạc cũ không dùng điện.

Chèo hiện đại

Chèo hiện đại: “là các vở chèo do các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ thời kỳ hiện đại đồng sáng tạo, đã ra đời và tồn tại trong thời kỳ hiện đại phục vụ cho người xem đương thời. Như vậy, các vở chèo hiện đại bao gồm tất cả các tác phẩm có đề tài khai thác từ cổ tích, dân gian, dã sử, lịch sử và đề tài hiện đại”. Đa số các bài chèo hiện đại này đều có trong các dòng đầu karaoke cao cấp được Lạc Việt audio đang bán, bạn mua muốn để hát chèo thì liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Hát chèo là gì?

Nguồn gốc hình thành Chèo

Chèo được hình thành từ dưới nhà Đinh từ thế kỷ 10 do bà Phạm Thị Trân – một vũ ca tài năng trong kinh thành Huế sáng tạo ra. Sau đó, Chèo phát triển rộng rãi đến các vùng châu thổ Bắc Bộ, từ phía bắc trở ra. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một con hát quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ 14, tên gọi Lý Nguyên Cát. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát. Tone nhạc của những bài hát Chèo thường rất cao, nên không phải nghệ sĩ nào cũng có thể hát được.

Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Nguồn gốc hình thành Chèo

Đặc điểm của nghệ thuật hát Chèo

Theo các nhà nghiên cứu thì hát Chèo mang rất nhiều các đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật phải kể đến:

  • Thể loại kịch hát dân gian dân tộc mang tính nguyên hợp
  • Chèo là sân khấu của hiện thực đời sống tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
  • Sân khấu chèo hướng tới trình thức hóa
  • mô hình hóa (hình tượng của nhân vật).
  • Nghệ thuật sân khấu đồng cảm: đó là sự kết hợp tinh tế, nhuần nhuyễn, điêu luyện và hài hòa giữa gián cách và hòa cảm, giữa khách quan và chủ quan, giữa thực và hư trong quá trình thể hiện đời sống nhân vật trên sân khấu. 
  • Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu luôn kết hợp hài hòa giữa (yếu tố) bi và hài. 
  • Khán giả đồng sáng tạo với nghệ sĩ trên sân khấu, nhờ vào mối quan hệ giao lưu khơi gợi, kích động sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo và trình diễn.

Chính vì mang những đặc trưng khác biệt hơn hẳn so với hát Ca Trù hay hát Xoan mà dòng nhạc này có thể tạo ấn tượng đậm nét với người nghe, mang đến cảm xúc riêng, chất riêng.

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Đặc điểm của nghệ thuật hát Chèo

Tìm hiểu thêm về một số nội dung khác:

Các yếu tố cấu thành nên một tác phẩm Chèo hoàn hảo

Kịch bản văn học

Người xưa có câu: “Có tích mới dịch nên trò”. Điều ai cũng thấy là trò chơi nào cũng có phương tiện chơi riêng, có luật lệ, có phép tắc chơi riêng của 27 nó. Nghề “chơi” ở từng chủng loại sân khấu cũng tương tự như vậy. Kịch nói đòi hỏi một tư duy riêng gọi là tư duy kịch nói. Chèo đòi hỏi một tư duy riêng gọi là tư duy chèo. Tư duy kịch nói khác biệt tư duy chèo, nếu dùng tư duy kịch nói làm chèo thì trái với nghịch lý không còn ra chất chèo. Bởi, kịch nói là nghệ thuật dùng ngôn từ và động tác thường nhật rút từ cuộc sống để biểu đạt, không phải những điệu múa hay dáng bộ ước lệ.

Tùy từng loại sân khấu mà các thành phần tham gia nhiều hay ít, có thành phần chủ yếu, có thành phần thứ yếu. Nhất là sân khấu kịch hát được hợp thành bởi nhiều thành phần nghệ thuật. Trong tất cả các thể loại sân khấu cải lương, kịch nói, kịch hát dân tộc, sân khấu Rô Băm, Rù Kê… thì văn học có vai trò quan trọng, dù văn học truyền miệng hay văn học thành văn. Văn học tạo ra hình tượng, nhân vật, tích trò, chuyện và tuyến kịch, phát triển kịch. Từ hành động, cốt truyện, tiếng nói đều được văn học hóa, sân khấu hóa. Loại sân khấu nào cũng có vai trò, tác động của văn học.

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Kịch bản văn học trong hát Chèo

Diễn xuất

Trong tiến trình lịch sử của chèo, diễn xuất của diễn viên đã không ngừng phát triển từ đơn giản, sơ lược đến sự diễn xuất sinh động các vai diễn, trò diễn, trò nhời và tiến tới sự sáng tạo phong phú, đa dạng. Từ minh họa đến biểu hiện, từ hoàn chỉnh – đồng bộ tiến tới đỉnh cao. Từ những mô hình nhân vật mang nét tính cách có ý nghĩa biểu tượng cho một phạm trù đạo đức như Thị Phương, Trinh Nguyên, Thị Kính, nghệ thuật chèo còn tạo dựng nên những hình tượng nhân vật có góc cạnh đa chiều mang trong mình không phải một phạm trù đạo đức mà là một vấn đề xã hội, một triết lý nhân sinh như Súy Vân, Mụ Sùng… Đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những ảnh hưởng của các hình thức sân khấu khác làm giàu có thêm khả năng diễn tả con người và cuộc sống của chèo.

Trong diễn xuất chèo, các nguyên tắc ước lệ, tự sự, cách điệu là những cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật (động tác, điệu hát, khuôn múa, lời thoại…) để thực hiện. Bên cạnh đó, sử dụng và kết hợp các thủ pháp tự sự, ước lệ, cách điệu hóa dưới sự điều phối của bút pháp tả thần đã khắc họa nhân vật chèo bằng nghệ thuật diễn xuất. Từ đó tạo nên cái thần của từng động tác đến cái thần của nhân vật, của lớp diễn, mảng trò theo yêu cầu tái hiện trên sân khấu của những nhân vật chèo được mô hình hóa.

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Diễn xuất trong Chèo

Có thể bạn quan tâm:

Mỹ thuật

Cùng với các thành tố khác như hát, múa, diễn, mỹ thuật đã sớm trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và biến đổi của nghệ thuật chèo. Mỹ thuật chèo chủ yếu được thực hiện dựa trên đặc trưng cách điệu, 31 ước lệ. Ở chèo cổ không có phông màn, cảnh trí nên yếu tố mỹ thuật chèo truyền thống bao gồm nhiều bộ phận: địa điểm trình diễn, nơi diễn trò (sân khấu), trang phục, hóa trang, đạo cụ… Mỗi bộ phận có chức năng riêng, nhưng thống nhất ở phương pháp thể hiện. Cũng như tất cả các loại hình sân khấu khác, chèo là bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó mỹ thuật là một trong những thành phần quan trọng góp phần làm nên sân khấu chèo. Mỹ thuật sân khấu chèo vừa tạo mảnh đất ban đầu cho quá trình dàn dựng, vừa tham gia suốt quá trình biểu diễn, đóng góp không nhỏ vào hiệu quả nghệ thuật.

Như vậy, các thành phần văn học, âm nhạc, múa, mỹ thuật khi gia nhập vào ngôn ngữ nghệ thuật chèo sẽ không còn (thực ra không thể) giữ nguyên các đặc trưng cố hữu, mà thông qua diễn xuất sáng tạo của nghệ nhân, nghệ sĩ, phối kết hòa hợp với nhau tạo thành một tác phẩm sân khấu. Tác phẩm sân khấu là kết quả sự kết hợp sáng tạo đồng bộ của nhiều bộ môn nghệ thuật. Trong đó, mỹ thuật phải đảm bảo những đặc tính cơ bản của nghệ thuật chèo truyền thống, đó là tính dân tộc, hình tượng, thẩm mỹ, đồng bộ – thống nhất trong sáng tạo nghệ thuật. Mỹ thuật sân khấu là một thành phần quan trọng không thể 32 thiếu được. Mỹ thuật trong sân khấu chèo góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp về nội dung cũng như hình thức của tác phẩm.

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Mỹ thuật trong Chèo

Tìm hiểu thêm:

  • Nhạc baroque là gì?
  • 5 sai lầm của những con gà mới chơi âm thanh

Đạo diễn

Xưa kia ở Việt Nam nghề đạo diễn chưa hình thành rõ nét, chỉ thấy manh nha của nghề đạo diễn toát ra từ công việc của những ông thầy tuồng, thầy chèo với tư cách là người sắp trò, truyền nghề trực tiếp. Ngay khi sân khấu kịch nói được du nhập vào Việt Nam, vào ngày 22/10/1920 vở Chén thuốc độc của Vũ Đình Long (1896 – 1960) trình diễn tại nhà hát Lớn Hà Nội được coi là cột mốc mở đường của kịch nói Việt Nam cả về văn học và sân khấu. Từ đó đến nay, đội ngũ những người đạo diễn sân khấu ngày càng đông đảo góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền sân khấu Việt Nam như Thế Lữ, Trần Huyền Trân và sau này là các lớp đạo diễn như: Đình Quang, Nguyễn Đình Nghi, Dương Ngọc Đức, Nguyễn Ngọc Phương… hay những đạo diễn đương đại có ảnh hưởng lớn đến sân khấu Việt Nam như: Doãn Hoàng Giang, Lê Hùng, Xuân Huyền, Xuân Đàm, Phạm Thị Thành v.v… Nói đến sự trưởng thành của nghề đạo diễn là khẳng định tầm quan trọng trong vai trò và phương pháp sáng tạo của người đạo diễn trong nghệ thuật sân khấu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Người đạo diễn không yêu thích, không đồng cảm sẽ không thể sáng tạo nghệ thuật tốt. Khi chọn kịch bản phải quan tâm đến khả năng của đơn vị, người thực hiện. Luôn thấy trách nhiệm của người đạo diễn trong sự nghiệp giáo dục tư tưởng, tình cảm cho quần chúng, phục vụ nhiệm vụ chính trị hiện nay

Đạo diễn chèo không chỉ thông thạo hát chèo, diễn chèo, mà còn thông thạo múa chèo để có thể kết hợp với biên đạo múa bố trí các đoạn múa, lớp múa cho phù hợp vở diễn. Đạo diễn có thể yêu cầu biên đạo thêm hay lược bớt múa theo ý đồ của mình, đôi khi còn hướng dẫn diễn viên thực hiện động tác múa cho đúng với hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật.

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Đạo diễn trong hát Chèo

Múa

Thông qua múa trong hát Chèo thể hiện được các nội dung phong phú, đa dạng như:

  • Thể hiện nội dung kịch bản văn học thông qua lời hát và nhạc đệm. 
  • Thể hiện tâm trạng và khắc họa tính cách nhân vật. 
  • Thể hiện không gian và thời gian hành động trong chừng mực có thể của ngôn ngữ động tác. 
  • Tín hiệu thông báo loại hình ca kịch. 

Như vậy, múa được tích hợp với hát và diễn xuất để tạo nên một ngôn ngữ sân khấu giàu tính kịch và có giá trị tạo hình

Phân loại Chèo

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều các loại hát Chèo khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm mà chia ra thành 4 loại Chèo như sau:

Chèo sân đình

Chèo sân đình đúng như cái tên của nó, thường được biểu diễn ở sân đình, sân chùa, hay sân của các nhà quyền quý từ thời xa xưa. Sân khấu của loại hình diễn xướng này tương đối đơn giản, mộc mạc, với chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ cùng dàn nhạc công và diễn viên ngồi hai bên mép chiếu để tạo dàn đế

Vì là theo lối dân giã nên Chèo sân đình được diễn theo lối ước lên, thể hiện động tác cách điệu cùng ngôn ngữ của diễn viên

Chèo cải lương

Chèo cải Lương được thực hiện từ những năm 1920 đến trước cách mạng tháng tám 1945 do Nguyễn Đình Khởi mở đầu

Nhằm khắc phục các điểm yếu của lối Chèo cổ, chèo Cải Lương có phần cải tiến hơn với các màn, lớp, bỏ, mú cùng các động tác cách điệu trong diễn xuất. 

Chèo Chái Hê

Chèo Chái Hê thường được biểu diễn vào đám tang, đám giỗ của người có tuổi thọ, hoặc rằm tháng 7. Loại hình nghệ thuật này có xuất xứ từ việc kết nghĩa giữa hai làng vân tương (ở Bắc Ninh) và Tam Sơn (ở Đông Anh, Hà Nội)

Chèo Chái Hê thường có 4 phần, cụ thể như sau:

  • Giáo roi
  • Nhị thập tứ hiếu
  • Múa hát chèo thuyền cạn
  • Múa hát kể thập ân

Chèo hiện đại

Trong quá trình hiện đại hóa, hội nhập hóa đất nước, Chèo Việt Nam một mặt bảo lưu, biểu diễn ở nước ngoài, một mặt thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu người nghe. 

Hướng hiện đại hóa bắt đầu từ sau năm 1954, cùng với trận chiến lịch sử của Việt Nam. Sau chiến tranh quá trình này vẫn tiếp tục với một số vở chèo cải biên phản ánh các chủ đề hiện đại. Sau năm 1954, nhiều đoàn nghệ thuật chèo Việt Nam đã đi biểu diễn ở các nước xã hội chủ nghĩa và được công chúng hoan nghênh. Sau Chiến tranh Việt Nam, nghệ thuật chèo Việt Nam đã có mặt trong nhiều kỳ liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian ở nhiều nước và thu được sự mến mộ của công chúng nhiều quốc gia. Về âm nhạc, một số điệu hát chèo đã được các nghệ sĩ mạnh dạn cải biên, phối khí theo phong cách và nhạc cụ hiện đại nhưng vẫn giữ giai điệu gốc vốn có.

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Phân loại Chèo

Các thông tin liên quan:

Một số nghệ nhân Chèo nổi tiếng

Nói đến Chèo không thể không nhắc đến các nghệ nhân nổi tiếng – người tạo nên các tác phẩm ấn tượng, thỏa mãn người nghe. Những cái tên gắn liền với hát Chèo bao gồm:

  • NSUT Thu Hiền (Nhà hát Chèo Hà Nội)
  • NSUT Đình Cương (Nhà hát Chèo Thái Bình)
  • NSUT Thanh Loan (Nhà hát Chèo Việt Nam)
  • NSND Thúy Ngần, Giám đốc Nhà hát thể nghiệm
  • NSND Hồng Ngát, Phó Giám đốc Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam
  • NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam.
  • NSƯT Nguyễn Quang Thập, Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình
  • NSND Mai Thủy, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình
  • NSUT Mạnh Thắng, Nhà hát Chèo Hải Dương
  • NSND Tự Long, Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội
  • NSND Huyền Phin, Nhà hát Chèo Thái Bình
Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Một số nghệ nhân Chèo nổi tiếng

Tìm hiểu thêm:

Các tác phẩm Chèo ấn tượng

Các tác phẩm Chèo tiêu biểu làm nên tiếng tăm của dòng nghệ thuật này phải kể đến như: Hoàng Trìu kén vợ, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trương Viên, Tôn Mạnh Tôn Trọng, Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng – Mẹ Đốp (vở Quan Âm Thị Kính), Súy Vân giả dại (vở Kim Nham), Tuần Ty Đào Huế (Chu Mãi Thần),…

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì
Các tác phẩm Chèo ấn tượng

Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt Audio trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về nghệ thuật hát Chèo. Từ đó, nâng cao hiểu biết cũng như hiểu hơn giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo này

Trong chèo cổ lưu không có nghĩa là gì

Là người kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh hơn 15 năm qua ,tôi hiện là giám đốc tại Lạc Việt Audio -nhà phân phối thiết bị âm thanh số 1 Việt Nam.Chúng tôi chuyên cung cấp và setup các sản phẩm thiết bị và hệ thống âm thanh chuyên nghiệp có chất lượng tốt nhất cùng mức giá cạnh tranh hàng đầu tại thị trường trong nước