Trồng gieo trồng cây nông nghiệp vụ đông xuân là thời gian nào Công nghệ 7

Trồng gieo trồng cây nông nghiệp vụ đông xuân là thời gian nào Công nghệ 7

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp trong sách giáo khoa Công nghệ 7. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của bài học:

 - Học sinh hiểu được mục đích, quy trình và yêu cầu kỹ thuật làm đất trong trồng trọt.

- Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng.

- Biết khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta.

- Hiểu mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, các phương pháp xử lý hạt giống.

- Biết được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con.

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 7 Bài 16 ngắn nhất

Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 16 trang 39:

Em hãy nói rõ trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ? Vì sao?

Trả lời:

- Yếu tố có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ là yếu tố khí hậu.

- Khí hậu đảm bảo cho cây phát triển được tốt nhất. Nếu khí hậu không thuận lợi cây sẽ còi cọc và thậm chí có thể không sống sót được.

Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 16 trang 40:

Quan sát hình 27, em hãy nêu tên ưu, nhược điểm của các cách gieo hạt.

Trồng gieo trồng cây nông nghiệp vụ đông xuân là thời gian nào Công nghệ 7

Trả lời:

- Gieo vãi:

       + Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống.

       + Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc.

- Gieo hàng, gieo hốc:

       + Ưu điểm: Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống.

       + Nhược điểm: Tốn nhiều công.

Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 16 trang 40:

Em hãy kể tên loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày mà em biết.

Trả lời:

- Cây ngắn ngày: lúa, rau, ớt, cải,...

- Cây dài ngày: Xoài, mít, mãng cầu,...

Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 16 trang 41:

Ngoài hai phương pháp gieo trồng nêu trên, người ta còn tiến hành trồng bằng phương pháp nào nữa? Em hãy điền vào vở bài tập tên cách trồng dưới các hình 28a, 28b.

Trả lời:

- Trồng bằng củ. (Vd: hành, tỏi, khoai tây,...).

Trồng gieo trồng cây nông nghiệp vụ đông xuân là thời gian nào Công nghệ 7

- Trồng bằng cành, hom. (Vd: Rau muống, mía, khoai lang,...).

Trồng gieo trồng cây nông nghiệp vụ đông xuân là thời gian nào Công nghệ 7

Soạn Bài 1 trang 41 ngắn nhất:

Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?

Trả lời:

Gieo trồng đúng thời vụ sẽ đảm bảo được khí hậu, tình hình phát sinh sâu bệnh ở mỗi địa phương thích hợp nhất cho sự phát triển của từng loại cây trồng. Như vậy cây sẽ có những điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và sẽ cho năng suất tối đa tương ứng với tiềm năng của cây.

Câu 2 trang 41 sgk Công nghệ 7: Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì thường xử lí theo cách nào?

Trả lời:

- Xử lý hạt giống nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt sâu bệnh có ở hạt.

- Ở địa phương em có tiến hành xử lý hạt giống, thường xử lí theo cách ngâm bằng hóa chất.

Soạn Bài 2 trang 41 ngắn nhất:

Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì thường xử lí theo cách nào?

Trả lời:

- Xử lý hạt giống nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt sâu bệnh có ở hạt.

- Ở địa phương em có tiến hành xử lý hạt giống, thường xử lí theo cách ngâm bằng hóa chất.

Soạn Bài 3 trang 41 ngắn nhất:

Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng?

Trả lời:

- Gieo bằng hạt:

       + Ưu điểm: Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh.

       + Nhược điểm: Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau (có thể với phương pháp gieo theo hàng, hốc nhưng rất tốn công), độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến.

- Trồng cây con:

       + Ưu điểm: Đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu.

       + Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao.

Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 16 tuyển chọn

Câu 1: Thời vụ là:

A. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

B. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.

C. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: A

Giải thích : (Thời vụ là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng – SGK trang 39)

Câu 2: Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:

A. Khí hậu.

B. Loại cây trồng.

C. Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích : (Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:

- Khí hậu.

- Loại cây trồng.

- Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương – SGK trang 39)

Câu 3: Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 4 đến tháng 7.

B. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

C. Tháng 9 đến tháng 12.

D. Tháng 6 đến tháng 11.

Đáp án: B

Giải thích : (Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)

Câu 4: Các vụ gieo trồng trong năm ở nước ta tập trung vào các vụ sau, trừ:

A. Vụ đông xuân.

B. Vụ hè thu.

C. Vụ chiêm.

D. Vụ mùa.

Đáp án: C

Giải thích : (Các vụ gieo trồng trong năm ở nước ta tập trung vào các vụ: đông xuân, hè thu, mùa – SGK trang 39)

Câu 5: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.

B. Không có sâu, bệnh.

C. Kích thước hạt to.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích : (Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

- Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.

- Không có sâu, bệnh.

- Kích thước hạt to – SGK trang 39)

Câu 6: Có mấy cách xử lý hạt giống?

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Đáp án: C

Giải thích : (Có 2 cách xử lý hạt giống: xử lý nhiệt và xử lý bằng hóa chất – SGK trang 40)

Câu 7: Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian:

A. 3 giờ.

B. 4 giờ.

C. 5 giờ.

D. 6 giờ.

Đáp án: A

Giải thích : (Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian 3 giờ - SGK trang 40)

Câu 8: Có mấy phương pháp gieo giống?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích : (Có 2 phương pháp gieo giống: gieo bằng hạt và trồng cây con – SGK trang 40)

Câu 9: Tỉ lệ trộn hạt cải bắp với chất TMTD để xử lý hạt cải bắp là:

A. 1 kg hạt : 1g TMTD

B. 1 kg hạt : 2g TMTD

C. 2 kg hạt : 1g TMTD

D. 1 kg hạt : 3g TMTD

Đáp án: A

Giải thích : (Tỉ lệ trộn hạt cải bắp với chất TMTD để xử lý hạt cải bắp là 1 kg hạt : 1g TMTD – SGK trang 40)

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về phương pháp trồng cây thủy canh, trừ:

A. Cây được trồng trong dung dịch chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

B. Phần lớn rễ cây nằm trên giá đỡ nằm ngoài dung dịch.

C. Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng.

D. Thường được áp dụng ở những nơi đất trồng hiếm.

Đáp án: C

Giải thích : (Phát biểu sai về phương pháp trồng cây thủy canh là: Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 41)

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp trong SGK Công nghệ 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Công nghệ 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé: