Trường THPT Khoa học Giáo dục là trường công hay từ

  • Đội ngũ giáo viên
  • Chương trình học
  • Hoạt động ngoại khóa
  • Cơ sở vật chất
  • Học phí

User Review 3.4 [10 votes]

Trường THPT Khoa học Giáo dục [HES] trực thuộc Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, được thành lập vào năm 2016.

Cơ sở 1: Nhà G4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Phố Kiều Mai, Phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: +84 243.794.9555 | +84 243.767.0666

Email:

Website: //hes.vnu.edu.vn

Cơ sở vật chất

Trường THPT Khoa học Giáo dục được xây dựng trên khuôn viên rộng 10.000 m2. Không gian kiến trúc gây ấn tượng mạnh với điểm nhấn phong cách cổ điển Châu Âu. Trường có:

– Hội trường, giảng đường, hệ thống phòng học thông minh – Thư viện, trung tâm học liệu – Phòng thí nghiệm, phòng thực hành – Ký túc xá cho học sinh ngoại thành Hà Nội và các tỉnh có nhu cầu

– Nhà đa năng, Sân bóng rổ, sân bóng đá, sân cầu lông

Chương trình học tập và chất lượng giáo dục

Trường THPT Khoa Học Giáo Dục áp dụng Chương trình khung của Sở GD&ĐT cùng với các nội dung học giá trị gia tăng. 3 mũi nhọn Toán, Khoa học và Tiếng Anh. Trường triển khai các CLB giúp tối ưu hóa thế mạnh của HS.

  • CLB cho học sinh năng khiếu: CLB Toán & Khoa học, Nghệ thuật, Thể thao, Marketing, Bóng bàn, Bóng rổ, tiếng Anh, Dance, Bóng đá.
  • Chương trình Tiếng Anh tăng cường: với các lớp chuẩn quốc tế với mục tiêu học sinh đủ năng lực tham gia các kỳ thi tiếng Anh: SAT, A-Level, IELTS và sẵn sàng cho các chương trình giáo dục đại học theo chuẩn giáo dục Quốc tế.
  • Chương trình Olympic: Dành cho nhóm học sinh xuất sắc về Toán, Lý, Hóa. Mục tiêu tham dự các kì thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, Quốc tế.
  • Chương trình Giáo dục công dân: Bồi dưỡng và phát huy niềm tự hào dân tộc cho mỗi học sinh HES.
  • Trung tâm hỗ trợ học tập: Là môi trường tương tác, hỗ trợ của sinh viên trường Đại học Giáo dục cho học sinh HES.

Nhận xét của phụ huynh

Do trường THPT Khoa học Giáo dục mới thành lập năm 2016 nên chưa có nhiều thông tin chia sẻ của phụ huynh. Trên FB Group Con Tự Học, cũng đã có thành viên hỏi tư vấn của cộng đồng về ngôi trường này. Tuy nhiên, lượng phản hồi chưa nhiều. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và gửi tới các bạn nhận xét, đánh giá của phụ huynh về trường THPT Khoa học Giáo dục sớm nhất có thể.

[Thông tin và hình ảnh tham khảo trên website nhà trường]

[Dân trí] - Trường THPT Khoa học giáo dục [HES] là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trực thuộc Trường ĐH Giáo dục [ĐH Quốc gia Hà Nội], được xây dựng theo mô hình chất lượng cao, bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2016-2017.

Theo thông báo ngày 10/5, năm học 2016 - 2017, HES xét tuyển thẳng các học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc ở bậc THCS với tối đa 25% chỉ tiêu. Khoảng 75% chỉ tiêu còn lại sẽ dành cho các thí sinh dự thi.

Thí sinh dự thi sẽ làm bài thi tổng hợp Toán và Ngữ Văn dưới hình thức trắc nghiệm. Thời gian làm bài 180 phút. Bài thi được chấm với thang điểm 800. Trường tổ chức thi vào ngày 30/5.

Trả lời PV Dân trí, ông Lê Anh Vinh, Phó Hiệu trưởng HES cho biết, ngày 15/5, sau khi kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi, trường sẽ công bố đề thi mẫu trên trang web của trường.

Với bài thi thật, các thí sinh sẽ thi trên giấy chứ không thi trên máy tính. Trường không có chương trình hay các lớp ôn tập, luyện thi. Đề thi không đánh đố mà là các câu hỏi sát hạch kiến thức một cách tự nhiên, không đòi hỏi luyện thi mới làm được.

PGS Lê Kim Long, hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục phát biểu tại buổi lễ.

Được biết, đây là lần đầu tiên một trường THPT tổ chức tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực.Theo PGS Lê Kim Long, hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, việc tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực đã trở thành truyền thống của các trường thành viên ĐHQG Hà Nội, và năm nay được triển khai ở bậc THPT.

Năm học 2016 – 2017, Trường THPT Khoa học giáo dục tuyển sinh 6 lớp 10 và 2 lớp 11. Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS năm 2016 tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc từ Quảng Bình trở ra.

Đây là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trực thuộc Trường ĐH Giáo dục [ĐHQG Hà Nội], được xây dựng theo mô hình chất lượng cao, bắt đầu tuyển sinh cho năm học đầu tiên.

Trường THPT Khoa học giáo dục

Hiện, nhà trường đã có 18 phòng học đã được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên có 40 người, gồm các giáo viên đến từ các trường thành viên thuộc ĐHQG Hà Nội và từ 2 trường THPT chuyên của đơn vị này.

Một trong hai phó hiệu trưởng của nhà trường là PGS Lê Anh Vinh. PGS Lê Anh Vinh là phó giáo sư trẻ nhất năm 2013. Năm 2001, anh giành huy chương bạc Toán quốc tế và huy chương vàng Toán châu Á Thái Bình Dương. Tốt nghiệp thủ khoa Toán - Tin vào năm 2005 của ĐH New South Wales, 5 năm sau, anh nhận bằng tiến sĩ của ĐH Harvard khi mới 27 tuổi…

Theo lãnh đạo nhà trường, học phí của HES ở mức học phí của trường chất lượng cao. Nếu học sinh đăng kí thêm chương trình học câu lạc bộ vào buổi chiều và đăng kí xe bus, đăng kí ở kí túc xá thì thêm chi phí.

Mỹ Hà

[Email:]

Thông báo

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022

05 Tháng 7 2022

Thông báo

[THÔNG BÁO] Tuyển giáo viên hợp đồng

24 Tháng 6 2022

Ngày 11/7/2019, Thời báo Kinh tế Sài Gòn có bài viết “Lẫn lộn công tư – mảnh đất màu mỡ để biến công thành tư” của Tiến sĩ Phạm Thị Ly, trong đó tác giả nhận định:

“Khi các trường đại học công lập mở trường phổ thông và thu học phí với mức giá thị trường, thì về bản chất là họ đang tham gia thị trường giáo dục bằng nguồn vốn từ ngân sách.

Hệ quả là ngân sách đã không được sử dụng đúng mục đích.

Về nguyên tắc, ngân sách là tiền của người dân đóng thuế, chỉ được phép sử dụng để phục vụ lợi ích công, không phải là để làm vốn kiếm lời cho bất cứ cá nhân ai và dưới bất cứ hình thức nào.

Trường đại học công, cho dù thu học phí để bù đắp chi phí, thì vẫn là một tổ chức công, có nghĩa là thuộc sở hữu công và có sứ mạng phục vụ lợi ích công, chứ không thể hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận [nếu trong thực tế nó xử sự như một tổ chức vì lợi nhuận, thì đó lại là một vấn đề khác].

Nếu trường đại học công mở trường phổ thông như công ty mẹ mở công ty con, thì ý nghĩa của tổ chức công không còn nữa.

Đối với giáo dục phổ thông, một trong những sứ mạng quan trọng nhất của trường công là mang lại cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Thị trường hóa hoàn toàn dịch vụ giáo dục chắc chắn sẽ đẩy con em nhà nghèo sang bên lề, vì về bản chất nó là thương mại hóa giáo dục, mà thương mại hóa có nghĩa là tối đa hóa lợi nhuận.” [1] [2]

Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với nhận định này của Tiến sĩ Phạm Thị Ly và cho rằng, xu hướng các trường đại học công lập mở trường phổ thông thu học phí như trường tư thục trái Luật Giáo dục rất đáng báo động.

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng tham gia thị trường giáo dục phổ thông?

Ngày 10/5/2016 Thông tấn xã Việt Nam / Báo điện tử Vietnam+ đưa tin, tại Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức giới thiệu Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục và công tác tuyển sinh của trường trong năm học đầu tiên 2016-2017.

Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục khai giảng năm học mới 2017 – 2018, ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: vnu.edu.vn.

Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Kim Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, cho biết Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục được thành lập ngày 3/3/2016, theo Quyết định số 1036/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Đây là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trực thuộc Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và nằm trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. [3]

Điểm a], Khoản 1, Điều 48, Chương III, Luật Giáo dục hiện hành quy định: Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

Khoản 2, Điều 105, Mục 2, Chương VII, Luật Giáo dục hiện hành quy định: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 1/8/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức học phí tối đa đối với chương trình giáo dục đại trà bậc phổ thông các trường công lập trên địa bàn năm học 2016-2017 là 80 nghìn đồng / tháng / học sinh.


Trường phổ thông công lập có phải thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước?

Tuy nhiên, Trường Trung học phổ thông Khoa học giáo dục thu học phí là 3,2 triệu đồng / tháng / học sinh và 1 năm học 10 tháng. [4]

Mức học phí này cao gấp 40 lần học phí cao nhất của trường phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội cùng thời điểm.

Trên thực tế, có một số trường tương tự mới thành lập cũng thu học phí rất cao. Một ngôi trường mới thành lập tháng 3/2019 được ghi trong quyết định thành lập là “trường công lập”, nhưng lại dự kiến thu học phí 3,2 triệu đồng / học sinh / tháng, cao gấp 14,7 lần so với quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Trong khi đó, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đang manh nha chuẩn bị “thí điểm” mở hệ trung học cơ sở. [5]

Mở trường phổ thông trái với chính Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng về Đại học quốc gia

Ngày 17/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ-CP về Đại học quốc gia, Khoản 1, Điều 2 nghị định trên quy định rõ:

Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;

Khoản 2, Điều 2, Chương 1, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ:

Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học có các đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

Công bố quyết định thành lập Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục ngày 10/5/2016, ảnh minh họa: Xuân Trung / giaoduc.net.vn.

Với việc 2 trường đại học thành viên mở Trường Trung học phổ thông Khoa học giáo dục và Trường Trung học cơ sở Ngoại ngữ có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, đã biến Đại học Quốc gia Hà Nội thành đơn vị sự nghiệp công lập 3 cấp, chứ không còn là 2 cấp như quy định của Chính phủ và Thủ tướng.

Một trong những cơ sở pháp lý để Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Trường Trung học phổ thông Khoa học giáo dục, là Thông tư số 16/2014/TT-BGDĐT ngày 16/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế hoạt động của trường thực hành sư phạm.

Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 2 của quy chế ban hành kèm theo thông tư này quy định vị trí pháp lý của trường thực hành sư phạm, lại quy định rất rõ:

Trường thực hành sư phạm thực hiện đầy đủ các quy định của Điều lệ trường mầm non, trường phổ thông tương ứng và là cơ sở thực hành của sinh viên sư phạm theo quy định tại Quy chế này.

Khoản 1, Điều 4, Chương I, Quy chế trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hàn kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 quy định:


Trường đại học tuyển sinh lớp 1, bóng ma đầu tư ngoài ngành phủ lên giáo dục?

Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.

a] Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b] Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

Hơn nữa, 2 cơ sở giáo dục phổ thông trong đại học này được xác định là trường công lập nhưng lại thu học phí như trường tư thục, phải chăng Đại học Quốc gia Hà Nội đang tham gia thị trường giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách?

Việc mở các trường phổ thông trong các trường đại học thành viên có đi ngược lại quy định của Chính phủ về vị trí và chức năng “tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học” như Nghị định 186/2013/NĐ-CP?

Tài liệu tham khảo:

[1]//www.lypham.net/?p=12821 [2]//www.thesaigontimes.vn/291304/TBKTSG-so-28-2019-Cu-soc-thue-thep.html [3]//www.vietnamplus.vn/ra-mat-truong-trung-hoc-pho-thong-khoa-hoc-giao-duc/385342.vnp [4]//hes.vnu.edu.vn/muc-thu-hoc-phi-cua-truong-thpt-khoa-hoc-giao-duc-2/ [5]//www.nhandan.org.vn/giaoduc/item/39792502-xem-xet-de-truong-thpt-chuyen-khoa-hoc-tu-nhien-mo-thi-diem-thcs.html

Hồng Thủy

Video liên quan

Chủ Đề