Trường 42P trong LC

Phòng tránh các bẫy trong thanh toán thư tín dụng, chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (646.3 KB, 118 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHƯƠNG THỨC VÀ CÁC BẪY TRONG
THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.............................................5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG THƯ TÍN DỤNG 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BẪY TRONG THANH TOÁN THƯ
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM................................................................................................................28
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014)..................................................................32
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH CÁC BẪY TRONG
THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CỦA CÁC...............................................69
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHÂỦ VIỆT NAM..................................69
CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC BẪY
TRONG THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG......................................90
LỜI KẾT........................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................1
PHỤ LỤC..........................................................................................................3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XNK

: Xuất nhập khẩu

L/C

: Thư tín dụng chứng từ

DN



: Doanh nghiệp

NH

: Ngân hàng

NHPH

: Ngân hàng phát hành

NHĐL

: Ngân hàng đại lý

NHTB

: Ngân hàng thông báo

NHXN

: Ngân hàng xác nhận

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHNNg

: Ngân hàng nước ngoài


TTQT

: Thanh toán quốc tế

VCB

: Vietcombank

NK

: Nhập khẩu

XK

: Xuất khẩu

VN

: Việt Nam

ISBP

:(International

Standard

Banking

Practice


for

the

Examination of Documents Under Documentary Credits )
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra
chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
UCP

: (The Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits): Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

ICC

: International Chamber of Commerce-Phòng Thương mại
Quốc tế


DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương 3: Một số giải pháp phòng tránh các bẫy trong thanh toán thư tín
dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.............4
Chương 4: Điều kiện để thực hiện việc giải quyết các bẫy trong thanh toán
bằng thư tín dụng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.............4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHƯƠNG THỨC VÀ CÁC BẪY TRONG
THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.............................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHƯƠNG THỨC VÀ CÁC BẪY TRONG
THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.............................................5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG THƯ TÍN DỤNG 5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG THƯ TÍN DỤNG 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BẪY TRONG THANH TOÁN THƯ
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM................................................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BẪY TRONG THANH TOÁN THƯ
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM................................................................................................................28
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014)..................................................................32
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH CÁC BẪY TRONG
THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CỦA CÁC...............................................69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH CÁC BẪY TRONG
THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CỦA CÁC...............................................69
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHÂỦ VIỆT NAM..................................69
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHÂỦ VIỆT NAM..................................69
Trung Đông, châu Phi được biết đến như một thị trường mới, nhiều tiềm
năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng khoảng cách địa lý, cách thức
thanh toán, giao dịch với các thị trường này vẫn gặp nhiều trở ngại lớn.
.....................................................................................................................71
CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC BẪY
TRONG THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG......................................90
CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC BẪY
TRONG THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG......................................90
Chính vì hệ thống luật pháp Việt Nam chưa hoàn thiện theo các chuẩn mực
quốc tế do dó điều kiện quan trọng nhất phải là điều chỉnh luật pháp phù
hợp với thông lệ quốc tế để việc thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng đạt



hiệu quả cao (tránh được các bẫy và rủi ro không đáng có). Các điều kiện
về luật điều chỉnh cụ thể như:......................................................................99
Chính vì hệ thống luật pháp Việt Nam chưa hoàn thiện theo các chuẩn mực
quốc tế do dó điều kiện quan trọng nhất phải là điều chỉnh luật pháp phù
hợp với thông lệ quốc tế để việc thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng đạt
hiệu quả cao (tránh được các bẫy và rủi ro không đáng có). Các điều kiện
về luật điều chỉnh cụ thể như:......................................................................99
LỜI KẾT........................................................................................................102
LỜI KẾT........................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................1
PHỤ LỤC..........................................................................................................3
PHỤ LỤC..........................................................................................................3


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang phát triển
theo định hướng nền kinh tế thị trường mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trước
bối cảnh đó, hoạt động ngoại thương là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước
với phần kinh tế thế giới bên ngoài và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong
định hướng phát triển của kinh tế Việt Nam. Đóng góp một phần không nhỏ
vào sự tồn tại và phát triển của hoạt động ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán
quốc tế đã và đang chứng tỏ tầm quan trọng thiết yếu của mình, trong đó hình
thức thanh toán bằng thư tín dụng có vị trí, vai trò quan trọng nhất. Với những
ưu điểm nổi bật, thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức thanh toán được
hầu hết các quốc gia sử dụng, với tỷ lệ khoảng 70% tổng số giao dịch thanh

toán quốc tế.
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã có nhiều cải tiến, đáp ứng các yêu
cầu cơ bản của quốc tế. Bên cạnh đó, khi hoạt động ngoại thương phát triển
thì kèm theo nó là sự phức tạp và những rủi ro hơn nữa bởi vì phương thức
thanh toán bằng thư tín dụng chịu sự chi phối bởi không chỉ luật lệ và tập
quán địa phương mà còn cả luật lệ và tập quán quốc tế, sự bất đồng ngôn ngữ,
khoảng cách địa lýcũng như thái độ của các bên khi tham gia. Việc doanh
nghiệp không được nhận hàng theo đúng thời hạn, hay nhận hàng kém chất
lượng, phải thanh toán tiền hàng mà nhận lại chỉ toàn đá và rác,ngày càng
phổ biến trong các hoạt động thương mại và kinh doanh quốc tế. Những tranh
chấp về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ L/C đã gây
không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng tới uy tín của
các ngân hàng và đặc biệt là cán cân thanh toán xuất nhập khẩu của đất nước.
Phần lớn những thiệt hại mà các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu đều


2
bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa của các bẫy trong thanh toán bằng thư tín
dụng. Xuất phát từ tình trạng đáng báo động đó, nhóm chúng em đã chọn và
tiến hành nghiên cứu khoa học với chủ để: Phòng tránh các bẫy trong
thanh toán thư tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Làm rõ vai trò quan trọng cuả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
trong nền kinh tế, phân tích thực trạng về thanh toán bằng thư tín dụng và
thực tiễn áp dụng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm một phần nào dó giúp
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam tránh được các bẫy thanh toán và
những mất mát không đáng có trong giao dịch với các đối tác nước ngoài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bẫy trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, đề tài này tập trung nghiên cứu các bẫy trong thanh
toán bằng thư tín dụng L/C, những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng
thanh toán bằng thư tín dụng trong một số doanh nghiệp XNK Việt Nam ở thị
trường ASEAN, EU, Trung Đông và Bắc Mỹ (không nghiên cứu toàn bộ
doanh nghiệp quốc tế). Cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu các vướng mắc mà
doanh nghiệp gặp phải ở Indonesia, Pakistan, Đức và Hoa Kỳ bởi các khu vực
này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với DN VN.
Về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu thực trạng các bẫy trong phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp Việt Nam từ 1990
cho đến nay và kiến nghị các giải pháp đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích


3
các bẫy thanh toán điển hình mà doanh nghiệp XNK Việt Nam gặp trong thời
gian qua, cụ thể thông qua tổng hợp các tình huống phát sinh trên thực tế, từ
đó phân thành các nhóm bẫy: bẫy về làm sai lệch thông tin, bẫy về gây lỗi
trong nghiệp vụ xuất trình, bẫy làm lệch quy trình thực hiện, bẫy về nơi trả
tiền, bẫy về sai sót trên hối phiếu và hóa đơn thương mại.
- Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê số liệu từ các trang web
có uy tín như trang web của Tổng cục Hài quan, Tổng cục Thống kê, và
phân tích số liệu đó nhằm cho thấy rõ tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
đối với các khu vực trọng yếu.
- Phương pháp thống kê số liệu từ các trang web của ngân hàng nhằm
nêu bật lên thực trạng thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt

Nam thông qua các phương diện: doanh số thanh toán quốc tế, ứng dụng công
nghệ trong thanh toán quốc tế, chất lượng thanh toán quốc tế, mạng lưới các
ngân hàng đại lí thực hiện thanh toán, trình độ cán bộ phòng thanh toán quốc
tế. Ngoài ra, phương pháp này còn cho biết tầm quan trọng của phương thức
thanh toán thư tín dụng chứng từ.
- Bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp diễn giải, quy nạp để đưa ra
các giải pháp, các kiến nghị đề xuất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
trong việc phòng chống các bẫy thanh toán bằng L/C.
5. Dự kiến những đóng góp của bài nghiên cứu
-Tổng quan về tình hình và các bẫy trong thanh toán bằng L/C của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Phân tích và làm sáng tỏ một số bẫy phát sinh trong quá trình thanh
toán bằng L/C của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phòng ngừa và hạn chế các bẫy trong
giao dịch thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
6. Kết cấu dự kiến của bài nghiên cứu
Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan phương thức và các bẫy trong thanh toán thư tín


4
dụng chứng từ.
Chương 2: Thực trạng các bẫy trong thanh toán thư tín dụng chứng từ
đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp phòng tránh các bẫy trong thanh toán thư tín
dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Chương 4: Điều kiện để thực hiện việc giải quyết các bẫy trong thanh
toán bằng thư tín dụng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHƯƠNG THỨC VÀ CÁC BẪY
TRONG THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG THƯ TÍN DỤNG
1.1.1. Tổng quan về thư tín dụng
Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán
có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân
hàng) đối với người thụ hưởng L/C (Thông thường là người bán hàng hoặc
người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp
với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu
trong thư tín dụng và phù hợp với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng
để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Thuật ngữ tín dụng-credit ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là
tín nhiệm, chứ không phải để chỉ một khoản cho vay theo nghĩa thông
thường.Thuật ngữ tín dụng trong phương thức tín dụng chứng từ thể hiện
khoản tín dụng trừu tượng bằng cam kết sẽ trả tiền của ngân hàng thay cho
lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu.
Các bên tham gia quy trình giao dịch L/C
+ Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát
hành theo yêu cầu của người đề nghị mở L/C.
+ Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông
báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là
NHĐL hay một chi nhánh của NHPH ở nước ngoài.
+ Ngân hàng xác nhận(Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác
nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc sự ủy quyền của NHPH.
+ Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng



6
đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định.
+ Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu
bộ chứng từ.
+ Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến
ngân hàng được chỉ định trong L/C.
+ Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát
hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết
khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ.
+ Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy
quyền của các bên thụ hưởng.
+ Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): Là bên mà L/C được
phát hành theo yêu cầu của họ.Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu
mở thường là người nhập khẩu,yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành
một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụ
hưởng L/C.
+ Người thụ hưởng (Beneficiary): là bên hưởng lợi LC được phát hành,
nghĩa là được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận
thanh toán LC.
Tùy theo quy định của từng L/C cụ thể, một ngân hàng có khi đảm
nhận nhiều chức năng của các ngân hàng được liệt kê như trên. Chức năng,
nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên có liên quan được quy định cụ thể trong
UCP và ISBP.
Các đặc điểm của L/C
+ L/C không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ
hợp đồng đó người ta tiến hành mở L/C). Các ngân hàng không liên quan
hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến
các hợp đồng đó (điều 4 UCP600).
+ Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan



7
tâm đến hàng hóa/dịch vụ. Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém
chất lượng, giao hàng sai , nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù
hợp với L/C, UCP, ISBP thì NHPH phải thanh toán cho người thụ hưởng. Các
bên tham gia trong thư tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hàng
hóa/dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh toán (Điều 5 UCP600).
+ Theo UCP600 thì L/C là không thể hủy ngang.
+ Theo UCP600 quy định, thì các bên muốn áp dụng phiên bản UCP nào
thì phải quy định rõ trong thư tín dụng.
+ Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng
hóa/dịch vụ, nhưng NHPH mới là người thanh toán, cho nên khi người thụ
hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
1.1.2. Quy trình nghiệp vụ giao dịch L/C
Xét về bản chất, L/C là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng
cấp cho người đề nghị mở L/C dưới dạng một bảo lãnh thanh toán có điều
kiện. Quy trình thực hiện L/C diễn ra như sơ đồ sau:

Hình 1.1. Quy trình thanh toán bằng L/C
Nguồn: Ngô Quỳnh Hạnh (2011), Luận văn-Báo cáo Tình hình sử dụng
các phương thức thanh toán quốc tế của Việt Nam và giáo trình  Thanh
toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống Kê (2009)


8
Trình tự thực hiện:
(1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị
mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình.
(2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở tín
dụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông

qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo cho người thụ hưởng.
(3) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương
thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất trình nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì sẽ
tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng.
(5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng
từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới NH phục vụ mình đề nghị thanh toán.
(6) Ngân hàng này nếu là NH được chỉ định thanh toán sẽ tiến hành kiểm
tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì
thanh toán cho người XK (trả tiền ngay, chiết khấu bộ chứng từ hay chấp
nhận trả tiền).
(7) Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang NHPH
đòi tiền.
(8) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện của thư
tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán.
(9) NHPH báo cho người NK biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm
thủ tục thanh toán.
(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến
hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, NH sẽ trao chứng từ để họ đi
nhận hàng. Trong trường hợp người NK không thực hiện thì NH sẽ trao bộ
chứng từ cho họ.


9
1.1.3.Nội dung của một L/C
1.1.3.1. Số hiệu L/C (Credit number )
Tất cả các L/C đều phải có số hiệu của riêng nó, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để
ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
1.1.3.2. Địa điểm phát hành L/C

Là nơi NHPH viết cam kết thanh toán cho người thụ hưởng.Địa điểm
này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật quốc gia
giải quyết những tranh chấp về L/C.
1.1.3.3. Ngày phát hành L/C (Date of Issuance)
- Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.
- Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng.
- Ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khẩu trong
việc hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C.
- Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C
đúng hạn như quy định trong hợp đồng ngoại thương không.
Thông thường, L/C nhà nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời
gian nhất định để nhà xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng hóa
gửi đi.Nếu L/C được mở sớm thì có lợi cho người xuất khẩu có đủ điều kiện
tốt cho chuyên hàng gửi đi. Nhưng ngược lại, nếu mở L/C quá sớm trước
ngày giao hàng, thì bên nhập khẩu sẽ bị đọng vốn vì phải kí quỹ mở L/C. Vì
vậy, thời điểm mở L/C phải hợp lý cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu.
1.1.3.4. Tên, địa chỉ của những người liên quan đến L/C
a/ Các thương nhân: Người yêu cầu, người thụ hưởng (hoặc người thụ
hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai nếu là L/C chuyển nhượng).
b/ Các ngân hàng: NHPH, NHXN, NHTB, NHđCĐ..
c/ Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan cấp các chứng từ liên quan như: Bộ
thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Cơ quan hải quan, tổ chức
kiểm định hàng hóa, người chuyên chở, công ty bảo hiểm


10
1.1.3.5. Số tiền, loại tiền, số lượng, đơn giá (Credit Currency and Account)
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng chữ vừa được ghi bằng số và phải
thống nhất với nhau. Nếu số tiền ghi bằng số và chữ khác nhau thì người thụ
hưởng phải làm thủ tục tiến hành sửa đổi L/C. Gắn liền với số tiền là đơn vị

tiền tệ và phải rõ ràng. Để tránh nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham
chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ.
1.1.3.6. Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C
- Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất
khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định
của L/C
- Thời hạn của L/C được tính từ ngày mở L/C (Date of Issuance) đến
ngày hết hiệu lực của L/C (Expiry Date).
1.1.3.7. Thời hạn trả tiền của L/C (Date of payment)
- Liên quan đến việc trả tiền ngay hay kỳ hạn, điều này hoàn toàn phụ
thuộc vảo quy định trong hợp đồng ngoại thương.
- Nếu trả tiền ngay (L/C at sight) thì điều khoản về ký phát hối phiếu của
L/C sẽ là available against presentation of your draft at sight on ( Thanh
toán khi xuất trình hối phiếu trả ngay. Thời hạn trả tiền ngay phải nằm
trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Nếu trả tiền có kỳ hạn (Acceptance hay Deffered L/C) thì thời hạn trả
tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực L/C, nhưng điều quan trọng là, những
hối phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong
thời hạn hiệu lực của L/C.
1.1.3.8. Ngày giao hàng (Shipment Date)
Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngày giao hàng cũng được quy
định trong L/C. Có nhiều cách quy định thời hạn giao hàng như: Ngày giao
hàng chậm nhất, không được giao hàng trước một ngày nhất định, trước khi
L/C hết hạn một số ngày nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định


11
1.1.3.9. Những nội dung liên quan đến hàng hóa
Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao
bì, ký mã hiệu v.v cũng được ghi vào L/C. Để đảm bảo bức điện được truyền

đi một cách an toàn, chính xác và đầy đủ, thì dung lượng bức điện phải có
giới hạn. Chính vì vậy, đối với những hợp đồng có nội dung mô tả hàng hóa
phức tạp, quá dài thì mục nội dung mô tả hàng hóa chỉ được thể hiện vắn tắt
trong bức điện còn nội dung sẽ gửi chi tiết bằng thư.
1.1.3.10. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa.
Bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR), nơi gửi và nơi
giao hàng, cách vận chuyển và nơi trả hàng v.v. Ngoài các nội dung này thì
trong L/C cũng quy định là hàng hóa có được phép chuyển tải hay không?.
Điều này là vì, nếu hàng hóa phải chuyển tải trong quá trình vận chuyển từ
nơi này đến nơi trả hàng có nhiều khả năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng và
số lượng hàng hóa. Vì sự bốc dỡ hàng từ phương tiện vận tải này sang phương
tiện vận tải khác có thể gây cho hàng hóa dễ bị bể, gãy, thất thoát, hoa hụt,
làm rách bao bìCho nên, những hàng hóa dễ bị tổn thất trong quá trình
chuyển tải thì L/C cấm chuyển tải.
1.1.3.11. Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình
- Đây là nội dung quan trọng của L/C, vì bộ chứng từ quy định theo L/C
là bằng chứng chứng minh người XK đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng
như L/C đã quy định.
- Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH sẽ thanh toán tiền hàng
cho nhà nhập khẩu.
- Bộ chứng từ do L/C quy định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hóa,
quy định của nước NK và sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán, nhất là đối với
người mua. Nội dung quy định chứng từ bao gồm: số loại chứng từ, số lượng
mỗi loại, bản chính hay bản sao, người phát hành
- Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở


12
chứng từ, chứ không dựa vào hàng hóa. Các chứng từ thương mại quốc tế rất
quan trọng bởi chúng kiểm soát sự vận đông của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có

nhận được tiền hay không, và nhanh hay chậm phụ thuộc vào chứng từ. Vì
vậy, yêu cầu lập chứng từ phải nghiêm ngặt hoàn hảo, phù hợp với điều khoản
và điều kiện của L/C.
1.1.4. Phân loại L/C
1.1.4.1 Các loại L/C cơ bản
a/ L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C)
- Là L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi,
bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông
báo trước của người thụ hưởng (nhà xuất khẩu).
b/ L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
- Là L/C sau khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy
bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thủ
hưởng và NHXN (nếu có).
- Một L/C không ghi chữ Irrevocable thì vẫn coi là không hủy ngang.
- Khi các bên đồng ý cùng nhau đồng ý hủy bỏ L/C thì nó được công
nhận không còn giá trị thực hiện. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với người thụ
hưởng về hủy bỏ L/C, người mở phải thương lượng với NHPH, ngân hàng
này liên hệ với NHXN (nếu có) để có thể được xác thực đồng ý hủy bỏ L/C.
Thông thường việc hủy bỏ L/C phát sinh từ người mở vì họ cần giải toả tiền
ký quỹ tại NHPH trước thời gian hiệu lực. Đối với người thụ hưởng, việc
không giao hàng của họ đồng nghĩa với việc hủy bỏ L/C. Đó là lý do người
mua yêu cần người bán phát hành Bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhằm tránh
thiệt hại do phía người bán hủy ngang L/C.
c/ L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
- Là L/C không thể hủy bỏ.
- Theo yêu cầu của NHPH, môt ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này.


13
- Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH

phải trả phí xác nhận và thường là phải ký quỹ tại NHXN. Tỷ lệ ký quỹ có khi
lên đến 100% trị giá của L/C.
- Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảm
bảo nhất cho nhà xuất khẩu.
1.1.4.2 Các loại L/C đặc biệt
a/ L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
- Là L/C không hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nất chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi
tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng
lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.
- L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.
- Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu.
- Được sử dụng khi người thụ hưởng thứ nhất không tự cung cấp được
hàng hóa mà chỉ là một môi giới.
- Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc.
- Hợp đồng mua bán không được chuyển nhượng, người hưởng lợi ban
đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu.
b/ L/C giáp lưng (Back to Back L/C)
- Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà
xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp
mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống với L/C ban
đầu. Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng
hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước bảo đảm.
c/ L/C tuần hoàn ( Revoling L/C)
- Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó
hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tuc
được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi


14

tổng giá trị hợp đồng được hiển thị.
- Lợi thế của L/C tuần hoàn: Là tạo điều kiện tốt cho nhà nhập khẩu mua
được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho
mình. Hơn nữa bên mua cũng không muốn nhận tất cả hàng hóa ngay một lúc
vì phải tính đền chi phí lưu kho, bảo quản, việc quay vòng vốn.
1.1.5. Các luật điều chỉnh L/C
1.1.5.1. UCP
UCP là tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương
mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm
của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín
dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.
Từ khái niệm cho thấy, UCP điều chỉnh không những các ngân hàng, mà
tất cả các bên liên quan đến giao dịch L/C. Cụ thể: các ngân hàng, nhà xuất
khẩu, nhà nhập khẩu và các bên liên quan khác (nhà chuyên chở, công ty bảo
hiểm.)
Sự cần thiết
Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính
trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế,
trong đó có giao dịch bằng L/C và cuối cùng là cản trở thương mại quốc tế.
Chính vì vậy, phải có một quy tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh
toán bằng L/C nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương
thức này. Năm 1993, ICC đã ban hành bản Quy tắc và thực hành thống nhất
về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice For Documentary
Credit  UCP). Ngay từ khi ra đời UCP đã được chấp nhận và áp dụng rộng
rãi trên thế giới, trở thành cơ sở cho thanh toán bằng L/C trong thương mại
quốc tế.


Tính chất pháp lý tùy ý của UCP


- Tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị, điều này có nghĩa là
phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó khi dẫn chiếu UCP


15
phải nói rõ áp dụng UCP nào.
- Chỉ trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP, thì nó mới trở nên có hiệu
lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia.


Các bên có thể thỏa thuận trong L/C

a/ Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản
quy định trong UCP.
b/ Bổ sung những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập đến.
- Nếu nội dung trong UCP có xung đột với luật quốc gia thì luật quốc gia
được vượt lên trên về mặt pháp lý, Điều này hàm ý, phán quyết của tòa án địa
phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C.
- Trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản
của L/C, sau đó mới đến các điều khoản của UCP áp dụng.


Hệ thống pháp luật điều chỉnh L/C

Thanh toán XNK bằng L/C được các ngân hàng trên thế giới thực hiện
trên cơ sở UCP. Nhưng UCP lại chỉ là văn bản quy phạm pháp luật tùy ý,
trong khi đó, giao dịch L/C còn bị điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc gia
và quốc tế. Các hệ thống pháp luật này đã tạo lập hành lang pháp lý cho các
hoạt động thương mại quốc tế và giao dịch L/C. Công ước quốc tế, thông lệ
và tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ áp dụng trong một

nước. Theo tính chất giảm dần, ta có thứ tự các nguồn luật sau:
Một là, Công ước quốc tế
Hai là, Hiệp định song phương và đa phương
Ba là, Luật quốc gia
Bốn là, Thông lệ và tập quán quốc tế.
1.1.5.2. ISBP
Sự cần thiết
Do cách hiểu và vận dụng không thống nhất cuả các bên tham gia về
cùng một nội dung quy định trong UCP, hơn nữa thực tế lại phát triển không
ngừng, ngày càng phong phú và đa dạng. Dẫn đến tình trạng là ngày càng có


16
nhiều ý kiến thắc mắc cần giải đáp và nhiều tranh chấp về bộ chứng xảy ra,
làm cho phương thức thanh toán bằng L/C kém hiệu quả. Sau khi đã tập hợp
được hầu hết các ý kiến thắc mắc và ICC đã giải trình tương đối đầy đủ các
tình huống đồng thời để tiêu chuẩn hóa việc kiểm tra chứng từ tại tất cả các
nước khu vực và tại các ngân hàng, ủy ban ngân hàng đã quyết định thành lập
nhóm công tác đặc biệt soạn thảo văn bản: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quốc tế hướng dẫn kiểm tra chứng từ xuất trình theo các L/C có áp dụng
UCP 500, ICC đã phê chuẩn ISBP 681, có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.
Như vậy, ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không
sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy
tắc của UCP trong giao dịch L/C. Nhờ đó ISBP đã làm cho những nguyên tắc
chung quy định trong UCP và công việc hàng ngày của những người thực
hiện nghiệp vụ thanh toán L/C trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau.
Số bộ chứng từ xuất trình bị từ chối do đó mà giảm đi đáng kể.
Các nguyên tắc áp dụng
- ISBP không sửa đổi UCP, nó hoàn toàn phù hợp với nội dung của
UCP, với các ý kiến và quyết định do ủy ban Ngân hàng ICC đưa ra đối với

các vướng mắc phát sinh liên quan đến L/C.
- ISBP phản ánh tập quán quốc tế áp dụng cho tất cả các bên liên quan
trong giao dịch L/C.
Trong giao dịch L/C bên liên quan chủ yếu gồm: NHPH, NHTB, người
mở, người hưởng, NHXN, NHđCĐMột khi L/C có dẫn chiếu tuân thủ
UCP, thì đương nhiên những giao dịch liên quan đến L/C sẽ được điều chỉnh
bởi UCP và vì vậy sẽ phải tuân thủ ISBP.
Những người khác có liên quan đến giao dịch L/C như người chuyên
chở, nhà bảo hiểm, luật sưkhi phát hành chứng từ phải hành động theo quy
định của ISBP. Một luật sư khi bào chữa cho thân chủ liên quan đến bộ chứng
từ xuất trình theo L/C cũng sẽ có căn cứ vào ISBP là chính, trừ khi quy định
của ISBP trái với luật quốc gia.


17
- ISBP giải thích một cách chi tiết và đề ra tiêu chuẩn kiểm ta chứng từ
cho những người thực hiện giao dịch L/C.
- Bất cứ điều khoản nào trong L/C làm thay đổi hay ảnh hưởng đến việc
áp dụng một điều khoản của UCP thì cũng làm ảnh hưởng đến Tập quán ngân
hàng tiêu chuẩn quốc tế. Do đó khi xem xét các tập quan quy định trong
ISBP, cần chú ý xem các điều khoản của L/C liên quan đến điều khoản nào
loại trừ hoặc sửa đổi UCP hay không.
1.2. CÁC BẪY TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG THƯ
TÍN DỤNG
1.2.1. Khái niệm các bẫy trong thanh toán quốc tế
Khái niệm
- Thanh toán quốc tế (TTQT) là một trong số các nghiệp vụ của ngân
hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán
hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương.
- Thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ (L/C: Letter of Credit) là

một trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay.
- Bẫy là một mối nguy hiểm hoặc vấn đề có ẩn ý hoặc không rõ ràng
ngay từ đầu.
- Bẫy trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là những vấn đề
trong nội dung thư tín dụng (L/C) có ẩn ý hoặc không rõ ràng từ đầu để lừa
gạt đối tác khi thực hiện lập bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng từ hợp đồng
ngoại thương.
1.2.2. Các bẫy có thể có trong thanh toán bằng L/C
- Loại thư tín dụng: hủy ngang hoặc không hủy ngang.
- Quan hệ ngân hàng đại lý.
- Thông báo chính thức hay trì hoãn.
- Tên người hưởng lợi.
- Nơi trả tiền.
- Hiệu lực thư tín dụng.
-Thời gian của tiến độ thực hiện.
- Số các bản chứng từ xuất trình.


18
- Người ký phát chứng từ hóa đơn.
- Ký phát chứng từ chứng nhận xuất xứ.
- Loại vận đơn ( sạch, trả phí, theo lệnh).
- Kí phát chứng từ giám định.
- Chứng từ khác như biên bản nghiệm thu, biên bản xác nhận.
1.2.1.1. Cách nhận diện các bẫy trong thanh toán bằng L/C
- Bẫy về thông tin.
Cần kiểm tra thông tin đối tác, địa chỉ, số điện thoại, email, fax của đối
tác trước khi kí kết hợp đồng để tránh rủi ro và sau khi lập L/C mới có hiệu
lực.
Cần kiểm tra tên và địa chỉ các bên liên quan (chú ý đặc biệt phía người

hưởng lợi), chú ý các trường sau trong L/C:
+ Trường 31C: Date of issue: thể hiện ngày ngân hàng phát hành L/C.
Nếu trường này để trống thì bức điện được truyền đi được xem là ngày phát
hành L/C.
+ Trường 31D: Date and Place of Expiry: Thể hiện ngày muộn nhất và
địa điểm mà tại đó chứng từ có thể được xuất trình.
+Trường 51A: Applicant Bank: Thể hiện ngân hàng phục vụ người mở
trong trường hợp ngân hàng này không phải là NHPH.
+ Trường 59- Beneficiary: Người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu)
+Trường 50  Applicant: Người yêu cầu mở L/C (nhà nhập khẩu)
+ Trường 57a  Advise Through Bank
+Trường 45A: Descreption of Goods and/or Services: Thể hiện việc
mô tả hàng hóa. Các điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, CFR, CIF phải
thể hiện.
Thực hiện việc kiểm tra một số trường và yêu cầu trên có thể giúp cho
NH, các DN tránh được việc bị các công ty ma gài bẫy, lừa đảo, đồng thời
kiểm tra chắc chắn lại các thông tin liên quan đến hàng hóa, phương thức
giao hàng, người thụ hưởng và người yêu cầu mở L/C, NHPH, NHTB, thời


19
hạn L/C có hiệu lực, ngày giao hàng chậm nhất, tránh được những rủi ro
đáng tiếc khi không thực hiện kiểm tra.
- Bẫy về quy trình thực hiện
Kiểm tra Số hiệu và ngày mở L/C tại các trường sau:
+ Trường 31C  Date of Issue: Thể hiện ngày ngân hàng phát hành
L/C. Nếu trường này để trống thì ngày bức điện được truyền đi được xem
là ngày phát hành L/C.
+ Trường 20  Document Credit Number: Thể hiện số L/C do NHPH
ấn định.

+ Trường 42M: Mixed Payment Details: Thể hiện các ngày trả tiền,
các giá trị và hoặc cách thức xác định chúng đối với L/C quy định trả tiền
hỗn hợp.
+ Trường 42P: Deferred Payment Details: thể hiện ngày trả tiền hoặc
cách thức xác định nó đối với L/C chỉ quy định trả chậm.
+Trường 44C: Latest Date of Shipment: Thể hiện ngày muộn nhất phải
gửi hàng/nhận hàng hoặc bốc hàng lên tàu.
+ Trường 44D: Shipment Period: Thể hiện khoảng thời gian gửi hàng/
nhận hàng/ hoặc bốc hàng lên tàu.
+ Trường 46A: Documents Required: Thể hiện các chứng từ mà L/C yêu
cầu xuất trình. Nếu ngày phát hành chứng từ vận tải chậm nhất được yêu cầu,
thì ngày này phải quy định tại chứng từ liên quan ở trường này.
Đây là một trường quan trọng, cần kiểm tra kĩ để tập hợp đủ bộ chứng từ
yêu cầu. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam bị gài bẫy do thiếu
chứng từ yêu cầu thêm như C/O của CCI Pháp cấp, Invoice của nhà sản xuất
cấp. Tuy nhiên, lợi dụng điểm này thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể
sử dụng để trì hoãn việc thanh toán nếu không tin tưởng bên đối tác.
+ Trường 48: Period for Presentation: Thể hiện khoảng thời gian bằng số
ngày tính từ sau ngày giao hàng, bộ chứng từ phải được xuất trình để được trả


20
tiền, chấp nhận, hoặc chiết khấu. Nếu trường này để trống, nghĩa là khoảng
thời gian xuất trình là 21 ngày sau ngày giao hàng.
Kiểm tra Thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền
của L/C:
+ Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở
L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình BCT
phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C trong thời hạn đó. Ðịa
điểm hết hiệu lực thường quy định tại nước người bán và được thể hiện tại

trường 31D  Date and Place of Expiry.
+ Thời hạn giao hàng thể hiện thời gian mà người xuất khẩu phải hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện vận tải. Thời hạn giao hàng nếu là
một ngày cụ thể thường được thể hiện ở trường 44C - Latest Date of
Shipment (Ngày giao hàng cuối cùng). Nếu giao hàng nhiều lần thì thông tin
này thường được thể hiện ở trường 44D  Shipment Period (Thời gian giao
hàng)
- Nguyên tắc:
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không
được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
+ Ngày giao hàng phải sau ngày mở L/C.
+Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng.
Thời gian trả tiền của L/C: quy định việc trả tiền ngay hay trả tiền sau khi
xuất trình hối phiếu đòi tiền. Thời hạn trả tiền được thể hiện tại trường 42C
Drafts at... Thời hạn này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực
của L/C. Tuy nhiên, đối với L/C trả chậm, hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất
trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Ví dụ: Ngày hết hạn hiệu lực của L/C là ngày 15/02/2014, hối phiếu kỳ
hạn 90 ngày, vậy nhà xuất khẩu phải xuất trình hối phiếu và các chứng từ
hàng hóa khác kèm theo trước hoặc trong ngày 15/02/2014 để được chấp


21
nhận. Tính từ ngày chấp nhận cộng thêm 90 ngày thì ra ngày trả tiền hối
phiếu kỳ hạn (ngày15/05/2014).Như vậy, thời hạn trả tiền đã nằm ngoài thời
hạn hiệu lực của L/C, nhưng đã được nhà nhập khẩu (hay ngân hàng mở L/C)
chấp nhận thì họ phải có nghĩa vụ trả tiền cho hối phiếu khi đến hạn.
Thông tin về người trả tiền hối phiếu được thể hiện ở trường 42a
Drawee.
- Bẫy về quy định nơi trả tiền

Kiểm tra thông tin về ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân
hàng được chỉ định (nếu có), ngân hàng hoàn trả (nếu có), ngân hàng chuyển
nhượng L/C (nếu có), ngân hàng xác nhận (nếu có), kiểm tra cam kết trả tiền
của ngân hàng mở L/C, thể hiện qua các trường:
+ Trường 51A: Applicant Bank: Thể hiện ngân hàng phục vụ người mở
trong trường hợp ngân hàng này không phải là NHPH.
+Trường 53A: Reimbursing Bank (ngân hàng bồi hoàn).
+ Trường 78: (Instruction to the Paying/Accepting/Negociating Bank)
Đây là điều khoản rảng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.Trường
này cũng quy định cách thức trả tiền, trong hợp đồng quy định cách nào thì
L/C quy định cách đó.
Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra một số trường sau để tránh mắc phải loại
bẫy này:
+ Trường 32B: Currency Code, Amount: thể hiện kí hiệu tiền tệ và trị
giá của L/C. Thông tin cụ thể liên quan đến trị giá của L/C phải được thể hiện
tại trường 39A, trường 39B hoặc trường 39C.
+ Trường 39A: Percentage Credit Amount Tolerance: thể hiện dung sai
liên quan đến trị giá của L/C bằng tỷ lệ % +/-.
+ Trường 39B: Maximum Credit Amount: thể hiện trị giá tối đa của L/C.
Tại đây phải thể hiện một trong số các phương án sau: UPTO, MAXIMUM,
NOT EXCEEDING.